Tin tức

Chương trình đào tạo chuẩn ngành Quan hệ công chúng

Thứ hai - 31/07/2017 05:25

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3072/QĐ-ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Giám đốc ĐHQGHN)

 

Mã ngành: 52.36.07.08

Tên ngành: Quan hệ công chúng

Tên tiếng Anh: Public Relations

Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đơn vị đào tạo: Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình giáo dục đại học ngành quan hệ công chúng đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu... Sau khoá học, sinh viên có đủ năng lực làm việc chuyên về quan hệ công chúng trong các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng.

1.2. Mục tiêu cụ thể (Chuẩn đầu ra)

1.2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

1. Chuẩn đầu ra về khối kiến thức chung

  • Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin. Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Nhớ và giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin, nguyên lý Von Neumann, mạng truyền thông. Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng. Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, về lập trình quản lý.
  • Hiểu ý chính của văn bản bằng tiếng nước ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Giao tiếp ở mức độ trôi chảy và tự nhiên để có thể giao tiếp thường xuyên với người bản ngữ. Viết văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau.
  • Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện. Vận dụng được những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao cộng đồng.
  • Hiểu rõ nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà n­ước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.

2. Chuẩn đầu ra về khối kiến thức lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn

  • Sinh viên hiểu và thể hiện được nhận thức của mình về nền tảng khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực chính trị học, tâm lý học, xã hội học, lịch sử và kinh tế.
  • Sinh viên hiểu về vai trò của các lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số, hội nhập và toàn cầu hóa.

3. Chuẩn đầu ra về kiến thức khối ngành và nhóm ngành

  • Sinh viên hiểu và có khả năng vận dụng các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng để truyền thông một cách hiệu quả bằng hình thức viết, lời nói và các dạng thức khác.
  • Hiểu được những vấn đề cơ bản, cốt lõi của Luật pháp và Đạo đức báo chí, truyền thông và quan hệ công chúng trong hoạt động tác nghiệp.
  • Hiểu và phân tích được vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội. Hiểu được các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và công việc trong ngành công nghiệp truyền thông, quan hệ công chúng.
  • Hiểu được mô hình hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông và vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tổ chức hoạt động đó.
  • Thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm và học thuyết cơ bản về truyền thông, truyền thông đại chúng (vai trò của báo chí truyền thông trong đời sống xã hội, chức năng cơ bản của truyền thông, các nguyên tắc về đạo đức báo chí, truyền thông…) để có thể trở thành chuyên viên quan hệ công chúng, nhà truyền thông chuyên nghiệp.

4. Chuẩn đầu ra của khối kiến thức ngành

  • Thể hiện được nhận thức và khả năng thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm nghề quan hệ công chúng trong xã hội. Hiểu và áp dụng được các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và nghĩa vụ công dân của nhân viên quan hệ công chúng trong việc đóng góp vào sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Hiểu được quy trình xây dựng, triển khai và đánh giá một chương trình hoặc chiến dịch quan hệ công chúng, bước đầu vận dụng được kiến thức vào việc thiết kế các chương trình quan hệ công chúng trong thực tế.
  • Hiểu được yêu cầu về tính chính xác, nhanh nhẹn, công bằng và trung thực của hoạt động truyền thông; tính năng động, linh hoạt, bao quát trong quản lý kinh doanh và ứng dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp quan hệ công chúng. Có năng lực nhận thức và vận dụng được sự khác biệt giữa thực tế và quan điểm đánh giá các chương trình quan hệ công chúng cụ thể.
  • Hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình hoạt động quan hệ công chúng trong nội bộ hoặc đối ngoại của tổ chức. Hiểu được quy trình quản trị truyền thông trong và ngoài tổ chức bằng những phương thức khác nhau.
  • Thể hiện được khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và độc lập, khi đánh giá, thẩm định thông tin, phân tích và vận dụng các văn bản hướng dẫn; khả năng tổ chức và thực hiện kế hoạch quan hệ công chúng dưới dạng các chương trình quan hệ công chúng khác nhau theo chiến lược đã đề ra (VD: chiến lược quan hệ cộng đồng, quan hệ nhân viên, quan hệ với giới truyền thông...), hoặc các sự kiện đặc biệt. 
  • Hiểu một cách cơ bản về các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày và sản xuất các sản phẩm truyền thông quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại dạng in ấn, phát thanh, truyền hình, trang web... và có khả năng vận dụng kiến thức về lĩnh vực nói trên vào thực tiễn nghề nghiệp.

1.2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên có những kỹ năng sau đây

- Kỹ năng cứng

1. Các kỹ năng nghề nghiệp

- Nghiên cứu, lập kế hoạch, truyền thông, đánh giá các chiến dịch quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại

- Giao tiếp, trao đổi với lãnh đạo, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, giới truyền thông, nhà tài trợ và các nhóm công chúng khác của tổ chức

- Viết và thể hiện thông điệp của tổ chức bằng các hình thức truyền thông khác nhau (in ấn, phát thanh, truyền hình, website, khẩu hiệu…)

- Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với mục đích công việc

- Đánh giá các kết quả làm việc bằng phương pháp định tính, định lượng

- Tìm kiếm, tổ chức và quản lý các nguồn kinh phí, tài trợ cho các hoạt động truyền thông của tổ chức

- Tiếp nhận, xử lý, đánh giá thông tin phản hồi từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội.

2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

- Phát hiện, nhận thức, phản biện, bày tỏ chính kiến về vấn đề đang diễn ra và đề xuất, tiến hành triển khai các hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn.

- Liên kết nhiều nguồn lực khác nhau trong xu hướng liên ngành để thúc đẩy việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản

- Hình thành các giả thuyết khoa học

- Thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng

- Sử dụng các phần mềm để phân tích số liệu thống kê

- Kiểm định giả thuyết

- Ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn

4. Khả năng tư duy theo hệ thống

- Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản liên quan đến chuyên ngành, tư duy chỉnh thể/ logic, tư duy phân tích đa chiều

- Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu

- Xác định vấn đề ưu tiên và tìm ra cách giải quyết

5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

- Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân quan hệ công chúng

- Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển

- Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới

6. Bối cảnh tổ chức

- Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học…)

- Kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức

7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

- Vận dụng các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học và thực tập nghề nghiệp vào công việc sau khi ra trường

- Tổng kết các bài học về nghề nghiệp cho bản thân rút ra trong thực tiễn trên cơ sở đối chiếu với kiến thức đã được trang bị

8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

- Khả năng vận dụng một cách sáng tạo kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học đại học

- Năng lực tham gia các hoạt động quản lý liên quan đến công việc chuyên môn đã được đào tạo

- Khả năng chuẩn bị để tiếp tục tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao sau đại học 

- Kỹ năng mềm

1 - Kỹ năng tự chủ

            + Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý.

            + Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc.

            + Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời.

            + Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.

            + Biết lựa chọn và sử dụng các phương tiện thể dục thể thao để tập luyện, tự kiểm tra sức khỏe cho phù hợp với năng lực thể chất của bản thân.

+ Có kỹ năng tự bảo vệ mình, có khả năng phục vụ chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.

2 - Kỹ năng làm việc nhóm

            + Xây dựng, điều hành nhóm làm việc hiệu quả.

            + Liên kết được các nhóm.

3 - Kỹ năng quản lý và lãnh đạo

            + Tổ chức, phân công công việc trong đơn vị.

            + Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể.

            + Liên kết được với các đối tác chủ yếu.

4 - Giao tiếp

            + Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp.

            + Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông

            + Khả năng thuyết trình lưu loát.

            + Có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: tư vấn cho khách hàng, trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp...

5 - Ngoại ngữ - Tin học

+ Sử dụng ngoại ngữ: tiếng Anh B1 tương đương IELTS 4.0, có khả năng nghe, nói, đọc, viết trôi chảy và thường xuyên trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

+ Tin học và công nghệ thông tin: Sử dụng thành thạo các công cụ xử lý, lưu trữ thông tin thông dụng trên máy tính để giải quyết vấn đề. Thành thạo một số phần mềm văn phòng thông dụng như WORD, EXCEL, POWER POINT, SPSS… Sử dụng tốt một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể.

1.2.3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

- Đạo đức cá nhân

+ Xác định rõ Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động trong thực tiễn. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.

+ Có ý thức tự nguyện, có tinh thần kỷ luật cao, có trách nhiệm với bản thân trong quá trình rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

+ Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro, khó khăn

+ Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo, tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa, có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc.

+ Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp

- Đạo đức nghề nghiệp

            + Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cơ quan/ tổ chức/ hội nghề nghiệp đã đề ra 

+ Tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm.

            + Tác phong làm việc chuyên nghiệp.

            + Văn hóa ứng xử của nhân viên truyền thông

+ Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào công việc hàng ngày để nâng cao chất lượng của công việc, xây dựng phong cách làm việc hiện đại.

- Đạo đức xã hội

+ Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tự hào và trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, cảnh giác trước âm m­ưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.

            + Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

            + Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

            + Xây dựng, giữ gìn và quảng bá hình ảnh nhân viên quan hệ công chúng trong xã hội

1.2.4. Định hướng nghề nghiệp của cử nhân quan hệ công chúng

- Nhóm 1- Chuyên viên quan hệ công chúng: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ...; có thể đảm nhận các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ...; triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp.

- Nhóm 2 - Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín... của doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp và tổ chức.

- Nhóm 3 -  Nghiên cứu viên và giảng viên quan hệ công chúng: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các môn học: nhập môn quan hệ công chúng, thực hành quan hệ công chúng, Chiến lược và chiến thuật quan hệ công chúng, Chiến dịch quan hệ công chúng...; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

2.  Nội dung chương trình đào tạo

2.1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

 Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 131 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung (chưa kể GDTC, GDQP, KNM):

 

27 tín chỉ

- Khối kiến thức theo lĩnh vực:

 

23 tín chỉ

            - Bắt buộc:

17 tín chỉ

 

            - Tự chọn:

6/8 tín chỉ

 

- Khối kiến thức theo khối ngành:

 

18 tín chỉ

            - Bắt buộc:

12 tín chỉ

 

            - Tự chọn:

6/15 tín chỉ

 

- Khối kiến thức theo nhóm ngành:

 

12 tín chỉ

            - Bắt buộc:

9 tín chỉ

 

            - Tự chọn:

3/6 tín chỉ

 

- Khối kiến thức ngành:

 

38 tín chỉ

            - Bắt buộc:

29 tín chỉ

 

            - Tự chọn:

9/21 tín chỉ

 

- Khối kiến thực tập, thực tế, khóa luận:

 

13 tín chỉ

2.2. Khung chương trình đào tạo

Số

TT

Mã môn học

Tên môn học

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số môn học tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

 

Khối kiến thức chung

(không tính các môn học số 9, 10, 11)

27

 

 

 

 

1

PHI1004

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

21

5

4

 

2

PHI1005

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

32

8

5

PHI1004

3

POL1001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

8

2

PHI1005

4

HIS 1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

35

7

3

POL1001

5

INT1004

Tin học cơ sở

3

17

28

 

 

6

 

Ngoại ngữ A1

4

16

40

4

 

FLF1105

Tiếng Anh A1

 

 

 

 

 

FLF1205

Tiếng Nga A1

 

 

 

 

 

FLF1305

Tiếng Pháp A1

 

 

 

 

 

FLF1405

Tiếng Trung A1

 

 

 

 

 

7

 

Ngoại ngữ A2

5

20

50

5

 

FLF1106

Tiếng Anh A2

 

 

 

 

FLF1105

FLF1206

Tiếng Nga A2

 

 

 

 

FLF1205

FLF1306

Tiếng Pháp A2

 

 

 

 

FLF1305

FLF1406

Tiếng Trung A2

 

 

 

 

FLF1405

8

 

Ngoại ngữ B1

5

20

50

5

 

FLF1107

Tiếng Anh B1

 

 

 

 

FLF1106

FLF1207

Tiếng Nga B1

 

 

 

 

FLF1206

FLF1307

Tiếng Pháp B1

 

 

 

 

FLF1306

FLF1407

Tiếng Trung B1

 

 

 

 

FLF1406

9

PES1001

Giáo dục thể chất

4

 

 

 

 

10

CME1001

Giáo dục quốc phòng – an ninh

7

 

 

 

 

11

 

Kỹ năng mềm

3

 

 

 

 

II

 

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

23

 

 

 

 

II.1

 

Các môn học bắt buộc

17

 

 

 

 

12

MNS1053

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

3

33

12

 

 

13

THL1057

Nhà nước và pháp luật đại cương

2

20

5

5

PHI1004

14

HIS1053

Lịch sử văn minh thế giới  

3

42

3

 

 

15

HIS1056

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

42

3

 

 

16

SOC1050

Xã hội học đại cương

2

28

2

 

 

17

PSY1050

Tâm lý học đại cương

2

30

 

 

 

18

PHI1051

Lôgic học đại cương

2

20

10

 

 

II.2

 

Các môn học tự chọn

6/8

 

 

 

 

19

INE1014

Kinh tế học đại cương

2

20

8

2

 

20

EVS1001

Môi trường và phát triển

2

20

8

2

 

21

MAT1078

Thống kê cho khoa học xã hội

2

18

6

6

 

22

LIN1050

Thực hành văn bản tiếng Việt

2

10

10

10

 

III

 

Khối kiến thức chung theo khối ngành

18

 

 

 

 

III.1

 

Các môn học bắt buộc

12

 

 

 

 

23

JOU1051

Báo chí truyền thông đại cương

3

39

6

 

 

24

POL1052

Chính trị học đại cương

3

39

6

 

 

25

JOU1052

Quan hệ công chúng đại cương

3

39

6

 

 

26

JOU2017

Ngôn ngữ báo chí

3

36

9

 

 

III.2

 

Các môn học tự chọn

6/15

 

 

 

 

27

SOC3006

Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

3

36

9

 

SOC1050

28

PHI1100

Mỹ học đại cương

3

39

6

 

 

29

MNS1100

Khoa học quản lý đại cương

3

33

12

 

 

30

PSY1101

Tâm lý học truyền thông

3

39

6

 

PSY1050

31

ITS1100

Nhập môn Quan hệ quốc tế

3

45

 

 

 

IV

 

Khối kiến thức chung theo nhóm ngành

12

 

 

 

 

IV.1

 

Các môn học bắt buộc

9

 

 

 

 

32

JOU1150

Lý luận báo chí truyền thông

3

33

12

 

JOU1051

33

JOU2019

Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông

3

36

9

 

 

34

JOU1151

Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông

3

33

12

 

 

IV.2

 

Các môn học tự chọn

3/6

 

 

 

 

35

VLC3037

Văn hóa giao tiếp

3

27

18

 

 

36

ITS3121

Các vấn đề toàn cầu 

3

39

6

 

 

V

 

Khối kiến thức ngành

38

 

 

 

 

V.1

 

Các môn học bắt buộc

29

 

 

 

 

37

JOU3025

Lý luận về quan hệ công chúng

3

39

6

 

 

38

JOU3026

Xây dựng và phát triển thương hiệu

3

36

9

 

 

39

JOU3027

Các chương trình quan hệ công chúng

3

36

9

 

 

40

JOU3057

Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng

3

30

15

 

 

41

JOU3030

Tổ chức sự kiện

3

30

15

 

 

42

JOU3037

Đại cương về quảng cáo

3

30

15

 

 

43

JOU3042

Kỹ năng viết cho báo in

4

40

20

 

 

44

JOU3043

Kỹ năng viết cho báo trực tuyến

3

36

9

 

 

45

JOU3040

Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình

4

40

20

 

 

V.2

 

Các môn học tự chọn

9/24

 

 

 

 

46

JOU3038

Thiết kế và quản trị nội dung website

3

30

15

 

 

47

JOU3052

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông

3

30

15

 

 

48

JOU3044

Kỹ thuật phát thanh và truyền hình

3

30

15

 

 

49

JOU3028

Chiến dịch quan hệ công chúng

3

30

15

 

JOU1052

50

JOU 3036

Đàm phán và quản trị xung đột

3

36

9

 

 

51

JOU3049

Truyền thông đa phương tiện

3

30

15

 

 

52

JOU3050

Sản xuất ấn phẩm báo chí

3

15

30

 

JOU3042

53

JOU3051

Niên luận

3

9

36

 

 

V.3

 

Khối kiên thức thực tập

và tốt nghiệp

13

 

 

 

 

54

JOU4061

Thực tập chuyên môn

2

 

30

 

 

55

JOU4050

Thực tập tốt nghiệp

 

5

 

75

 

 

56

JOU4051

Khoá luận tốt nghiệp/

Hoặc 2 môn học thay thế, tự chọn trong khối V.2.

6

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

131

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây