Tin tức

Thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động

Thứ bảy - 27/10/2012 05:20
“Lựa chọn giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nhu cầu của thị trường lao động” là chủ đề của toạ đàm khoa học diễn ra ngày 26/10/2012 do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách (TTNC&PTCS) - Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Quỹ Rosa LuxemBurg (Cộng Hoà Liên Bang Đức) tổ chức.
Thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động
Thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động
“Lựa chọn giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nhu cầu của thị trường lao động” là chủ đề của toạ đàm khoa học diễn ra ngày 26/10/2012 do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách (TTNC&PTCS) - Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Quỹ Rosa LuxemBurg (Cộng Hoà Liên Bang Đức) tổ chức. Tại toạ đàm các nhà khoa học, nhà quản lí đến từ các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và các nhà tuyển dụng đại diện cho các doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận những giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo đại học hiện nay với nhu cầu của thị trường lao động.

Trong báo cáo đề dẫn, PGS.TS Vũ Cao Đàm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách - cho biết: Hệ thống giáo dục của Việt Nam đã và đang phạm hàng loạt những nghịch lí giữa đào tạo và nhu cầu xã hội. Báo cáo tập trung đề cập đến sự yếu kém của hệ thống quản lí vĩ mô. Cụ thể đó là: xã hội không ngừng hiện đại hoá nhưng chương trình đào tạo thì vẫn lạc hậu; hướng tới mẫu người sáng tạo nhưng nội dung đào tạo lại đào tạo ra nhưng con rô – bốt vụng về; khoa học phát triển vũ bão nhưng mã ngành đào tạo “chuẩn hoá” đóng băng; nhu cầu không ngừng phát triển khoa học nhưng lại tôn vinh “học hàm” lạc lõng; triết lí giáo dục khủng hoảng, hệ thống nghiên cứu giáo điều; nhu cầu đào tạo biến động nhưng kế hoạch đào tạo quan liêu; nhu cầu đào tạo bức xúc nhưng xét cấp phép hành chính hoá lạnh lùng; bức xúc tự chủ đào tạo nhưng tư tưởng “trao quyền’ lại dè dặt; phát triển xã hội nóng bỏng nhưng hệ thống quản lí giáo dục cửa quyền. Đào tạo kĩ năng mền cho sinh viên chính là một giải pháp gắn kết giữa đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với thị trường lao động. Đây là kết quả thực nghiệm từ dự án Rosa Luxemburg về “Đổi mới chính sách giáo dục” do nhóm nghiên cứu của TS Đào Thanh Trường (TTNC&PTCS) và ThS Đặng Kim Khánh Ly (Khoa Xã hội học) thực hiện. Trong khuôn khổ của dự án nhóm nghiên cứu đã tổ chức 6 khoá tập huấn về kĩ năng mền cho sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV với những kĩ năng cụ thể như: kĩ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp, kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ năng tìm kiếm và phát triển nghề nghiệp, kĩ năng làm việc nhóm, chuẩn bị hồ sơ xin việc… Từ góc độ của nhà tuyển dụng, bà Vũ Thu Hà - Giám đốc công ty Cổ phần ứng dụng tâm lí hoa Mặt trời - cho biết: công ty có đặc thù công việc là cung ứng các dịch vụ về đào tạo và phát triển con người đã thực hiện nhiều đợt tuyển dụng đối với cử nhân tốt nghiệp khối khoa học xã hội nhân văn. Qua thực tế tuyển dụng tại công ty, bà Hà cho biết: phần lớn các ứng cử viên trúng tuyển gặp rất nhiều khó khăn khi bắt tay vào công việc, nhiều người trong số này công ty phải đào tạo lại hoặc cho nghỉ việc. Những ứng cử viên không được công ty tuyển dụng hoặc buộc thôi việc đều gặp phải những vấn đề trong thích ứng với công việc: thiếu kĩ năng nghề nghiệp, thiếu mục tiêu nghề nghiệp, thiếu tinh thần và thái độ làm việc chưa tích cực, thiếu kĩ năng giao tiếp ứng xử… Từ phản hồi của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chất lượng sản phẩm đào tạo TS Lê Hữu Phước – Phó Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM - trong tham luận đã bày tỏ suy nghĩ về các chương trình hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Theo TS Lê Hữu Phước, ở góc độ hỗ trợ cơ hội nghề nghiệp Nhà trường cần: cung cấp cho nhà tuyển dụng những sản phẩm và dịch vụ đào tạo mà nhà trường đang và sắp có; thu thập thông tin về nhu cầu nhân sự, nhu cầu đào tạo của nhà tuyển dụng; thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng; giới thiệu sinh viên cho nhà tuyển dụng và giới thiệu nhà tuyển dụng với sinh viên… Cũng từ góc độ là một đơn vị đào tạo PGS.TS Nguyễn Văn Kim – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN - đặc biệt chú trọng đến mục tiêu, thách thức và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao – một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục Việt Nam. Ông Kim nhấn mạnh: một trường đại học mạnh muốn tăng cường vị thế, phát triển lâu dài, bền vững, đủ sức đối thoại quốc tế luôn cần một tầm nhìn xa, lâu dài; khả năng điều hành, tổ chức, đội ngũ chuyên gia và tiềm lực tài chính. Và để đổi mới căn bản nền giáo dục Việt Nam, để xây dựng một số trường đại học hàng đầu đạt chuẩn khu vực quốc tế cần trân trọng, phát huy những nhân tố, di sản vốn có…

Nhiều ý kiến thảo luận khác tại toạ đàm cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin, giới thiệu việc làm và đánh giá hiệu quả đào tạo Trường ĐHKHXH&NV – ThS Phạm Viết Hoàn (Giám đốc Cổng thông tin việc làm Mywork, Công ti cổ phần ISS Việt Nam); Giúp đỡ sinh viên hội nhập nghề nghiệp thông qua việc xây dựng mô hình hướng nghiệp và tư vấn nghề: Trường hợp ĐHQGHN - TS Trịnh Văn Tùng (Khoa Xã hội học – Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)…

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây