1. Họ và tên học viên: CAO TẤN LỘC
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/05/1974
4. Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV ngày: 04/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập 6 tháng (Quyết định Số 2102/QĐ-XHNV ngày 10 tháng 11 năm 2020).
7. Tên đề tài luận văn: Nghệ thuật kể chuyện của “Mamma Mia” - từ sân khấu đến điện ảnh.
8. Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử Điện ảnh, Truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đào Lê Na, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Qua nghiên cứu đề tài:Nghệ thuật kể chuyện của “Mamma Mia” - từ sân khấu đến điện ảnh, luận văn đã đạt được những kết qủa như sau:
Thứ nhất, luận văn đã đi sâu và phân tích các vấn đề lien quan đến cải biên học và các hướng áp dụng của lý thuyết này trong nghiên cứu tác phẩm cải biên. Luận văn còn chỉ ra giá trị và tầm quan trọng của lý thuyết tự sự học, một lý thuyết nghiên cứu văn học ra đời vào những năm cuối thế kỷ XX. Từ đó luận văn trình bày các khái niệm bao hàm của lý thuyết này có thể áp dụng nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong“Mamma Mia” - từ sân khấu đến điện ảnh như không gian, thời gian, nhân vật, điểm nhìn, ngôn ngữ.
Thứ hai, nhìn từ cách xây dựng không gian đặc trưng trong từng thể loại, chúng tôi nhận thấy mỗi đạo diễn, mỗi nhà sản xuất có những phương pháp và kỹ xảo nghệ thuật riêng để tạo nên không gian cho nhân vật sống và hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ nghệ thuật. Và một yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho vở diễn và bộ phim này chính là hệ thống nhân vật xuất sắc, cá tính và là một mảnh ghép trọn vẹn của bức tranh nghệ thuật thông qua các biện pháp, phương thức xây dựng nhân vật tài tình như xây dựng hành động, xung đột, ngoại hình, tính cách,…
Thứ ba, luận văn chỉ ra được giá trị của “Mamma Mia” ở kỹ thuật dựng cảnh, xử lý hình ảnh, kỹ thuật xây dựng bối cảnh để thể hiện điểm nhìn, trang phục, đạo cụ,…Ngoà ira, chúng tôi còn tiến hành phân
Tích sâu các phương thức thể hiện ngôn ngữ điện ảnh và ngôn ngữ kịch, đây là nội dung khá quan trọng và có tính chất so sánh tài năng của hai nhà đạo diễn, cũng như thấy được tầm quan trọng của việc nhìn nhận, đánh giá tác phẩm cải biên dưới góc nhìn cải biên học.
Cuối cùng, với bản chất là nhạc kịch và phim ca nhạc, yếu tố âm nhạc chính là yếu tố quan trọng và giá trị nhất trong bộ phim và vở kịch này. Âm nhạc của ABBA đã trở thành linh hồn và giá trị cốt lõi của hai tác phẩm. Đưa tác phẩm đi sâu vào ấn tượng và tâm trí của người xem.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
- Các nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà biên kịch, làm phim, nhà nghiên cứu về vấn đề xây dựng nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm kịch và điện ảnh, giúp họ có cái nhìn cụ thể về sự thành công một tác phẩm điện ảnh được cải biên từ tác phẩm sân khấu, nhìn ra được các yếu tố làm cho tác phẩm đến gần hơn với người xem.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các Công trình đã công bố có lien quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : CAO TẤN LỘC 2. Sex: Male
3. Date of birth: 14/5/1974 4. Place of birth: Ho Chi Minh City
5. Admission decision number: No. 3617/2018/QĐ-XHNV, signed by President of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University on December 4th 2018
6. Changes in academic process: Extend the learning period of 6 months (Decision No. 2102/QĐ-XHNV on November 23rd 2020),
7. Official thesis title:The art of narrative in “Mamma Mia” – from musical to film
8. Major: Theory, History, and Criticism of Film and Television; 9. Code: 8210232.01
10. Supervisors : Dr. Dao Le Na from University of Social Sciences and Humanities, Ho Chi Minh City National University
11. Summary of the findings of the thesis:
Through researching the Officialtitle of the thesis – The art of narrative in “Mamma Mia” – from musical to film, the thesis has achieved the following results:
Firstly, the thesis has analyzed issues related to adaptation studies and the application of this theory in the study of adaptation works. The dissertation also pointed out the value and importance of narratology theory, a literary theory that was born in the late twentieth century. On presenting the concepts of this theory, the thesis can be applied in studying narratology of “Mamma Mia”, such as background, setting, points of view, use of language and so on.
The second outcome of the thesis is that, from the way of building space art in each genre, we realized that each director, each producer has their own artistic methods and techniques to create a space for the characters and fulfill their artistic tasks. An important factor for the success of this musical and film is the character system and construction methods of personality through action, conflict, appearance,...
Thirdly, the thesis showed the value of “Mamma Mia” in scene building techniques, image processing, setting building techniques through points of view, costumes, props, ... In addition, we also conducted an in-depth analysis of the modes of expressing cinematic language and drama language, which is an essentialk content and also the key factor in comparing the ability of the two directors, as well as realizing the importance of recognizing and evaluating modified works from the perspective of adaptation study.
Last but not least, with the nature of musical play and film, music is the most important and valuable element in this film and play. ABBA's music has become the soul and core value of the two works, bringing the impressive works into the viewers’ mind.
12. Practical applicability: (if any)
The thesis's research can be used as a reference not only for filmmakers but also for the success of a cinematographic work adapted (modified) from literary works to reach viewers and readers.
13. Further research directions, (if any):
14. Thesis – related publications: