"Vũ Như Tô" là một trong những vở kịch có giá trị nghệ thuật cao của sân khấu kịch Việt Nam. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng, bằng những tái hiện độc đáo, đã lột tả được diện mạo triều đình Lê Trung hưng, mà cụ thể là Lê Tương Dực, một sự suy thoái về căn bản của thiết chế phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI.
Ý tưởng Cửu Trùng Đài định hình, và kiến trúc sư Vũ Như Tô song hành với Cửu Trùng Đài như một tất yếu, ngoài vị kiến trúc sư này, không ai làm nổi. Và chỉ sau một cuộc trò chuyện với Đan Thiềm, khát vọng nghệ thuật trong con người ông đã thực sự sống lại. Phải chăng lòng Vũ đã tìm thấy một Chung Tử Kì hiểu được mình, ngọn gió đã dẹp tan hết những toan tính ích kỉ và thổi bùng lên hai sứ mệnh: Sứ mệnh nghệ thuật của thiên tài và sứ mệnh một người con của nước An Nam không hề nhược tiểu.
Chúng tôi thực sự trân trọng khát vọng nghệ thuật và quyết tâm thể hiện nội lực dân tộc mà nhân vật Vũ Như Tô đã bộc lộ. Chỉ có những nhân cách lớn, tài năng lớn mới có khả năng dấn thân và bảo vệ đến cùng khát vọng của mình.(1)
Mời quý vị thưởng thức hồi 5 - hồi cuối - trong vở kịch "Vũ Như Tô" của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, qua sự thể hiện của nhóm kịch Hoài Vọng. Đây là tiết mục đạt giải nhất tại
Đêm kịch Văn khoa mở rộng (tối 28/4/2011) hướng tới kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Khoa Văn học (1956 - 2011)
(2).
_____________
(1) Trích lời giới thiệu của nhóm kịch Hoài Vọng
(2) Do sơ suất trong khâu chuẩn bị nên phông nền bị in nhầm thành "50 năm".