Đào tạo

TTLV: Những cơ chế tập hợp lực lượng mới của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (2021-2024)

Thứ tư - 23/07/2025 21:54

      THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/10/2000

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số: 5626/QĐ-XHNV Ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Những cơ chế tập hợp lực lượng mới của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (2021-2024)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Nghiêm Tuấn Hùng, Viện Nghiên cứu Châu Âu và Châu Mỹ

TS. Phạm Thị Thu Huyền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Luận văn “Những cơ chế tập hợp lực lượng mới của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (2021–2024)” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ thực tiễn triển khai các cơ chế tập hợp lực lượng của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế, luận văn đã xác lập khái niệm cơ chế tập hợp lực lượng “là cách thức tổ chức, vận hành sự phối hợp chính sách, nguồn lực, và hành động giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, được biểu hiện dưới những hình thức linh hoạt khác nhau, nhằm cân bằng quyền lực hoặc bảo vệ lợi ích chiến lược chung”. Đây là một đóng góp lý luận mới, bổ sung cho các cách tiếp cận truyền thống còn thiên về tập hợp lực lượng như là một quá trình.

Từ góc độ thực tiễn, luận văn đã phân loại hệ thống các cơ chế tập hợp lực lượng của Mỹ tại khu vực thành ba nhóm: song phương (Mỹ – Ấn Độ, Mỹ – Philippines, Mỹ – Papua New Guinea), nhóm nhỏ (AUKUS, Mỹ – Nhật – Hàn, Mỹ – Nhật – Philippines), và đa phương (Quad, IPEF, PBP), qua đó làm rõ động lực, hình thức, mục tiêu và tính chất vận hành đặc thù của từng nhóm cơ chế.

Luận văn cũng rút ra năm đặc điểm nổi bật của các cơ chế tập hợp lực lượng giai đoạn 2021–2024, bao gồm: tính đa dạng, đối trọng Trung Quốc, kết hợp an ninh truyền thống – phi truyền thống, linh hoạt – không chính thức, và mở rộng đối tác. Luận văn cũng chỉ ra bốn xu hướng phát triển chính trong giai đoạn tới như tăng cường hợp tác kinh tế–công nghệ, mở rộng mạng lưới an ninh, đẩy mạnh đa phương hóa và gia tăng răn đe mềm.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích tác động của các cơ chế này tới cấu trúc an ninh khu vực và chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời dự báo xu hướng điều chỉnh chiến lược tập hợp lực lượng của Mỹ, trong bối cảnh thay đổi chính trị nội bộ nước Mỹ. Những đóng góp lý luận và thực tiễn này là cơ sở quan trọng để nhận diện động lực chiến lược và hoạch định chính sách ứng phó linh hoạt của Việt Nam trong khu vực.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần hỗ trợ việc nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách đối ngoại. Việc phân loại cụ thể các hình thức tập hợp lực lượng của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giúp giới nghiên cứu, hoạch định chính sách và nhà ngoại giao nhận diện rõ hơn động lực chiến lược, cấu trúc vận hành, cũng như hệ quả an ninh – chính trị của từng mô hình hợp tác. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm cơ sở tham khảo trong phân tích chiến lược, dự báo chính sách và xác định phương án ứng xử phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt tại khu vực.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Từ kết quả nghiên cứu, một số hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được đề xuất như:

(1) Phân tích so sánh giữa cơ chế tập hợp lực lượng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm nhận diện rõ hơn điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược tiếp cận;

(2) Nghiên cứu sâu về vai trò của các quốc gia tầm trung (như Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc, v.v) trong cấu trúc tập hợp lực lượng mới;

(3) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố phi truyền thống (như an ninh mạng, biến đổi khí hậu, chuỗi cung ứng công nghệ cao) trong thiết kế các cơ chế tập hợp lực lượng của các nước lớn;

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: 

Nguyễn Thị Như Quỳnh (2025), “Các cơ chế tập hợp lực lượng đa phương của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giai đoạn 2021-2024”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 1 (686), tháng 7/2025, tr. 9-14.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Nhu Quynh                       2.Sex: Female

3. Date of birth: 16/10/2000                                       4. Place of birth: Quang Ninh Province

5. Admission decision number: 5626/QĐ-XHNV     Dated 29/12/2023

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The U.S.’ New Force Aggregation Mechanism in Indo-Pacific (2021-2024)

8. Major: International Relations                         9. Code: 8310601.01

10. Supervisors:  Dr. Nghiem Tuan Hung, Institute for European and Americas

                            Dr. Pham Thi Thu Huyen, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis “The U.S.’ New Force Aggregation Mechanism in Indo-Pacific (2021-2024)” systematically organizes the theoretical foundations and clarifies the practical implementation of U.S. force aggregation mechanisms under President Joe Biden’s administration. Drawing upon international relations theories, the thesis conceptualizes force aggregation mechanisms as “institutionalized or flexible modes of organizing and operating the coordination of policies, resources, and actions among actors in international relations, expressed through various adaptable forms, aimed at balancing power or safeguarding shared strategic interests.” This constitutes a novel theoretical contribution, complementing traditional approaches that have predominantly treated force aggregation as a mere process.

From a practical perspective, the thesis categorizes the U.S. force aggregation mechanisms in the region into three groups: bilateral (e.g., U.S.–India, U.S.–Philippines, U.S.–Papua New Guinea), minilateral (e.g., AUKUS, U.S.–Japan–South Korea, U.S.–Japan–Philippines), and multilateral (e.g., Quad, IPEF, PBP). Through this typology, the study elucidates the driving forces, modalities, objectives, and operational characteristics unique to each type of mechanism.

The thesis further identifies five salient features of U.S. force aggregation mechanisms during 2021–2024: (1) diversity in forms of engagement, (2) counterbalancing China, (3) integration of traditional and non-traditional security, (4) flexible and informal institutionalization, and (5) partner-network expansion. Additionally, it highlights four emerging trends likely to shape future developments: (1) strengthening economic–technological cooperation, (2) expanding security networks, (3) intensifying multilateralism, and (4) enhancing soft deterrence.

Moreover, the research analyzes the implications of these mechanisms for regional security architecture and Vietnam’s foreign policy. It also forecasts potential adjustments to U.S. force aggregation strategies in response to shifts in U.S. domestic politics. These theoretical and empirical contributions provide a crucial foundation for identifying strategic drivers and formulating adaptive policy responses for Vietnam within the regional context.

12. Practical applicability, if any:

The findings of this thesis can contribute to research, teaching, and foreign policy planning. By offering a clear typology of U.S. force aggregation mechanisms in the Indo-Pacific, it enables scholars, policymakers, and diplomats to better understand strategic drivers, operational structures, and the security–political implications of different cooperation models. The results can serve as a valuable reference for strategic analysis, policy forecasting, and identifying appropriate response options for Vietnam amid intensifying great-power competition in the region.

13. Further research directions, if any: 

Building on these findings, several avenues for further research can be proposed:

  1. Comparative analysis of U.S. and Chinese force aggregation mechanisms in the Indo-Pacific to better delineate similarities and differences in their strategic approaches.

  2. In-depth examination of middle-power roles (e.g., Vietnam, Indonesia, South Korea) within the emerging force aggregation architecture.

  3. Exploration of non-traditional factors—such as cybersecurity, climate change, and high-tech supply chains—in shaping the design of great-power force aggregation mechanisms.

14. Thesis-related publications: 

Nguyễn Thị Như Quỳnh (2025), “Các cơ chế tập hợp lực lượng đa phương của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giai đoạn 2021-2024” [The U.S.’ Multilateral Force Aggregation Mechanisms in the Indo-Pacific during 2021-2024], Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương [Asia-Pacific Economic Journal], No. 1 (686), July 2025, pg. 9-14.

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây