Sứ Hizen xuất khẩu ở Đông Nam Á
admin
2012-03-20T11:37:10-04:00
2012-03-20T11:37:10-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/su-hizen-xuat-khau-o-dong-nam-a-8321.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 20/03/2012 11:37
Nhận lời mời của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngày 19/3/2012, GS Kikuchi Seiichi (Chủ tịch Hội Khảo cổ học Đông Nam Á) và GS Ohashi Koji (Đại học Nữ Chiêu hoà, Nhật Bản) đã đến thăm và thuyết trình tại Trường.
Nhận lời mời của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngày 19/3/2012, GS Kikuchi Seiichi (Chủ tịch Hội Khảo cổ học Đông Nam Á) và GS Ohashi Koji (Đại học Nữ Chiêu hoà, Nhật Bản) đã đến thăm và thuyết trình tại Trường.
Trong buổi tiếp, PGS.TS Nguyễn Văn Kim đã nhấn mạnh những đóng góp của các nhà nghiên cứu Nhật Bản trong việc nghiên cứu, bảo tồn di sản Việt Nam, đặc biệt là với di sản Hội An và Thành Nhà Hồ (hai di sản văn hoá thế giới của Việt Nam). Lãnh đạo Nhà Trường bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia Nhật vì sự cộng tác chặt chẽ, hiệu quả với các nhà khoa học của Trường trong những năm qua, và mong muốn trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các nhà nghiên cứu của Trường và của Việt Nam trong việc nghiên cứu các di sản văn hoá Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh nghiên cứu biển, lịch sử thương cảng,…
Sau buổi làm việc với lãnh đạo nhà Trường, GS Ohashi Koji - chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về lĩnh vực nghiên cứu gốm sứ - đã có buổi thuyết trình tại Bảo tàng Nhân học về vấn đề “Gốm sứ Hizen xuất khẩu ở Đông Nam Á”. Tham dự buổi thuyết trình có gần 40 giảng viên, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc khoa Lịch sử, Đông Phương, Bảo tàng Nhân hoc (ĐHKXHXH & NV), Viện Khảo cổ,...
Nội dung của bài thuyết trình của đã giúp các nhà nghiên cứu và sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình phát triển và xuất khẩu của gốm Hizen Nhật Bản cũng như bối cảnh lịch sử chính trị của Nhật Bản và khu vực tác động đến tình hình xuất khẩu gốm sứ và thương mại Châu Á trong giai đoạn từ thế kỉ 16 – 18. Đã có hơn 3 triệu tiêu bản gốm sứ Hizen được xuất khẩu sang Đông Nam Á và Châu Âu trong giai đoạn TK 17 – 18. Các loại hình gốm sứ Hizen xuất khẩu khá phong phú, gồm chậu, bát, đĩa, bình, cốc, chén, hũ,.. đặc biệt có một số loại hình gốm sứ Hizen được làm theo đơn đặt hàng của Phương Tây thường có kiểu dáng và hoa văn khác biệt so với các sản phẩm xuất khẩu sang Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, gốm sứ Hizen đã phát hiện được ở các địa điểm như Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, khu mộ Mường ở Đống Thếch (Hoà Bình), Bảo Lộc (Lâm Đồng),…
Bài thuyết trình của GS Ohashi là một ví dụ điển hình cho sinh viên học hỏi về cách sử dụng phương pháp liên ngành trong lĩnh vực khảo cổ học nhằm khai thác, diễn giải các tư liệu khảo cổ học để làm sáng tỏ các vấn đề về lịch sử chính trị, kinh tế, thương mại,…