THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: CAO JIA 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/07/1993
4. Nơi sinh: Vân Nam, Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số: 2750/QĐ-XHNV Ngày 02 tháng 08 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Cấu tạo, ngữ nghĩa các thuật ngữ tiếng Trung lĩnh vực Luật Lao Động và cách dịch sang tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số: 8310630
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. Phạm Thùy Chi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10.Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu này tiến hành so sánh có hệ thống thuật ngữ luật lao động Trung-Việt, dựa trên việc phân tích 144 thuật ngữ tiếng Trung (trích từ 5 văn bản pháp luật) và 125 thuật ngữ tiếng Việt. Kết quả cho thấy: thuật ngữ tiếng Trung chủ yếu sử dụng kết cấu bốn âm tiết (“同工同酬”), nổi bật với cấu trúc định trung và có xu hướng danh từ hóa rõ rệt; trong khi đó, thuật ngữ tiếng Việt thường có độ dài từ 4-7 âm tiết (“thanh tra lao động”) và sử dụng cấu trúc trung tâm ngữ đứng trước. Đối với những khó khăn trong dịch thuật, bao gồm: xung đột cấu trúc (trật tự “định + trung” trong tiếng Trung so với “động + tân” trong tiếng Việt), khoảng trống văn hóa (“住房公积金” không có từ tương ứng trong tiếng Việt), và sự khác biệt hệ thống pháp luật (“特殊工种” không đồng nghĩa hoàn toàn với khái niệm tương ứng trong tiếng Việt), nghiên cứu đã đề xuất ba chiến lược dịch thích ứng theo tầng bậc: dịch nguyên văn với từ tương đương hoàn toàn (“劳动” → “lao động”); điều chỉnh trật tự cú pháp hoặc nội hóa văn hóa đối với từ tương đương một phần; áp dụng dịch âm kèm chú thích hoặc giải thích chức năng đối với từ không có từ tương đương. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu song ngữ thuật ngữ luật lao động Trung-Việt đầu tiên, cung cấp nền tảng hỗ trợ cho công tác dịch thuật pháp luật.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : CAO JIA 2. Sex: Female
3. Date of birth: July 5, 1993 4. Place of birth: Yunnan, China
5. Admission decision number: 2750/QD-XHNV Dated August 2, 2023
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: The structure and semantics of Chinese terminology in the field of Labor Law and how to translate them into Vietnamese
8. Major: Vietnamese Studies 9. Code: 8310630
10. Supervisors: Dr. Pham Thuy Chi, VNU University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
This study systematically compares Chinese and Vietnamese legal terms in the field of labor law, based on an analysis of 144 Chinese terms (extracted from five Chinese legal documents including the Labor Law) and 125 Vietnamese terms. The findings reveal that Chinese legal terms predominantly utilize four-character structures (“同工同酬”), feature a prominent modifier-head structure, and exhibit a high degree of nominalization. In contrast, Vietnamese legal terms typically range from 4 to 7 syllables in length (“thanh tra lao động”) and follow a head-initial structure. In addressing translation challenges—including structural conflicts (the “modifier + head” order in Chinese versus the “verb + object” order in Vietnamese), cultural gaps (the absence of an equivalent term for “住房公积金”), and legal system differences (“特殊工种” not fully equivalent to the Vietnamese concept). The study proposes a three-tiered adaptive strategy: literal translation for fully equivalent terms (“劳动” → “lao động” ); Word order adjustment or cultural localization for partially equivalent terms; Transliteration with annotation or functional paraphrasing for zero-equivalence terms. The outcome of this research includes the development of the first bilingual Chinese-Vietnamese labor law terminology database, providing a foundation to support legal translation. This contribution facilitates legal cooperation and sustainable development in the labor law domain between China and Vietnam.
12. Practical applicability
13. Further research directions:
14. Thesis-related publications: None
Tác giả: Phòng Đào tạo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn