TTLV: Nghiên cứu các loại hình du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Thứ năm - 05/05/2022 23:52
1. Họ và tên học viên: Đỗ Mạnh An                     2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 26/7/1985
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu các loại hình du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”.
8. Chuyên ngành: Du lịch;                                      9. Mã số: 8810101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đức Thanh - khoa Du lịch, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài đã tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự ra đời và phát triển của du lịch địa học, tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và phân loại loại hình du lịch. Từ đó cụ thể hóa khái niệm tài nguyên du lịch địa học và đưa ra bảng phân loại loại hình du lịch địa học, làm cơ sở để phân tích đề xuất các loại hình du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Trên cơ sở bảng phân loại và tiềm năng tài nguyên du lịch trong vùng nghiên cứu, đề tài đã phân chia các loại hình du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông thành 2 nhóm: (1) nhóm các loại hình du lịch sinh thái, trên cơ sở khai thác các giá trị đa dạng về địa chất, địa mạo (núi lửa, hệ thống hang động, hệ thống hồ, thác nước); các giá trị đa dạng về sinh học (vườn quốc gia Yok Đôn, khu rừng đặc dụng Dray Sap và khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung); (2) nhóm các loại hình du lịch văn hóa, trên cở sở khai thác các giá trị đa dạng về lịch sử (các di tích khảo cổ, di tích lịch sử quốc gia) và các giá trị đa dạng về văn hóa - xã hội (không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đàn đá Đắk Kar - Đắk Sơn, hát kể (sử thi) Ót N’rong, các tập quán truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn âm nhạc dân gian, luật tục của người M’nông).
Đề tài đã đề xuất 6 tuyến du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (có bản đồ địa chất du lịch và các tuyến du lịch địa học kèm theo).
Đề tài đã đề xuất hướng phát triển du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông theo 5 nhóm nội dung, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững, phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành du lịch và là cơ sở khoa học cho Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, chính quyền địa phương tỉnh Đắk Nông lựa chọn loại hình du lịch, xây dựng kế hoạch định hướng phát triển du lịch tại công viên địa chất.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
1. Đỗ Mạnh An, Nguyễn Phương, Nguyễn Thế Phông, Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Hoàng Bắc, Khương Thế Hùng, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Xuân Nam (2020). “Tiềm năng tài nguyên di sản địa chất khu vực đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi và giải pháp bảo tồn”. Hội nghị toàn quốc khoa học Trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ESRD 2020), tháng 11/2020, tr.7-12, ISSN: 978-604762277-1
2. Đỗ Mạnh An (2022). “Du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”. Tạp chí Du lịch, số tháng 08/2022, tr.44-45.
3. Đỗ Mạnh An, Trần Đức Thanh, La Thế Phúc, Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Hoàng Bắc, Nguyễn Thị Thanh Thảo (2022). “Các loại hình du lịch địa học tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”. Hội nghị toàn quốc khoa học Trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ESRD 2022), tháng 11/2022, ISSN: 978-604762277-1 (có giấy xác nhận chấp nhận đăng)
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: Do Manh An                            2. Sex: Male
3. Date of birth: July 26th, 1985                      4. Place of birth: Quang Ninh Provice
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV; Dated: Dec 24th, 2020 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: “Research on categories of geotourism in Dak Nong UNESCO Global Geopark”
8. Major: Tourism                                                          9. Code: 8810101.01
10. Supervisors: Assoc Prof. Dr. Tran Duc Thanh - Faculty of Tourism Studies, University of Social sciences and Humanities, Viet Nam National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
The topic has reviewed and systematized the theoretical basis of the birth and development of geotourism, tourism resources, tourism products, types of tourism and classification of tourism types. From there, concretize the concept of geotourism resources and provide a classification table of geotourism types, serving as a basis for analyzing and proposing different types of geotourism in Dak Nong UNESCO Global Geoparks.
On the basis of classification table and potential of tourism resources in the study area, outstanding values of geological heritage, cultural and geocultural heritage, the thesis has divided the types of tourism in the Dak Nong UNESCO Global Geopark into 2 groups: (1) groups of eco-tourism, based on exploiting diverse values of geology and geomorphology (volcanoes, cave systems, lake systems, waterfalls); biodiversity values (Yok Don National Park, Dray Sap special-use forest, and Nam Nung Nature Reserve); (2) groups of cultural tourism, on the basis of exploiting diverse historical values (archeological sites, national historical sites, and tourist sites) and diverse cultural and social values. Festivals (Tay Nguyen gong cultural, Dak Kar - Dak Son stone instrument, Ot N'rong singing (epic), art-folk music performance, and M'nong customary law).
The project has proposed 6 geo-tour routes in Dak Nong UNESCO Global Geopark (with attached tourist geological map and routes).
The thesis has proposed the development direction of geotourism in Dak Nong UNESCO Global Geopark according to 5 groups of contents, in order to ensure the goal of sustainable tourism development.
12. Practical applicability, if any: Some contents may be useful not only to other students but also to the People's Committee of Dak Nong province in the orientation of tourism development.
13. Further research directions, if any: Conducting investigation and research activities with a view to promoting geotourism development in Dak Nong UNESCO Global Geopark.
14. Thesis-related publications:
1. Do Manh An, Nguyen Phuong, Nguyen The Phong, Nguyen Tien Dung, Bui Hoang Bac, Khuong The Hung, Nguyen Thi Thanh Thao, Nguyen Xuan Nam (2020). “Geological heritage potential of the Ly Son island area, Quang Ngai province and conservation solutions”. Earth Sciences and Nature Resources for Sustainable Development (ESRD 2020), pp.7-12, on November, 12th, Hanoi. ISSN: 978-604762277-1
2. Do Manh An (2022). “Geotourism in Dak Nong UNESCO Global Geopark”. Travel journal, (8), 2022, pp.44-45. ISSN 0866-7373
3. Do Manh An, Tran Duc Thanh, La The Phuc, Nguyen Tien Dung, Bui Hoang Bac, Nguyen Thi Thanh Thao (2022). “Typology of geotourism in Dak Nong UNESCO Global Geopark”. Earth Sciences and Nature Resources for Sustainable Development (ESRD 2022), on November, 11th, Hanoi. ISSN: 978-604762277-1 (have a certificate of acceptance)

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây