Hội nghị tập huấn về hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ ba - 15/04/2014 11:57
Ngày 14/4/2014, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), Viện Friedrich Ebert Stiftung (CHLB Đức) và Viện SIPRI (Thụy Điển) phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn cho các cán bộ, giảng viên các trường ĐH tại Việt Nam về chủ đề: “Hoạt động giữ gìn hòa bình: thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”.
Hội nghị tập huấn về hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam
Hội nghị tập huấn về hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam

GS Carlyle A.Thayer (thứ 2 từ trái sang) trả lời câu hỏi sau phần trình bày báo cáo tại phiên khai mạc. (Ảnh: Thành Long/USSH)

Tại phiên khai mạc, PGS.TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) đã phát biểu nhấn mạnh đến những thách thức về an ninh hết sức phức tạp mà nhân loại đang phải đối mặt. Bối cảnh ấy đặt ra yêu cầu cần phải hợp tác chặt chẽ ở cấp độ khu vực và trên toàn thế giới cho mục tiêu hòa bình và ổn định. Việt Nam là một quốc gia mới nổi, đã và đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế, bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác và tham gia các hoạt động vì những mục tiêu tốt đẹp trên. Với ý nghĩa đó, hội nghị lần này là diễn đàn trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách, giới chuyên gia… xoay quanh các nội dung: ý nghĩa của việc gìn giữ hòa bình và Việt Nam phải làm gì để tham gia hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế ? 

Tiếp đó, ông Erwin Schweisshelm (Giám đốc Viện Friedrich Ebert Stiftung) đã có bài phát biểu đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc cam kết tham gia cùng với cộng đồng quốc tế trong hoạt động giữ gìn hòa bình thế giới. Ông cho rằng, hội nghị lần này sẽ giúp chia sẻ nhiều kinh nghiệm của các nước cho Việt Nam trong lĩnh vực này, từ việc hoàn thiện thể chế, xây dựng lực lượng đến các biện pháp tài chính... Giám đốc Viện Friedrich Ebert Stiftung cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và ý nghĩa của các chiến dịch gìn giữ hòa bình, vì chỉ khi có sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội thì sự tham gia của Việt Nam vào những nỗ lực chung mới thực sự hiệu quả.

TS. Andreas Wittkowsky - Trung tâm Hoạt động Hòa bình quốc tế. (Ảnh: Thành Long/USSH)

Sau phiên khai mạc, Hội nghị đã nghe nhiều chuyên gia, nhà quản lý chính sách trong và ngoài nước thuyết trình về các nội dung cụ thể: “Việt Nam và việc tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc” (do ông Hoàng Chí Trung - Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao trình bày); “Việt Nam cam kết tham gia giữ gìn hòa bình - một quan điểm quốc tế” (do GS. Carlyle A.Thayer - Đại học New South Wales, Australia); “Tình trạng giữ gìn hòa bình năm 2014 từ góc nhìn toàn cầu - thực tế, cơ hội và thách thức” (TS. Andreas Wittkowsky - Trung tâm Hoạt động Hòa bình quốc tế (ZIF), CHLB Đức); “Nền tảng pháp lý của hoạt động giữ gìn hòa bình” (TS. Boris Kondoch - Đại học Viễn Đông, Hàn Quốc); Kinh nghiệm các nước tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình…

Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây