GS.TS Phùng Hữu Phú trò chuyện cùng sinh viên

Thứ năm - 09/12/2010 12:04
Sáng nay, 09/12/2010, GS.TS Phùng Hữu Phú - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Chính trị - đã có buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng sinh viên, học viên, NCS của Bộ môn Khoa học Chính trị.
Sáng nay, 09/12/2010, GS.TS Phùng Hữu Phú - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Chính trị - đã có buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng sinh viên, học viên, NCS của Bộ môn Khoa học Chính trị. GS.TS Phùng Hữu Phú chia sẻ: Trải qua quá trình công tác ở nhiều cương vị khác nhau nhưng hạnh phúc nhất, ấn tượng nhất, tâm huyết suốt cuộc đời đối với ông vẫn là nghề giáo. Giáo sư tâm sự với các thế hệ sinh viên, học viên: “Trở về trường lần này như là mở đầu cho sự hồi hương tìm lại chính mình”. Tại buổi gặp mặt GS.TS Phùng Hữu Phú đã trao đổi cởi mở, thân tình với sinh viên Bộ môn Khoa học Chính trị về những định hướng phát triển của ngành học và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều sinh viên năm thứ nhất tỏ ra lo lắng về tương lai nghề nghiệp, sinh viên năm thứ 2, thứ 3 băn khoăn về ưu thế của Bộ môn và về công tác thực tập, thực tế. Còn các học viên, nghiên cứu sinh mong muốn có được sự chia sẻ nhiều hơn về phương pháp nghiên cứu, tích luỹ kiến thức. Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của sinh viên, GS Phùng Hữu Phú cho biết: Lịch sử hình thành Bộ môn Khoa học Chính trị đã được chuẩn bị trên 20 năm. Lợi thế và đặc sắc của Bộ môn Khoa học Chính trị - Trường ĐHKHXH&NV chính là Bộ môn được hình thành và phát triển trên nền tảng khoa học xã hội và nhân văn vững chắc. Ngành Chính trị học được xây dựng dưới góc độ khoa học, coi trọng việc thâm nhập khoa học chính trị quốc tế, cập nhật những kiến thức chính trị học ở thế giới. Cùng với đó là sự vận dụng, bổ sung kiến thức thực tế về Việt Nam, thể hiện được đặc tính chính trị của Việt Nam. Băn khoăn của sinh viên Đặng Ngọc Đông (K55) và cũng là băn khoăn chung của nhiều sinh viên về chương trình đào tạo, đặc biệt là lịch học, thời gian học còn nhiều khó khăn do nhiều môn học vẫn phải mời giảng viên bên ngoài. GS Phùng Hữu Phú cho biết đây cũng chính là cái khó của một đơn vị mới, một ngành học mới vốn rất nhạy cảm. Bởi vậy, quá trình xây dựng phải có những bước đi cụ thể. Giáo sư nhấn mạnh 3 bước đi quan trọng của Bộ môn Khoa học Chính trị đã, đang và sẽ thực hiện, đó là:
  • Hiện nay ở giai đoạn đầu, Bộ môn phấn đấu đảm bảo tự giảng dạy 30% chương trình, còn lại 70% sẽ do các chuyên gia, giảng viên tại các cơ quan nghiên cứu trong cả nước giảng dạy.
  • Giai đoạn 2, phấn đấu tự đảm nhiệm giảng dạy 50% chương trình và 50% còn lại là sự hỗ trợ từ bên ngoài.
  • Từ năm 2014 trở đi, phấn đấu sẽ tự đảm nhiệm giảng dạy 70% chương trình giảng dạy.
GS Phùng Hữu Phú cũng lưu ý là không nên có tư duy gánh tất cả 100%. Mà 30% chương trình giảng dạy cần có sự tham gia của giảng viên, chuyên gia từ các cơ quan bên ngoài để thu hút, khai thác trí tuệ và nhân tài ngoài Bộ môn. Về vấn đề việc làm, theo GS Phùng Hữu Phú, cơ hội nghề nghiệp của ngành Chính trị học là rất lớn, học Chính trị học có thể làm được rất nhiều việc khác nhau. Ông mong rằng sinh viên, ngoài những kiến thức được đào tạo, còn phải tự trang bị cho mình những kiến thức khác đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Tán thành với những trao đổi của GS Phùng Hữu Phú, khẳng định tương lai, triển vọng phát triển của ngành Chính trị học, GS.TS Đỗ Quang Hưng (giảng viên BM Khoa học Chính trị) bày tỏ mong muốn sinh viên theo học ngành Chính trị học hãy say mê học tập và tìm cho mình những phương pháp học tập, nghiên cứu, trang bị cho mình vốn kiến thức vững chắc.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây