TTLV: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cao Bằng

Thứ hai - 09/05/2022 04:54
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Xuân Quỳnh                                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/12/1989
4. Nơi sinh: Cao Bằng
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cao Bằng”
8. Chuyên ngành: Du lịch;                                                      9. Mã số: 8810101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Thủy - Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn tiến hành nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cao Bằng, trong đó hướng nghiên cứu tập trung vào Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó và Khu du lịch thác Bản Giốc là hai tài nguyên du lịch hấp dẫn của điểm đến du lịch Cao Bằng.
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, lựa chọn được 9 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến Cao Bằng và xác định sự hài lòng từ cảm nhận của khách là yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ điểm đến. Từ đó, công trình đã đưa ra khung nghiên cứu gồm:10 tiêu chuẩn và 38 tiêu chí (thang đo) để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đếm du lịch Cao Bằng. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên công trình tiến hành nghiên cứu với 200 mẫu là du khách nội địa. Việc phân tích mẫu là khách du lịch nội địa sẽ đánh giá rõ hơn mức độ tác động của các thang đo. Tiếp đó, công trình đã đề xuất giải pháp cụ thể hơn cho đối tượng khách du lịch nội địa – thị trường chính trong thời điểm hiện nay.
Sau khi phân tích, công trình đã đề xuất tập trung vào năm giải pháp lớn: Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư; Phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đặc biệt, luận văn còn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Cao Bằng trong thời gian tới.
12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: công trình nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cao Bằng nói riêng và là tài liệu tham khảo cho việc phát triển du lịch Cao Bằng trong tương lai nói chung.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: đánh giá chất lượng điểm đến từ lòng trung thành của du khách.
14. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn: Không.
INFORMATION ON MASTER THESIS THESIS
1. Student's full name: Tran Thi Xuan Quynh                                2. Gender: Female
3. Date of birth: December 2, 1989
4. Birthplace: Cao Bang
5. Student recognition decision No: 2705/2020/QĐ-XHNV dated December 24, 2020 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in the training process:
7. Dissertation title: “ Study on the competitiveness of Cao Bang tourist destination ”
8. Major: Tourism;                                                             9. Code: 8810101.01
10. Scientific instructors: Dr. Nguyen Thu Thuy - Faculty of Tourism, University of Social Sciences and Humanities.
11. Summary of the results of the thesis:
Thesis conducts research on the competitiveness of Cao Bang tourist destination, in which the research direction focuses on Pac Bo special national relic site and Ban Gioc waterfall tourist area which are two attractive tourism resources of the tourist destination Cao Bang.
The study has systematized the theoretical basis, selected 9 factors affecting the competitiveness of Cao Bang destination and identified guest satisfaction as a measure of destination service quality. Since then, the work has come up with a research framework including: 10 standards and 38 criteria (scales) to evaluate the competitiveness of Cao Bang tourist. During the research period, due to the impact of the COVID-19 epidemic, the study conducted a study with 200 samples, who were domestic tourists. The analysis of the domestic tourist sample will more clearly assess the impact of the scales. Next, the project proposed a more specific solution for domestic tourists - the main market at the moment.
After analysis, the project proposed to focus on five major solutions: Increasing capital mobilization for investment; Development of entertainment services; Diversify and improve the quality of tourism products; Training and development of tourism human resources; Strengthen tourism promotion and advertising. In particular, the thesis also proposes some solutions and recommendations with scientific and practical basis to improve the competitiveness of Cao Bang tourist destination in the coming time.
12. Applicability in practice: The research work will create a premise for the study of the competitiveness of Cao Bang tourism destination in particular and a reference for the future development of Cao Bang tourism in general.
13. Further research directions: assessing destination quality from visitor loyalty.
14. The published works related to the thesis: No.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây