GS Trần Văn Giàu với công trình về Lịch sử Việt Nam

Thứ ba - 21/12/2010 23:19
GS Trần Văn Giàu học ở Pháp từ năm 1928, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp từ tháng 5/1929. Từ năm 1931-1932, ông theo học ở trường Đại học Đông Phương Matxcơva rồi về nước hoạt động cách mạng trong xứ uỷ Nam kì.
GS Trần Văn Giàu học ở Pháp từ năm 1928, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp từ tháng 5/1929. Từ năm 1931-1932, ông theo học ở trường Đại học Đông Phương Matxcơva rồi về nước hoạt động cách mạng trong xứ uỷ Nam kì. Từ năm 1933-1941, ông bị thực dân Pháp bắt giam 4 lần. Tháng 10/1943, ông là Bí thư xứ uỷ Nam kì. Sau tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn và 6 tỉnh Nam kì thành công, ông là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lâm thời Nam Bộ. Cuối năm 1945, ông được cử ra Bắc công tác và giảng dạy sử học. Ông là một trong những người kiến tạo nên nền móng cho sự phát triển của một ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Lịch sử chống quân xâm lăng (3 tập, 1956-1957); Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam (4 tập, 1.500 trang); Lịch sử cận đại Việt Nam; Miền Nam giữ vững thành đồng; Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng tháng Tám; Địa chí Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh; Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam Cụm công trình về lịch sử Việt Nam (5 tập) bao gồm các tác phẩm của GS Trần Văn Giàu đã được xuất bản từ năm 1956 tới năm 1978 được đánh giá cao bởi chứa đựng nhiều phát hiện mới, nêu ra những quan điểm có tính thuyết phục, khoa học. Đây cũng chính là công trình được Nhà nược tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. Ngoài ra, ông còn được phong Anh hùng lao động (2003), được tặng Huận chương Độc lập hạng Nhất và nhiều danh hiệu cao quý khác. GS Trần Văn Giàu sinh ngày 11/9/1911 tại Châu Thành, Tân An (nay là Long An). Do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào chiều 16/12/2010, thọ 100 tuổi. Ngày mai, 23/12/2010, lễ tang giáo sư Trần Văn Giàu sẽ được tổ chức theo nghi lễ cấp nhà nước.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây