Tin tức

Kí kết biên bản hợp tác với Đại học Bouthviset (CHDCND Lào)

Thứ ba - 14/11/2017 09:20
Ngày 13/11, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV cùng Hiệu trưởng Đại học Bouthviset  (CHDCND Lào) đã ký vào biên bản ghi nhớ giữa hai trường.

Mở đầu buổi lễ, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) bày tỏ niềm vui khi đón đại diện Đại học Bouthviset tới thăm và làm việc tại Nhà trường. Hiệu trưởng khẳng định, Nhà trường có chủ trương quốc tế hóa, mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài, trong đó có những quốc gia láng giềng. Việc hợp tác giữa hai trường cũng có ý nghĩa quan trọng trong củng cố và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Lào.

Chia sẻ về giáo dục đại học tại Lào, GS. Chansavath Khounviset (Hiệu trưởng Đại học Bouthviset, Lào) cho biết, mỗi năm ở Lào có 100.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông nhưng chỉ có 20.000 em theo học các trường đại học công. Số còn lại học chủ yếu du học. Vì thế, ông đề xuất mở trung tâm tiếng Việt tại Lào để sinh viên Lào có thể học tiếng Việt ngay tại nước mình. Điều này cũng giúp Trường ĐHKHXH&NV và các cơ sở đào tạo tiếng Việt nói chung quảng bá hình ảnh tới Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Nhất trí với ý kiến của GS. Chansavath Khounviset, GS.TS Phạm Quang Minh cho rằng, việc mở trung tâm tiếng Việt tại Lào sẽ giúp nhiều người Lào có cơ hội học tiếng Việt hơn. Hiệu trưởng cũng đề xuất một số ý tưởng hợp tác như cử 1-2 giảng viên tiếng Việt tới Đại học Bouthviset để trao đổi phương pháp giảng dạy. Ngoài ra có thể triển khai đào tạo từ xa qua Internet cho sinh viên Lào. Với ý nghĩa và định hướng đó, biên bản ghi nhớ song phương là khởi đầu để lãnh đạo hai trường đàm phán và xác định các phương án cụ thể trong 5 năm tới.

GS. TS Phạm Quang Minh trao đổi biên bản ghi nhớ với GS. Chansavath Khounviset

GS. TS Phạm Quang Minh nhận quà lưu niệm từ GS. Chansavath Khounviset

GS. TS Phạm Quang Minh và cán bộ Nhà trường chụp ảnh lưu niệm với GS. Chansavath Khounviset

Tiếp đó, lãnh đạo hai bên đã ký vào biên bản ghi nhớ. Hai trường sẽ tập trung vào các hoạt động hợp tác: Trao đổi cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; trao đổi cán bộ hành chính và các chuyên gia; trao đổi sinh viên; hợp tác về giáo dục và đào tạo, hợp tác trong các chương trình đào tạo ngắn hạn, hội nghị chuyên đề và các tọa đàm học thuật; trao đổi dữ liệu và thông tin học thuật (tạp chí, sách, giáo trình), các dự án nghiên cứu đặc biệt vì lợi ích chung. Biên bản có hiệu lực trong 5 năm, và được bổ sung thêm qua mỗi năm.                                                   

Tác giả:  Mỹ Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây