Tin tức

“Tầm quan trọng của khối thịnh vượng chung ASEAN và triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước Hàn Quốc - Việt Nam”

Thứ sáu - 18/08/2017 00:24
Ngày 14/8/2017, GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) và các cán bộ, giảng viên của Khoa Đông phương học đã đón tiếp và lắng nghe bài thuyết trình của GS.TS. Jin Park (Chủ tịch tổ chức Asia Future Institute) với tiêu đề “Tầm quan trọng của khối thịnh vượng chung ASEAN và triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước Hàn Quốc - Việt Nam”.
“Tầm quan trọng của khối thịnh vượng chung ASEAN và triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước Hàn Quốc - Việt Nam”
“Tầm quan trọng của khối thịnh vượng chung ASEAN và triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước Hàn Quốc - Việt Nam”

GS.TS. Jin Park bắt đầu với việc đánh giá tầm quan trọng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN có dân số đông, trong đó 60% là người trong độ tuổi lao động; có tài nguyên dồi dào; là cửa ngõ nối Đông Á với Đông Âu/Trung Đông; có tính “trung tâm” lớn; và đặc biệt, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015 cùng với Bản kế hoạch AEC 2025. ASEAN xứng đáng là mô hình hội nhập cộng đồng mà các nước Đông Bắc Á có thể học hỏi. Trên thực tế, ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã gia nhập cơ chế ASEAN+3.

Bản thân Hàn Quốc rất coi trọng quan hệ với ASEAN. ASEAN là đối tác thương mại và đầu tư lớn thứ 2 của Hàn Quốc, 60% thặng dư thương mại của Hàn Quốc đến từ ASEAN, và ASEAN cũng là thị trường xây dựng ngoại quốc lớn thứ hai, là điểm đến du lịch thường xuyên nhất của người Hàn Quốc. Hai bên đã ký khởi động Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) vào ngày 1/6/2007 và ký Hiệp định Đầu tư vào ngày 2/6/2009. Bên cạnh đó, Trung tâm Hàn Quốc-ASEAN được thành lập ngày 13/3/2009 để xây dựng quan hệ đối tác giáo dục, văn hóa giữa hai bên. GS.TS. Jin Park hy vọng quan hệ song phương sẽ được mở rộng ra toàn bộ Đông Bắc Á, trong đó có cả Trung Quốc và Nhật Bản.

Tương tự, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng phát triển dựa trên điều kiện vốn có của hai nước. Việt Nam GS.TS được Jin Park ví là ‘Thăng long’, với tăng trưởng GPD 6.6%/năm và GDP bình quân đầu người 2245 đôla (dự kiến 6-7% và 3500 đôla vào năm 2020), có nguồn nhân lực vừa phải, trình độ cao, có sự ổn định chính trị và an ninh, đồng thời đã ký FTA với 53 nước. Hàn Quốc được ông ví như “Ngọa hổ”, với ước tính GDP đứng thứ 7 thế giới (năm 2030), có nền dân chủ được xếp hạng thứ 22 thế giới. Hai nước duy trì quan hệ song phương chặt chẽ về chính trị kể từ lần đầu tiên nguyên Chủ tịch nước Đỗ Mười sang thăm Hàn Quốc tháng 11/1996; về kinh tế khi có hơn 6000 công ty Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam và Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với tổng giá trị đầu tư lên tới 55 tỉ đôla; về văn hóa khi hai nước có sự tương tác giữa các sản phẩm nghệ thuật, văn học, điện ảnh mà nổi bật nhất là hiện tượng “Hàn lưu” tại Việt Nam. Quan hệ hữu hảo giữa hai nước cũng đóng góp vào quan hệ chung giữa Hàn Quốc với ASEAN.

Sau phần thuyết trình, GS.TS. Jin Park đã nhận được các câu hỏi và bình luận từ cán bộ, giảng viên của Nhà trường về các vấn đề: tác động của khủng hoảng Bán đảo Triều Tiên với quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc cũng như Việt Nam-ASEAN; những ưu tiên đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam; thách thức trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc và giải pháp; kế hoạch đầu tư của Hàn Quốc trong tương lai; sự mở rộng của Hàn Quốc sang những nước khác ở Đông Nam Á như Lào, Campuchia. Các câu hỏi đã được GS.TS. Jin Park giải đáp một cách chi tiết và thỏa đáng.

GS. TS Phạm Quang Minh trao quà lưu niệm cho GS.TS. Jin Park

GS. TS Phạm Quang Minh và các cán bộ, sinh viên Nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng GS.TS. Jin Park

The Asia Institute là một viện nghiên cứu chính sách ở Seoul, được thành lập năm 2007 và ban đầu được điều hành bởi Khoa Kinh doanh Quốc tế Solbridge, Đại học Woosong ở Daejeon, Hàn Quốc. Viện có nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực chính trị, nhân văn và khoa học, các bên liên quan đến từ chính quyền, các tổ chức quốc tế và giới thanh niên trên toàn châu Á. The Asia Institute tương tác sâu rộng với thanh niên, học sinh và sinh viên, khẳng định sự tham gia của giới trẻ trong những tranh luận về chính sách giáo dục, quan hệ quốc tế và biến đổi khí hậu là rất cần thiết.

Tác giả: Trần Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây