Tin tức

Công đoàn Trường với công tác chăm lo đời sống cho cán bộ, viên chức

Thứ sáu - 23/03/2012 01:57
Công đoàn cơ sở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) được tách ra từ Công đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trở thành công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức từ năm 1995. Qua 17 năm hoạt động và 6 kì Đại hội, đến nay Công đoàn Trường được tổ chức ngày càng chặt chẽ, hoạt động ngày càng hiệu quả và số lượng đoàn viên ngày càng tăng. Vào thời điểm hiện nay, Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV có 460 công đoàn viên, sinh hoạt tại 19 công đoàn bộ phận, trong đó có 05 giáo sư, 70 PGS, 140 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Trong quá trình hoạt động, Công đoàn Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Công đoàn Đại học Quốc Gia Hà Nội, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ Trường và sự phối hợp chặt chẽ của Ban Giám hiệu cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà Trường.
Công đoàn cơ sở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) được tách ra từ Công đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trở thành công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức từ năm 1995. Qua 17 năm hoạt động và 6 kì Đại hội, đến nay Công đoàn Trường được tổ chức ngày càng chặt chẽ, hoạt động ngày càng hiệu quả và số lượng đoàn viên ngày càng tăng. Vào thời điểm hiện nay, Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV có 460 công đoàn viên, sinh hoạt tại 19 công đoàn bộ phận, trong đó có 05 giáo sư, 70 PGS, 140 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Trong quá trình hoạt động, Công đoàn Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Công đoàn Đại học Quốc Gia Hà Nội, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ Trường và sự phối hợp chặt chẽ của Ban Giám hiệu cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà Trường. Trong bối cảnh thu nhập của cán bộ Nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung còn nhiều khó khăn, nhất là cán bộ trẻ và các đối tượng phục vụ có thu nhập thấp, Ban chấp hành Công đoàn Trường xác định nhiệm vụ quan trọng là phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, viên chức để cho họ yên tâm hơn, nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong công việc. Một điều dễ nhận thấy ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trong những năm vừa qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường đã phối hợp với Ban Giám hiệu cân đối nguồn kinh phí để có điều kiện tăng thêm phòng làm việc và trang thiết bị, đảm bảo việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của thầy và trò đạt chất lượng ngày một cao hơn. Nhờ vậy, môi trường làm việc, giảng dạy của cán bộ, viên chức; môi trường học tập và rèn luyện kĩ năng thực hành của sinh viên đã được cải thiện rõ rệt. Cùng với việc cải thiện điều kiện làm việc, Công đoàn luôn quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBVC. Công đoàn phối hợp chặt chẽ với Nhà trường trong việc kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời và công bằng các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp ốm đau, các chế độ bảo hiểm, phụ cấp đứng lớp. Thu nhập tăng thêm thực hiện ngày càng sát hơn, phù hợp hơn với hiệu quả đóng góp của mỗi người theo từng vị trí công tác. Bên cạnh đó, công đoàn còn quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, về thời gian và kinh phí để cán bộ, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất cho đoàn viên cũng được Công đoàn triển khai dưới nhiều hình thức như: tổ chức tặng quà nhân các ngày lễ, tết, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời khi cán bộ, viên chức đơn vị hoặc thân nhân gặp khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh việc phối hợp với chính quyền đồng cấp giải quyết kịp thời, chính xác các chế độ, chính sách cho tất cả đoàn viên thì việc triển khai công tác chính trị, tư tưởng cũng được nhấn mạnh. Với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, Công đoàn đã khơi dậy trong đoàn viên niềm tự hào về một mái trường giàu truyền thống, về nghề dạy học và về một đất nước anh hùng. Nhiều phong trào thi đua đã được phát động như chống bệnh thành tích trong giáo dục; vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012; “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” trong nữ cán bộ; vận động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá. Hoặc tổ chức các hoạt động “Về nguồn” như thăm viếng các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9, Thành cổ Quảng Trị; thăm các địa phương nơi cán bộ và sinh viên sơ tán trong những năm chống Mĩ cứu nước. Đặc biệt, các hoạt động của công đoàn đã luôn chú ý đến công tác nữ. Công đoàn phối hợp cùng nhà trường triển khai đầy đủ và kịp thời các chính sách đối với cán bộ nữ; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tạo mọi điều kiện để chị em được học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc tổ chức và vận động cán bộ viên chức khám sức khoẻ định kì hàng năm; các hoạt động văn hoá, thể thao như thi nấu ăn, giao lưu bóng đá, liên hoan văn nghệ... nhân các ngày lễ lớn trong năm; khuyến khích và tạo điều kiện để các công đoàn bộ phận tổ chức cho cán bộ đi tham quan nghỉ mát nhân dịp nghỉ hè, nghỉ lễ để tạo không khí thoải mái trong làm việc, đồng thời bổ sung kiến thức thực tế cho cán bộ, viên chức. Qua thực tế hoạt động cho thấy, để thực tốt chức năng đảm bảo quyền và lợi ích cho cán bộ, viên chức thì Công đoàn và cán bộ công đoàn cần phải quan tâm làm tốt một số nhiệm vụ sau: - Triệt để thực hiện kế hoạch công tác của Ban Chấp hành đề ra trong các kì Đại hội. - Xác định việc chăm lo đời sống cho đoàn viên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác công đoàn, làm cho mỗi đoàn viên coi tập thể Công đoàn như tổ ấm thứ hai của mình. Người cán bộ Công đoàn phải thực sự là người đồng chí, người đồng nghiệp, người bạn gần gũi thấu hiểu hoàn cảnh, tâm tư của các đồng chí mình. - Cần tham mưu, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc phân công công việc, đảm bảo đúng người đúng việc, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn ở trường, đồng thời vừa có điều kiện chăm lo công việc gia đình để yên tâm làm việc và công tác tốt; tham mưu với nhà trường trong việc giải quyết kịp thời các chế độ chính sách như: ốm đau, thai sản và các chính sách khác đảm bảo công bằng trong lao động và khuyến khích đoàn viên tích cực làm việc. - Phối hợp thật tốt giữa Ban Chấp hành Công đoàn với Ban Giám hiệu trong việc triển khai các hoạt động của Công đoàn nói riêng và của Nhà trường nói chung. Nhờ thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cán bộ viên chức, Ban chấp hành Công đoàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong những năm qua đã và đang góp phần tích cực trong việc ổn định tư tưởng, giúp cho cán bộ, viên chức yên tâm công tác, ngày càng gắn bó với Nhà trường, từ đó hết mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển, nâng cao vị thế của Nhà trường và cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của đất nước.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây