Tin tức

Đô thị hoá và phát triển bền vững Tây Nguyên

Thứ ba - 18/03/2014 04:52
Ngày 18/3/2014, tại Trường ĐHKHXH&NV diễn ra hội thảo “Đô thị hoá và quản lí quá trình đô thị hoá trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: lí luận và thực tiễn” trong khuôn khổ Đề tài TN3/X15 (thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên lần thứ 3) do PGS.TS Hoàng Bá Thịnh làm chủ nhiệm.
Đô thị hoá và phát triển bền vững Tây Nguyên
Đô thị hoá và phát triển bền vững Tây Nguyên
Hội thảo nhằm thảo luận các vấn đề lí luận và thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ những lí luận, quan điểm, kinh nghiệm về đô thị hoá, quản lí đô thị hoá trong phát triển bền vững Tây Nguyên, đóng góp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên.
 
(Ảnh: Trung Hiếu gửi USSH)

Các nội dung chính tại hội thảo:

- Những vấn đề có tính phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu thực tiễn đô thị hoá và quản lí đô thị hoá trong phát triển bền vững Tây Nguyên.
- Kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và thế giới về đô thị hoá và quản lí quá trình đô thị hoá trong phát triển bền vững.
- Những vấn đề đô thị hoá và quản lí quá trình đô thị hoá vùng Tây Nguyện hiện nay.
- Những kiến nghị cụ thể về đô thị hoá và quản lí quá trình đô thị hoá trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Các báo cáo tiêu biểu như: “Về đô thị hoá vùng Tây Nguyên” (TS. Phạm Sĩ Liêm – Viện NC Kinh tế xây dựng và đô thị) đề cập đến vấn đề cần nâng cao năng lực của chính quyền các đô thị lõi để các đô thị đó tác động lan toả mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển toàn vùng; “Hệ quả của kịch bản đô thị hoá nhanh vùng Tây Nguyên” (PGS.TS Nguyễn Minh Hoà – Trường ĐHKHXH&NV THHCM)” bàn về những tác động tiêu cực của đô thị hoá đến tài nguyên nước, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá và lối sống của người dân Tây Nguyên; “Từ thành phố Buôn Ma Thuột nghĩ về bản sắc văn hoá đô thị Tây Nguyên” (GS.TS Hoàng Đạo Kính – Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia) đề cập đến vấn đề bảo tồn văn hoá vật thể và văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong điều kiện đô thị hiện đại; “Quy hoạch đô thị hoá Buôn Ma Thuột” (KTS Diêu Quang Hùng) lưu ý khi quy hoạch đô thị cần chú trọng đến các điều kiện tự nhiên và yếu tố lịch sử, văn hoá; “Đời sống văn hoá đô thị và xây dựng bộ chỉ số đo lường trình độ phát triển văn minh đô thị” (PGS.TS Lương Hồng Quang – Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam); “Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về quy hoạch đô thị và phát triển đô thị bền vững” (ThS. Đoàn Thị Thanh Huyền – Học viện Phụ nữ Việt Nam); “Đô thị hoá vùng Tây Nguyên – thực trạng và xu hướng” (PGS.TS Hoàng Bá Thịnh – Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)…

Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây