Ngôn ngữ
Trước hết, GS. Catherine Gegout đề cập đến những chia rẽ trong nội bộ nước Anh sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit. Có tới 60% thanh niên độ tuổi 18-24 ủng hộ Anh ở lại EU, trong khi hơn 55% số người trên 50 tuổi - theo xu hướng bảo thủ - ủng hộ Brexit. Các vùng miền của Vương quốc cũng chứng kiến sự bất đồng quan điểm rõ rệt. Trong khi đa số người dân ở thủ đô London và Scotland ủng hộ Vương quốc ở lại EU thì hầu hết người dân ở các vùng còn lại chọn Brexit. Về thu nhập, phần lớn những người trung lưu trở lên chọn EU, trong khi "người nghèo" và thất nghiệp Anh - do bị canh tranh bởi người nhập cư - chọn Brexit. 57% số người có bằng đại học chọn ở lại, còn phần lớn số người chỉ học tới cấp trung học cơ sở hoặc thấp hơn chọn Brexit.
GS. Catherine Gegout
Bài thuyết trình cũng phân tích những sai lầm trong suy nghĩ của những người ủng hộ Brexit. Họ cho rằng Brexit có thể giúp nước Anh tránh được người nhập cư, nhưng thực tế người nhập cư ngoài EU vào nước Anh còn nhiều hơn, đồng thời người nhập cư từ khu vực Tự do kinh tế Châu Âu đóng góp tiền thuế lớn hơn 34% so với phúc lợi họ nhận được trong giai đoạn 2001-11. Họ cho rằng nền kinh tế của Anh có thể trụ vững được nếu không có EU, nhưng thực tế hệ số bất bình đẳng (Gini) của nước Anh (thuộc nhóm 30-35 vào năm 2014) không có liên hệ gì tới EU. Họ cho rằng rời EU sẽ tăng cường sự dân chủ ở Anh Quốc, nhưng trên thực tế, nếu rời EU, người dân Anh sẽ mất đi nhiều lợi ích như sự tự do đi lại, học tập và sinh sống, phúc lợi về y tế, giáo dục, việc làm…Ngoài ra, họ không nhận ra rằng Brexit có thể châm ngòi sự tan rã của chính nước Anh do sự ly khai của Scotland và Bắc Ireland, đồng thời làm dấy lên làn sóng chính trị cực tả, chống EU ở Anh, làm giảm uy tín và ảnh hưởng của nước này tại Châu Âu.
Những người tham gia buổi học được tham gia thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GS. Catherine Gegout
Cuối cùng, GS. Catherine Gegout nhấn mạnh đến những tác động tiêu cực của Brexit tới kinh tế, quan hệ thương mại, chính sách đối ngoại và đời sống xã hội của Anh Quốc. Về kinh tế, các công ty lớn có trụ sở tại nước Anh sẽ rời nước này để tới Frankfurt hoặc Paris; và theo ước tính của chuyên gia tại các tổ chức như OECD, CBI/PwC, Anh Quốc sẽ đạt tăng trưởng âm (từ -1 tới -7%) sau khi rời EU. Về quan hệ thương mại, nước Anh sẽ phải thiết lập hiệp định thương mại với những nước khác mà mất đi thương mại tự do trong khối EU, trong khi EU chiếm 15% tổng kim ngạch thương mại thế giới năm 2013. Về quan hệ đối ngoại, Anh sẽ giảm ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại ở Châu Âu. Nước Anh còn phải chịu nhiều tổn thất xã hội về việc làm, khoảng cách giàu nghèo, chủ nghĩa cực đoan, sự phân biệt chủng tộc và an sinh xã hội. Trong khi đó, tuy mất đi một cường quốc như Anh và một số công ty EU sẽ gặp khó khăn khi hoạt động ở Anh, EU vẫn duy trì được sự ổn định dưới sự lãnh đạo của Pháp, Đức và Ý.
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn