Đào tạo

TTLV: Ảnh hưởng tư tưởng Hộ Pháp Phạm Công Tắc trong đời sống của tín đồ Cao Đài tòa thánh Tây Ninh

Thứ ba - 22/07/2025 22:41

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1.Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN HOÀNG

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/01/1990

4. Nơi sinh: Đồng Tháp

5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/QĐ-XHNV ngày 08/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: QĐ về việc kéo dài thời gian học tập:

+ Quyết định số 3094/QĐ-XHNV ngày 21 tháng 8 năm 2023 

+ Quyết định số 1148/QĐ-XHNV ngày 01 tháng 03 năm 2024 

+ Quyết định số 4333/QĐ-XHNV ngày 22 tháng 8 năm 2024 

+  Quyết định số 940/QĐ-XHNV ngày 7 tháng 02 năm 2025

7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng tư tưởng Hộ Pháp Phạm Công Tắc trong đời sống của tín đồ Cao Đài tòa thánh Tây Ninh

8. Chuyên ngành: Tôn giáo học;               Mã số: 8229009.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

     Luận văn nhằm khảo sát và phân tích chiều sâu ảnh hưởng tư tưởng của Hộ Pháp Phạm Công Tắc - nhân vật lịch sử quan trọng nhất, lãnh đạo then chốt của đạo Cao Đài – đến đời sống đạo đức tinh thần, tín ngưỡng và giá trị thực tiễn xã hội của tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Qua việc phân tích hệ thống tư tưởng của Hộ Pháp và khảo sát thực tiễn đời sống tín đồ trong và ngoài nước, luận văn giúp nhận diện cụ thể các phương diện ảnh hưởng của tư tưởng nhân vật lịch sử Hộ Pháp Phạm Công Tắc và đánh giá mức độ tiếp biến trong điều kiện xã hội đương đại.

      Luận văn xác định rằng tư tưởng của Hộ Pháp Phạm Công Tắc có kết cấu chặt chẽ, vận hành trên ba trục lớn:

  • Tư tưởng tôn giáo – tâm linh: Quan điểm về Thượng Đế, linh hồn, luật nhân quả, thiên cơ, vai trò của con người, Hội Thánh trong tiến trình tu sửa và hành trì, mô tả quá trình sau cái chết “thiêng liêng hằng sống”. Hộ Pháp nhấn mạnh đến sự liên thông giữa cõi vô hình và cõi hữu hình, coi đời sống tín ngưỡng là con đường luyện kỷ hướng đến sự giải thoát qua 3 còn đường giải thoát Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

  • Tư tưởng đạo đức – nhơn sanh: Đề cao tinh thần bác ái, công bình, vị tha, tự lực và tu thân luyện kỷ. Các khái niệm như “phương tu đại đạo”, “phương luyện kỷ đặng vào con đường thứ ba đại đạo” không chỉ là lý tưởng đạo đức mà còn là định hướng thực hành cho tín đồ.

  • Tư tưởng xã hội – dân tộc: Xem đạo gắn với vận mệnh đất nước, dân tộc; nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước, chấn hưng đạo đức xã hội, giữ gìn văn hóa truyền thống “nam phong thử nhựt biến nhơn phong” và đóng góp vào sự trường tồn của quốc gia “ một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc – ngày sau chủ mới lạ kỳ”.  

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

Luận văn khẳng định rằng tư tưởng của Hộ Pháp Phạm Công Tắc có ảnh hưởng sâu rộng và đa chiều đến đời sống người tín đồ, chức sắc Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, không chỉ trên bình diện tín ngưỡng mà còn trên phương diện đạo đức, quốc gia và dân tộc. Tư tưởng ấy đóng vai trò như một hệ chuẩn hướng dẫn cho hành vi cá nhân, tổ chức cộng đồng và nhận thức xã hội trong cộng đồng Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tư tưởng tôn giáo và đời sống thực tiễn, giữa cấu trúc niềm tin và cấu trúc xã hội trong một tôn giáo nội sinh được khai sáng tại Việt Nam bởi sự kết hợp hài hòa giữa bản tay vô hình “Đức Chí Tôn” và bàn tay cơ bút của Hộ Pháp Phạm Công Tắc và những trí thức lớn của Nam kỳ đầu thế kỷ 19 như Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu, Lâm Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thơ, Ngô Văn Chiêu….. 

Qua đó, nghiên cứu cung cấp thêm tư liệu cho ngành Tôn giáo học trong việc phân tích vai trò của cá nhân lãnh đạo tôn giáo đối với quá trình hình thành và duy trì hệ giá trị trong cộng đồng tín đồ. Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại Tây Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung, để các địa phương khác có thể tham khảo và rút kinh nghiệm để phát huy vai trò công tác quản lý được cải thiện cởi mở và gốc nhìn tích cực, đúng đắng về Cao Đài nói chung và Hộ Pháp Phạm Công Tắc nói riêng, theo đúng tinh thần của nhà nước “chủ trương khép lại quá khứ, tôn trọng khác biệt, hướng tới tương lai, cùng ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giàu mạnh và phát triển.” “tôn giáo góp phần phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

  Tư tưởng chính trị – xã hội của Hộ Pháp Phạm Công Tắc trong bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu – giữa thế kỷ XX. Phân tích mối liên hệ giữa tư tưởng của Hộ Pháp và hoàn cảnh chính trị – xã hội của Việt Nam giai đoạn thuộc địa và hậu thuộc địa. Làm rõ lập trường dân tộc, thái độ đối với thực dân, và vai trò của tôn giáo trong công cuộc kiến thiết quốc gia.

Biến đổi và tái diễn giải tư tưởng Hộ Pháp trong cộng đồng tín đồ trẻ. Khảo sát cách thế hệ tín đồ trẻ tiếp cận, hiểu và vận dụng tư tưởng Hộ Pháp trong bối cảnh xã hội hiện đại, đô thị hóa, và toàn cầu hóa. Phân tích quá trình “tái cấu trúc niềm tin” và “cá nhân hóa thực hành tôn giáo” từ tư tưởng cổ điển.

Vai trò của Hiệp Thiên Đài và mô hình tổ chức tôn giáo theo tư tưởng Hộ Pháp: Từ nguyên lý đến thực tiễn. Nghiên cứu cấu trúc tổ chức hành đạo được Hộ Pháp thiết lập và lý tưởng hóa, so với thực trạng vận hành tại các cơ sở Cao Đài hiện nay. Đánh giá hiệu quả, thách thức và khả năng thích ứng của cơ cấu Hiệp Thiên Đài trong bối cảnh hiện đại.

Ảnh hưởng của tư tưởng Hộ Pháp trong cộng đồng Cao Đài hải ngoại. Nghiên cứu cách cộng đồng Cao Đài tại Mỹ, Úc, Canada tiếp nhận, bảo tồn và diễn giải tư tưởng Hộ Pháp trong điều kiện tôn giáo thiểu số, môi trường đa văn hóa và chính sách tôn giáo phương Tây.

Những hướng nghiên cứu trên không chỉ tiếp nối nền tảng học thuật từ luận văn hiện tại, mà còn góp phần mở rộng biên độ của ngành Tôn giáo học tại Việt Nam trong việc tiếp cận các tôn giáo bản địa dưới góc nhìn liên ngành, thực tiễn và lịch sử. Chúng cũng có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý tôn giáo, nghiên cứu liên văn hóa và hoạch định chính sách văn hóa – tín ngưỡng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có 

 

INFORMATION ABOUT MASTER THESIS

1. Student's full name: NGUYEN VAN HOANG

2. Gender: Female

3. Date of birth: 01 – JAN- 1990

4. Place of birth: Dong Thap Province

5. The decision number of student recognition: 1811/QD-XHNV dated September 

8, 2021 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

6. Changes during training: Extension of training duration

+ Number: 3094/QĐ-XHNV dated 21/8/2023 

+ Number:1148/QĐ-XHNV dated 01/03/2024 

+ Number:4333/QĐ-XHNV dated 22/8/2024 

+  Number: 940/QĐ-XHNV dated 07/02/2025

7. Thesis title: The Influence of Ho Phap Pham Cong Tac’s Thought on the Lives of Cao Dai Followers at the Tay Ninh Holy See

8. Major: Religious Studies; Code: 8229009.01

9. Scientific supervisor: Associate Professor Dr. Nguyen Thanh Xuan 

10. Summary results of the thesis:

The thesis aims to examine and analyze the depth of the ideological influence of Hộ Pháp Phạm Công Tắc—one of the most significant historical figures and key leaders of the Cao Đài religion—on the spiritual, moral, and practical social values of Cao Đài followers at the Holy See of Tây Ninh, especially in the context of contemporary society. Through an in-depth analysis of Hộ Pháp's ideological system and empirical surveys of the lived religious experiences of followers both in Vietnam and abroad, the thesis seeks to identify the specific dimensions of his influence and assess the degree of transformation and adaptation under modern social conditions.

The research establishes that the thought system of Hộ Pháp Phạm Công Tắc is tightly structured and operates along three major axes:

  • Religious – Spiritual Thought: This includes his perspectives on God, the soul, karmic law, divine will, and the roles of individuals and the Holy Assembly (Hội Thánh) in the path of spiritual cultivation and religious practice. He describes the post-death process as a form of “sacred eternal life,” and emphasizes the interconnection between the visible and invisible worlds. For him, religious life is the path of self-discipline aimed at spiritual liberation through the Three Paths of Salvation in the Great Way of the Third Universal Salvation (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ).

  • Ethical – Humanistic Thought: Hộ Pháp upholds ideals such as compassion, justice, altruism, self-reliance, and personal cultivation. Concepts like “the method of practicing the Great Way” and “the way of refining oneself to enter the third path of the Great Way” are not only moral ideals but also practical guidelines for spiritual discipline among followers.

  • Socio-political and Nationalist Thought: He views religion as intrinsically tied to the fate of the nation and its people, placing strong emphasis on patriotism, the revitalization of social ethics, and the preservation of traditional culture, captured in the maxim “Southern customs shall transform human morals today.” He also highlights the contribution of religion to national longevity, as expressed in the saying “a small nation among myriad countries—its future leader shall be extraordinary.”

11. Practical applicability:

The thesis affirms that the thought of Hộ Pháp Phạm Công Tắc has a profound and multidimensional influence on the lives of Cao Đài followers and dignitaries at the Tây Ninh Holy See—not only in terms of religious belief but also in moral, national, and ethnic dimensions. His thought functions as a normative framework that guides individual behavior, community organization, and social consciousness within the Cao Đài Tây Ninh community.

At the same time, the thesis contributes to clarifying the relationship between religious ideology and practical life, as well as between structures of belief and social structures in an indigenous religion founded in Vietnam. This religion was formed through a harmonious combination of the "invisible hand" of Đức Chí Tôn and the spiritualist writings of Hộ Pháp Phạm Công Tắc, along with the contributions of key Southern Vietnamese intellectuals in the early 20th century such as Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu, Lâm Ngọc Thanh, and Nguyễn Ngọc Thơ, Ngô Văn Chiêu….

Through this, the research offers additional resources for the field of religious studies in analyzing the role of religious leaders in shaping and maintaining a value system within a community of believers. It also draws upon practical experiences in the state management of belief and religion in Tây Ninh in particular, and in Vietnam as a whole, to provide useful references and lessons for other localities. These can help enhance the effectiveness of religious management, promote openness, and foster a more positive and accurate perspective on Cao Đài in general and on Hộ Pháp Phạm Công Tắc in particular—reflecting the government’s orientation of ‘closing the past, respecting differences, looking to the future, and working together to build a peaceful, unified, happy, prosperous, and developed Vietnam,’ where ‘religion contributes to promoting great national unity, and to building and defending the Fatherland.’

12. Future research directions:

 The socio-political thought of Hộ Pháp Phạm Công Tắc in the historical context of early to mid-20th century Vietnam. This research analyzes the interrelationship between Hộ Pháp’s thought and the political-social conditions of Vietnam during the colonial and post-colonial periods. It clarifies his nationalist stance, attitude toward colonialism, and the role of religion in the nation-building process.

Transformation and reinterpretation of Hộ Pháp's thought among younger followers. This section explores how the younger generation of Cao Đài adherents approaches, understands, and applies Hộ Pháp’s teachings in the context of modern society, urbanization, and globalization. It analyzes the processes of “belief restructuring” and “individualization of religious practice” emerging from classical religious doctrines.

The role of Hiệp Thiên Đài and the religious organizational model as envisioned by Hộ Pháp: From principles to practice. This study examines the structure of religious governance established and idealized by Hộ Pháp, compared to its current operation in present-day Cao Đài temples and centers. It evaluates the effectiveness, challenges, and adaptability of the Hiệp Thiên Đài framework in the modern context.

The influence of Hộ Pháp's thought in overseas Cao Đài communities. The research investigates how Cao Đài communities in the United States, Australia, and Canada receive, preserve, and interpret Hộ Pháp’s teachings under conditions of religious minority status, multicultural environments, and Western religious policies.

These proposed research directions not only build upon the academic foundations laid by the current thesis, but also contribute to expanding the scope of Religious Studies in Vietnam. They approach indigenous religions through interdisciplinary, practical, and historical perspectives. Furthermore, they provide valuable references for religious administrators, intercultural researchers, and policy makers in the field of cultural and religious affairs.

13. Published works related to the thesis: None

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây