TTLV: Nghiên cứu sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Thứ sáu - 06/05/2022 05:15
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huệ                               2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/05/1984
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2168/QĐ-XHNV ngày: 19/11/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
8. Chuyên ngành: Du lịch;                                            9. Mã số: 8810101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Phương Anh – Giảng viên khoa Du lịch học, trường đai học Khoa học xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Luận văn đã hệ thống hóa các nghiên cứu của các học giả trên thế giới, trong nước và khu vực nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng. Từ đó, chỉ ra được các khoảng trống trong các nghiên cứu cùng lĩnh vực với đè tài mà luận văn đưa ra. 
Trong hướng nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích các yếu tố thúc đẩy sự tham gia hoạt động du lịch cộng đồng thông qua việc đánh giá mức độ tham gia cụ thể của người dân vào hoạt động du lịch dựa trên thang đo 07 mức độ của Pretty (1995); mặt khác, đề tài  nghiên cứu 04 yếu tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương bao gồm: nhận thức của cộng đồng về tài nguyên và hoạt động du lịch; lợi ích kinh tế; điều kiện về cơ chế và chính sách; Nguồn lực của hộ gia đình  để từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị trong phát triển du lịch cộng đồng tại Ba Vì theo hướng bền vững.
Sự tham gia của CĐĐP vào phát triển du lịch là một phạm trù đa diện chịu ảnh hưởng bởi tổ hợp nhiều nhân tố phức tạp. Kế thừa từ các nghiên cứu tiền nhiệm, nghiên cứu này đã xây dựng bộ thang đo về đặc điểm tham gia hiện tại của CĐĐP vào du lịch và rút trích được 6 nhân tố, trong đó có 2 nhân tố mới là “Sự tin tưởng với các bên liên quan” và “Năng lực tiếp cận du khách”. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tham gia của đa số người dân Ba Vì hiện tương ứng với mức tham gia thụ động và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm cộng đồng có trình độ học vấn, mức thu nhập, nơi thường trú, thời gian tham gia cũng như vai trò tham gia khác nhau. Phương trình hồi quy được xây dựng phản ánh rằng cả 6 nhân tố về đặc điểm tham gia hiện tại của CĐĐP đều ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham gia của họ vào phát triển du lịch, được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: hiểu biết về du lịch địa phương, thái độ đối với phát triển du lịch, năng lực phục vụ du lịch, khả năng ra quyết định, sự tin tưởng với các bên liên quan, năng lực tiếp cận du khách. Tuy vậy, khả năng ra quyết định và sự tin tưởng với các bên liên quan trong quá trình tham gia của người dân Ba Vì vẫn còn hạn chế. Dựa trên kết quả nghiên cứu cùng các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước, tác giả đề xuất 6 giải pháp cần được thực hiện nhằm tăng cường sự đồng thuận và tham gia tích cực/ chủ động của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại Ba Vì.
Nghiên cứu này sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc “Quyết định tham gia vào phát triển du lịch” của CĐĐP Ba Vì. .Kết quả đánh giá được thu thập thông qua phiếu khảo sát với cỡ mẫu và được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0. 
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên các ngành về du lịch, khách sạn và là cơ sở khoa học mà các đề tài sau này có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đánh giá mức độ tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại Ba Vì, Hà Nội.
14. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn: 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Hue                                           2. Gender: Female
3. Date of birth: May 04th, 1984                                      4. Place of birth: Thanh Hoa Province
5. Decided number of admission student: 2168/QD-XHNV; on 19/11/2020 by the Principle of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Varieties in academic process: 
7. Official title of thesis: "Researching the participation of local people in community tourism development in Ba Vi district, Hanoi city
8. Major: Tourism                                                          9. Code: 8810101.01
10. Supervisors: PhD. Dang Thi Phuong Anh - Faculty of Tourism Studies, University of Social sciences and Humanities, Viet Nam National University.
11. Summary of the findings of the thesis: 
The thesis has systematized the researches of scholars in the world, in the country and in the region on the participation of local communities in the development of community-based tourism. From there, it is possible to point out the gaps in the studies in the same field as the topic proposed by the thesis.
In his research direction, the author has deeply researched and analyzed the factors that promote the participation in community tourism activities through assessing the specific level of people's participation in tourism activities. based on the 07-level scale of Pretty (1995); on the other hand, the research study 04 factors promoting the participation of the local community including: community awareness about resources and tourism activities; benefit of economic; conditions on mechanisms and policies; Resources of households to propose solutions and recommendations in developing community-based tourism in Ba Vi in a sustainable way.
The participation of local communities in tourism development is a multifaceted category influenced by a complex combination of factors. Inheriting from previous studies, this study has built a scale of the current participation characteristics of local communities in tourism and extracted 6 factors, of which 2 new factors are "Trust" with stakeholders” and “Accessibility to visitors”. The research results show that the level of participation of the majority of Ba Vi people currently corresponds to the level of passive participation and there is a statistically significant difference between the community groups with education level, income level. , place of residence, time of participation as well as the role of participation. The regression equation is built reflecting that all 6 factors on the current participation characteristics of local communities have a positive influence on their decision to participate in tourism development, sorted by the degree of influence from From high to low are: local tourism knowledge, attitude towards tourism development, tourism service capacity, decision-making ability, trust with stakeholders, capacity to approach tourists. . However, the decision-making capacity and trust with stakeholders in the participation process of Ba Vi people are still limited. Based on research results and documents of State management agencies, the author proposes 6 solutions that need to be implemented to strengthen consensus and active/active participation of the community in tourism activities. calendar in Ba Vi.
This study uses linear regression analysis to determine the influence of the independent variables on the dependent variable "Decision to participate in tourism development" of Ba Vi local community. .Evaluation results are collected through survey form with sample size and processed by SPSS 23.0 software.
12. Practical applicability: As a reference for students, students of tourism and hospitality industries and a scientific basis that future topics can refer to in the process of researching community-based tourism and the participation of tourists. local communities in community tourism development.
13. Further research directions: Evaluation of the level of participation in community tourism activities in Ba Vi, Hanoi.
14. Thesis-related publications: 

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây