Tóm tắt luận án NCS: Phan Văn Kiền

Thứ sáu - 27/03/2020 05:34

                                                                TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ

                                                                                   MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin toàn cầu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang đặt ra nhiều thách thức to lớn với người làm thông tin nói chung và báo chí truyền thông nói riêng.

Sự xuất hiện, lan truyền và phổ biến của thông tin trên mạng xã hội đang là bài toán khó với các nhà quản lý cũng như các cơ quan báo chí truyền thông toàn cầu. Không gian mạng xã hội thường xuyên chịu tác động tiêu cực từ tin đồn (rumor) và tin tức giả (fake news). Chưa kể, nhiều đối tượng đã lợi dụng tính lan truyền nhanh chóng và ít bị kiểm soát của mạng xã hội để tung ra những tin tức giả cố ý nhằm điều khiển dư luận xã hội đi theo hướng đã được vạch sẵn.

Trong bối cảnh đó, vai trò của báo chí chính thống càng trở nên quan trọng trong việc bổ khuyết, đính chính, phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trước sự tấn công của tin tức giả từ mạng xã hội. Từ đó, vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội những năm gần đây càng được nhận thức rõ nét hơn. 

Phản biện xã hội là hiện tượng xuất hiện và phát triển rất sớm ở các xã hội phương Tây và trở thành một tiêu chí quan trọng trong quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị xã hội. Phản biện xã hội của báo chí bắt đầu được tập trung nghiên cứu khoảng hơn mười năm lại đây ở Việt Nam

Một trong những khía cạnh chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều là đánh giá vai trò phản biện xã hội của báo điện tử trong mối quan hệ với hướng dẫn dư luận xã hội trên không gian công báo điện tử.

Việc tiếp cận đa chiều hơn về hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cũng là một vấn đề đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu mới.

Từ những phân tích về tính cấp thiết trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử” làm luận án tốt nghiệp bậc tiến sĩ ngành báo chí truyền thông.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử, luận án khảo sát, đánh giá vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử Việt Nam hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu trong luận án như phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo điện tử, dư luận xã hội, hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử, mối quan hệ của phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên báo điện tử…

Thứ hai, luận án khảo sát, làm rõ vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử.

Thứ ba, làm rõ các tiêu chí và đánh giá hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử theo các tiêu chí xác định.

Thứ tư, luận án phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của hai báo điện tử khảo sát.

Thứ năm, từ các nhận định, đánh giá, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử Việt Nam.

Không gian nghiên cứu là hai báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress. Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến 2016.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Báo chí tác động vào thực tiễn đời sống thông qua việc hướng dẫn dư luận xã hội. Từ những tác động đó, góp phần để dư luận xã hội tác động trực tiếp lên đời sống xã hội, góp phần thay đổi thực tiễn.

Giả thuyết 2: Báo điện tử với các thế mạnh của loại hình trực tuyến có những vai trò khác biệt so với các loại hình khác trong thực hiện vai trò phản biện xã hội như tạo ra diễn đàn thảo luận trực tiếp cho công chúng thảo luận, tham góp ý kiến; tạo ra các thông điệp đa phương tiện trong quá trình phản biện xã hội; tạo ra các “dòng chảy đa bước” trong quá trình thảo luận của công chúng…

Giả thuyết 3: Toà soạn và nhà báo có vai trò thiết lập chương trình nghị sự trong quá trình tổ chức thông điệp để tác động, hướng dẫn dư luận xã hội.

Giả thuyết 4: Dư luận xã hội trên không gian công báo điện tử Việt Nam có những đặc thù riêng rất rõ nét trong quá trình tham gia phản biện xã hội. Các đặc thù này được chi phối bởi tính ảo của không gian internet và những đặc điểm văn hóa, xã hội mang tính đặc thù của bối cảnh Việt Nam.

Giả thuyết 5: Chất lượng phản biện xã hội trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng chưa toàn diện, thể hiện qua hiệu quả giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa đồng đều.

6..Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận

Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí nói chung và của báo điện tử nói riêng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Luận án cũng sử dụng các lý thuyết về báo chí truyền thông, xã hội học, chính trị học.

6.2. Phương pháp cụ thể

6.2.1.Phương pháp Phân tích nội dung

Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng trong luận án để phân tích nội dung các tác phẩm báo chí được khảo sát nhằm mục đích tiếp cận nội dung và phương thức của quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của hai báo điện tử Vnexpress và Tuổi Trẻ.

Phương pháp này cũng được sử dụng trong việc phân tích nội dung các phản hồi của công chúng sau khi tiếp nhận thông điệp từ tác phẩm để thảo luận và bổ sung thêm thông tin cho các kết quả định lượng đã được thống kê và phân tích. 

6.2.2. Phương pháp thống kê

Đây là phương pháp được sử dụng chủ đạo trong luận án. Tác giả luận án đã thực hiện các thống kê sau:  

  • Khảo sát 1.745 tin bài trên báo điện tử Vnexpress và 1.268 tin bài trên báo Tuổi Trẻ online liên quan tới 92 sự kiện, sự việc được phản biện xã hội trên hai báo từ năm 2010 đến 2016.
  • Khảo sát và thống kê 46.503 ý kiến phản hồi trên mục Góc nhìn của báo Vnexpress và 8.375 ý kiến phản hồi trên mục Thời sự - Suy nghĩ của báo Tuổi Trẻ trong ba năm, từ 2013 đến 2016 để phân tích các đặc điểm của thảo luận công trên môi trường báo điện tử cũng như xem xét sự vận động trong các ý kiến phản hồi trên không gian công này theo tiến trình thời gian.
  • Ngoài ra, trong quá trình phân tích nội dung và phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn xã hội thông qua các trường hợp cụ thể, phương pháp thống kê cũng được sử dụng tích cực trong việc phân loại các dữ liệu định lượng theo các tiêu chí cụ thể để phục vụ cho quá trình phân tích định tính.
  • Luận án cũng sử dụng ứng dụng thống kê của Google (Googletrend) để thu thập dữ liệu người truy cập thông tin toàn cầu của hai báo điện tử khảo sát.

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả luận án đã trực tiếp phỏng vấn sâu bằng trao đổi trực tiếp có ghi âm và bằng phiếu trả lời với 17 người gồm ban biên tập, lãnh đạo ban, mục, phóng viên, cộng tác viên là những người quản lý mục trực tiếp hoặc là tác giả của các bài viết đăng trên hai báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress.

6.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu đặc điểm của một số đối tượng sau khi phân tích.

7. Đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án nhìn nhận vai trò phản biện xã hội của báo điện tử trong mối quan hệ với hướng dẫn dư luận xã hội một cách cụ thể, có khảo sát, đánh giá.

Thứ hai, luận án chỉ ra không gian “thứ cấp” trong thảo luận của công chúng với các mục khảo sát.

Thứ ba, luận án đánh giá hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử dựa trên khảo sát kết hợp giữa chiều dọc (trục thời gian theo mục) và chiều ngang (các sự kiện cụ thể trên hai báo).

Thứ tư, luận án đánh giá hiệu quả của việc tích hợp đa phương tiện của các báo điện tử trong quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội 

8. Ý nghĩa của luận án

8.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án bổ sung thêm một góc nhìn mới trong việc tiếp cận về vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Luận án đã làm rõ hơn mối quan hệ giữa phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trong vai trò của báo điện tử nói chung.

Luận án cũng đã nhìn nhận một cách cụ thể từ lý thuyết đến thực tiễn các đặc điểm của không gian công trong vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử Việt Nam.

Những vấn đề lý luận và các kết luận được trình bày trong luận án có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận án là cơ sở để hai báo điện tử Vnexpress và Tuổi Trẻ online có những thay đổi phù hợp để phát triển không gian công trên giao diện của chính mình. Luận án cũng là tài liệu có ý nghĩa nhất định để các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong lĩnh vực báo chí truyền thông tham khảo trong việc thiết lập và ra các quyết định quản lý. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về vai trò của báo chí nói chung và vai trò phản biện xã hội, hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử nói riêng.

9. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục… phần nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương:

Chương 1. Tổng quan nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên báo điện tử

Chương 3. Vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress.

Chương 4. Mấy vấn đề đặt ra và một số giải pháp nâng cao vai trò, hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử.

                                                               Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Luận án tiến hành khảo sát các tài liệu thành hai hướng là các nghiên cứu ở nước ngoài và các nghiên cứu ở Việt Nam. Các nghiên cứu ở nước ngoài được tiếp cận dưới ba khía cạnh:

1/Những nghiên cứu về vai trò của báo điện tử;

2/Những nghiên cứu về vai trò phản biện xã hội của báo chí;

3/Những nghiên cứu về vai trò hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí

Các nghiên cứu ở Việt Nam được tiếp cận theo hai khía canh:

1/Các nghiên cứu về vai trò phản biện xã hội của báo chí. Khía cạnh này được phân thành: Những nghiên cứu mang tính lý luận cơ bản về phản biện xã hội và những nghiên cứu về phản biện xã hội của báo chí.

2/ Các nghiên cứu về vai trò hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí.

Từ việc tổng quan tài liệu, luận án có một số nhận xét, đánh giá như sau:

1.1. Nghiên cứu về phản biện xã hội đang là một hướng nghiên cứu thu hút nhiều lĩnh vực cùng tham gia: triết học, chính trị học, xã hội học, báo chí truyền thông… Phản biện xã hội ở Việt Nam, về mặt bản chất là giải quyết nhu cầu cấp bách của thực tiễn phát triển của đất nước. Nghĩa là, tính cấp thiết của phản biện xã hội là tính ứng dụng vào các lĩnh vực cụ thể chứ không phải là nghiên cứu lý thuyết chung chung. Tuy nhiên, phản biện xã hội lại là một vấn đề rộng và cần sự giải quyết của những nghiên cứu đa ngành. Tính hai mặt ấy của phản biện xã hội đã khiến cho các nhà nghiên cứu rơi vào hai khó khăn: Khó khăn thứ nhất là nếu tiếp cận từ các góc độ riêng biệt thì sẽ thấy lĩnh vực nào cũng có thể đề cập tới phản biện xã hội như là một vai trò của lĩnh vực mình, nhưng rốt cuộc, khi tiếp cận riêng rẽ dưới góc độ nào cũng sẽ thấy không bao quát và khó thuyết phục. Khó khăn thứ hai là nếu tiếp cận liên ngành thì cần phải có cái nhìn vừa bao quát, vừa cụ thể với từng lĩnh vực nghiên cứu thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Dưới góc độ báo chí truyền thông, các nghiên cứu từ trước tới nay thường tiếp cận ở góc độ tổng thể chứ chưa nghiên cứu được cụ thể. Có một vài tiếp cận cụ thể thì lại thường thông qua nghiên cứu một lĩnh vực khác để nói về báo chí truyền thông chứ không phải là các nghiên cứu trực diện.

1.2. Về mặt lý thuyết, phản biện xã hội xuất hiện rất sớm trên thế giới và là nội dung của các lĩnh vực triết học, chính trị học, xã hội học trước khi trở thành một khái niệm trong vai trò của báo chí truyền thông hiện đại. Các nghiên cứu trên thế giới về phản biện xã hội giai đoạn cận hiện đại tập trung vào mảng lý thuyết phê phán xã hội do quy định của đặc điểm lịch sử xã hội (các nhà nghiên cứu “tiền” Khai sáng, các nhà phê phán Khai sáng, các tác giả thuộc trường phái Franfourk…).

1.3. Các nghiên cứu về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội nói chung ở trên thế giới và Việt Nam vẫn đang tập trung chủ yếu vào các khía cạnh “truyền thống” như đã biết từ trước tới nay như vai trò tư tưởng, vai trò trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục… những tài liệu xuất bản gần nhất chúng tôi có khi đề cập đến vai trò phản biện xã hội thường đề cập thông qua chức năng định hướng dư luận hoặc chức năng giám sát xã hội của báo chí (Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Nguyễn Văn Dững…)

1.4. Khi đề cập tới vai trò của báo chí truyền thông trong hoạt động phản biện xã hội, các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam vẫn đang chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa vai trò của báo chí truyền thông trong tạo lập và định hướng dư luận xã hội chứ chưa đề cập thẳng vai trò phản biện xã hội. Nghĩa là các nghiên cứu này đã chạm đến bản chất của phản biện xã hội của báo chí truyền thông nhưng chưa gọi tên được ra thành khái niệm phản biện xã hội (như các nghiên cứu của Trần Hữu Quang, Nguyễn Quý Thanh, Mai Quỳnh Nam...)

1.5. Một số luận án tiến sĩ đã tiến hành nghiên cứu sâu về phản biện xã hội trên báo chí nhưng rơi vào hai trường hơp: Trường hợp thứ nhất là nghiên cứu phản biện xã hội của báo chí thông qua góc tiếp cận của một lĩnh vực ngoài báo chí (như Đỗ Văn Quân tiếp cận qua góc nhìn xã hội học, Nguyễn Văn Minh tiếp cận qua góc nhìn chính trị học…). Trường hợp thứ hai là nghiên cứu phản biện xã hội của báo chí thông qua góc tiếp cận báo chí học nhưng lại rơi vào trường hợp nghiên cứu tổng quát chứ chưa cụ thể. Thậm chí, nghiên cứu tổng quát này lại khảo sát trên lát cắt ngang của vấn đề sự kiện, khiến cho các nhận định về kết quả nghiên cứu bị rơi vào chủ quan, thiếu tính hệ thống (như trường hợp Trần Xuân Thân).

Tóm lại: Nghiên cứu về phản biện xã hội, phản biện xã hội trên báo chí không phải là vấn đề nghiên cứu mới. Tuy nhiên, tiếp cận phản biện xã hội như là một vai trò của báo chí truyền thông và có sự nhìn nhận trong tương quan với bản chất của nó là vai trò hướng dẫn dư luận xã hội thì chưa có công trình nào đề cập trực tiếp.

 

                                                                                                 Chương 2

                                CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ HƯỚNG DẪN DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ

2.1 Những khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Phản biện

Qua việc phân tích các định nghĩa khác nhau về phản biện của nhiều tác giả, luận án tạm hiểu phản biện trên những khía cạnh sau:

- Phản biện là sự thể hiện ý nghĩa bên trong của hoạt động phê phán, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

- Phản biện không hẳn là phản bác. Phản biện là đánh giá, nhận xét một cách khách quan, có lý lẽ và có chứng cứ khoa học về một vấn đề, một hiện tượng trong cuộc sống. Vì thế, phản biện bao hàm cả “khen” và “chê”.

- Phản biện xuất hiện khi đã trải qua một sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo và nghiêm túc về đối tượng được phản biện. Vì thế, khi đã nói đến phản biện là nói đến sự nhận xét, đánh giá khách quan và khoa học. Những phản biện theo mục đích chủ quan của người phản biện không còn đúng với tinh thần của thuật ngữ phản biện.

- Phản biện đúng nghĩa, dù biểu hiện ở mặt nào cũng đều với mục đích xây dựng chứ không phải để bài xích, bác bỏ.

2.1.2. Phản biện xã hội

Phản biện xã hội được luận án tiếp cận dưới những khía cạnh sau:

- Phản biện xã hội là dùng lập luận, đánh giá, nhận định với tinh thần phản biện với những vấn đề lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận lớn dân chúng.

- Phản biện xã hội về hình thức là một cuộc đối thoại lớn giữa các nhóm xã hội (có thể là chính quyền và người dân…) để điều hoà các lợi ích và xung đột trên thực tế.

-  Phản biện xã hội được hình thành và phát triển trên cơ sở đa nguyên ý kiến về một vấn đề, một hiện tượng trong xã hội có liên quan mật thiết đến đời sống con người. Vì vậy, dù kết quả phản biện xã hội là sự đồng thuận, nhưng trong quá trình thảo luận bao giờ cũng xuất hiện rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau.

- Phản biện xã hội được sử dụng để giải quyết các vấn đề cấp bách nảy sinh trong xã hội. Do vậy, mục đích cuối cùng của phản biện xã hội là phản biện chính sách công.

2.1.3. Dư luận xã hội

Khái niệm dư luận xã hội trong tiếng Anh là “Public Opinion”, được J. Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 12. Nhưng người đầu tiên sử dụng khái niệm này theo nghĩa hiện đại là Jean – Jacques Rousseau. Trong tiếng Việt, thuật ngữ dư luận xã hội được gọi theo nhiều tên gọi khác nhau như ý kiến công chúng, công luận, dư luận công chúng, ý kiến quần chúng, ý kiến dư luận…

Từ việc phân tích và trích dẫn các quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Mai Quỳnh Nam và Phạm Chiến Khu khi cho rằng dư luận xã hội là biểu hiện của ý thức xã hội mà bản chất của nó thể hiện ở các hoạt động thực tế của con người. Dư luận xã hội được hình thành sau quá trình trao đổi, thảo luận trong xã hội. 

Trong luận án này, khái niệm dư luận xã hội cũng được nhìn nhận là kết quả của quá trình thảo luận xã hội trên một nền tảng không gian đặc thù – không gian báo điện tử. Vì diễn ra trên một không gian đặc thù (được trình bày kỹ ở mục 2.4 của chương này) nên dư luận xã hội do quá trình thảo luận xã hội trên báo điện tử cũng có những nét đặc thù nhất định.

2.1.4. Hướng dẫn dư luận xã hội

Trong rất nhiều tài liệu mà chúng tôi tham khảo đều có nhắc đến vai trò của báo chí trong việc định hướng dư luận xã hội. Thậm chí, có những tài liệu còn coi định hướng dư luận xã hội như là chức năng của báo chí.

Thuật ngữ “định hướng” vừa mang tính cứng nhắc, vừa mang tính áp đặt hơn thuật ngữ “hướng dẫn”. Không chỉ vậy, thuật ngữ “hướng dẫn” được sử dụng trong văn bản pháp quy của nhà nước quy định. Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “hướng dẫn dư luận xã hội”.

2.1.5. Báo điện tử

Có nhiều khái niệm khác nhau về “Báo điện tử”. Trong tiếng Anh, loại hình này được gọi là “Electronic media/journalism”, “E-journalism”. Để nhấn mạnh vào đặc điểm trực tuyến của loại hình báo chí này, người ta còn sử dụng khái niệm “Online journalism”, “Online Newspaper”.

Báo điện tử là tên gọi cho loại hình báo chí sử dụng mạng internet để hoạt động thông tin thông qua hình thức của một website (trang web).

Đặc trưng của báo điện tử được nhiều tác giả đề cập dưới 4 góc độ chính: 1/Khả năng đa phương tiện; 2/ Tính tức thời và phi định kỳ; 3/ Tính tương tác và 4/ Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin. [Nguyễn Thị Trường Giang, 2011, trang 103-146]

Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi quan tâm tới đặc trưng thứ ba của loại hình báo chí này, đó là tính tương tác trực tuyến. Đây có thể coi là thế mạnh của báo điện tử trong việc tạo ra môi trường để hình thành dư luận xã hội của báo chí.

2.2. Mối quan hệ giữa phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử

Mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời của vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí có thể được nhìn nhận sâu hơn ở một số khía cạnh sau: Tính bền vững của chuẩn mực xã hội; Phản biện xã hội là căn cứ lý tính cho dư luận xã hội; Dư luận xã hội tập hợp, phổ biến các chuẩn mực xã hội để tạo ra khuynh hướng tác động mới. Dư luận xã hội phản ánh trực tiếp hiệu quả của phản biện xã hội

2.3. Nội dung, phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử

2.3.1. Nội dung phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội

Luận án của chúng tôi tiếp cận nội dung phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử theo các góc độ sau:

Thứ nhất, báo điện tử phản biện những dự thảo, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Thứ hai, báo điện tử trong quá trình thông tin cũng đồng thời đưa ra cơ sở khoa học – thực tiễn đối với các đề án, quyết sách, chính sách công.

Thứ ba, Báo điện tử tham gia chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng…

2.3.2. Phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội

Với góc tiếp cận của luận án này, báo điện tử sử dụng các phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội cụ thể như sau:

Thứ nhất, báo điện tử cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời, đa chiều trên nền tảng chuẩn mực xã hội trong quá trình thực hiện vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội.

Thứ hai, báo điện tử cung cấp thông tin, dữ liệu đa phương tiện trong quá trình thực hiện vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội.

Thứ ba, báo điện tử tổ chức thảo luận trực tiếp về các vấn đề đặt ra trong quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội.

2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử

Từ những lập luận và phân tích bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thông tin, hiệu quả phản biện xã hội của nhiều tác giả, chúng tôi đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử như sau:

Mức 1: Mức độ tiếp nhận của công chúng.

Mức 2: Mức độ thảo luận, phản hồi của công chúng

Mức 3: Hiệu quả thực tế (mức độ tác động tới chính sách và thay đổi thực tế vấn đề)

2.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí

Từ việc phân tích nhiều văn kiện, chỉ đạo… mang tính tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam, luận án khái quát thành ba quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí là: 1/ Báo chí phải góp phần tăng cường phê và tự phê bình trong toàn xã hội; 2/ Báo chí phải tạo ra diễn đàn rộng rãi để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến; 3/ Báo chí phải tích cực phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội.

2.6. Phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội dưới góc nhìn của lý thuyết Không gian công, Thiết lập chương trình nghị sự và Dòng chảy hai bước

Luận án giới thiệu nội dung của ba lý thuyết truyền thông được sử dụng phổ biến, đồng thời, phân tích hướng tiếp cận và quá trình vận dụng nội dung của các lý thuyết này vào luận án.

                                                                                         Chương 3

                                               VAI TRÒ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ HƯỚNG DẪN DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TUỔI TRẺ VÀ VNEXPRESS

3.1. Nội dung phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội

Luận án tiến hành khảo sát 1.745 tin bài trên báo Vnexpress và 1.268 bài trên Tuổi Trẻ liên quan tới 92 sự kiện, sự việc được phản biện xã hội trên hai báo từ năm 2010 đến 2016. Tác giả luận án tiến hành phân loại nội dung phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội theo 3 tiêu chí đã được đề cập trong chương 2 của luận án. Các tiêu chí được mã hóa như sau:

ND1: Nội dung 1, phản biện các dự thảo, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước.

ND2: Nội dung 2, Đưa ra cơ sở khoa học – thực tiễn đối với các đề án, quyết sách, chính sách công

ND3: Nội dung 3, Tham gia chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng…

Kết quả như sau:

Nội dung

Vnexpress

Tuổi Trẻ

Sự kiện

Bài báo

Sự kiện

Bài báo

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

ND1

39

42.4

528

30.2

31

33.6

420

33.1

ND2

31

33.3

1.025

58.7

33

35.9

535

42.2

ND3

22

24.2

192

11

28

30.5

313

24.7

 

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát nội dung phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên báo điện tử Vnexpres và Tuổi Trẻ từ 2010 – 2016.

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, xu hướng chung của hai báo là tập trung vào việc phản biện các dự thảo, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước và đưa ra cơ sở khoa học – thực tiễn đối với các đề án, quyết sách, chính sách công (nội dung 1 và 2). Nội dung 3 (tham gia chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng) có lượng bài viết và tỷ lệ thấp hơn.

Thứ hai,  ở nội dung “đưa ra cơ sở khoa học – thực tiễn đối với các đề án, quyết sách, chính sách công”, cả hai báo đều có số lượng sự kiện thấp hơn nhưng số lượng bài lại cao hơn nội dung thứ nhất (phản biện các dự thảo, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước).

Thứ ba, báo Tuổi Trẻ có cả số lượng và tỷ lệ bài chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng cao hơn so với tỷ lệ của Vnexpress, dù tổng lượng bài viết ở nội dung này của Vnexpress cao hơn. Điều này thể hiện tính chất của hai trang báo mà luận án khảo sát.

3.1.1.Phản biện những dự thảo, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Phản biện xã hội với các nội dung này thường tập trung vào giai đoạn hình thành chủ trương, chính sách. Báo chí tham gia phản biện xã hội để chủ trương, chính sách được tham góp, soi chiếu dưới nhiều góc tiếp cận khác nhau, giúp cơ quan công quyền có những quyết sách đúng đắn, phù hợp với lợi ích thực tế của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp báo chí còn tham gia phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trong từng giai đoạn thực hiện chủ trương bởi có những phát sinh khác trên thực tế so với chủ trương ban đầu. Lúc này, báo chí vừa thực hiện chức năng giám sát, vừa thực hiện chức năng phản biện xã hội để kịp thời điều chỉnh các quyết sách, đồng thời thực hiện vai trò hướng dẫn dư luận xã hội để công chúng có nhận thức rõ và đầy đủ về đường lối, chính sách.

Loạt bài về “xe chính chủ” và “phân luồng giao thông đô thị” trên báo Vnexpress và nhiều báo điện tử Việt Nam đã tạo được sức mạnh phản biện xã hội và góp phần trực tiếp điều chỉnh các chính sách của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an.

Trước hết, cả hai loạt bài đều tạo ra được một diễn đàn thảo luận sôi nổi, lôi kéo được nhiều thành phần xã hội tham gia.

Thứ hai, cả hai loạt bài đều thể hiện tính chuyên nghiệp trong quá trình thông tin về vấn đề thảo luận. Phối hợp các thể loại mang tính thể mạnh của thông tin và phản biện như tin, phản ánh, phỏng vấn…

Thứ ba, cùng tạo ra diễn đàn thảo luận rộng rãi, nhưng ở hai loạt bài có sự khác biệt căn bản.

Thứ tư, Từ cách thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội như trên, tự thân việc chú trọng vào các yếu tố trong quá trình phản biện ở hai loạt bài cũng thể hiện những điểm khác biệt.

3.1.2.Đưa ra cơ sở khoa học – thực tiễn đối với các đề án, quyết sách, chính sách công

   Cơ sở khoa học tốt nhất là lấy ý kiến của những người có chuyên môn cao. Cơ sở thực tiễn tốt nhất là nghe ý kiến những người trong cuộc, mà quan trọng nhất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đề án, quyết sách, chính sách ấy. Vì vậy, một đề án, quyết sách, chính sách công khi được phản biện xã hội trên báo điện tử thường là tập hợp của ba tuyến thông tin cơ bản: Tuyến thông tin từ tòa soạn, tuyến thông tin từ các chuyên gia và tuyến thông tin từ ý kiến của công chúng.

Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi phân tích sâu hai sự kiện trên Tuổi Trẻ và Vnexpress. Đó là sự kiện về Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và sự kiện Thay thế cây xanh ở Hà Nội năm 2015.

3.1.3.Tham gia chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng…

Đây là một nội dung phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội mà hai báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress đã thể hiện vai trò rõ nét thông qua các sự kiện, vấn đề được đề cập, phản biện và theo đến cùng sự việc. Báo Tuổi Trẻ được đánh giá cao là tờ báo có uy tín trong chống tiêu cực, tham nhũng. Vnexpress cũng là trang báo nhanh nhạy, đa chiều trong nội dung này. 

Có thể khẳng định rằng, quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội về sự kiện thay thế cây xanh ở Hà Nội có sự góp phần rất lớn (nếu không muốn nói là chủ yếu) của báo chí và mạng xã hội.

Những đặc trưng phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo chí qua trường hợp thay thế cây xanh được biểu hiện dưới hai khía cạnh chính. Khía cạnh thứ nhất, loạt bài trên hai trang báo đã thể hiện được quá trình lập luận, thuyết phục chuyên nghiệp của báo chí bằng việc kết hợp chặt chẽ giữa thông tin lý lẽ và thông tin cảm xúc để thực hiện quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội. Quá trình này đã tạo được sức mạnh tổng hơp của phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội ở cách thức lập luận vấn đề.

Khía cạnh thứ hai, bằng việc tạo ra một diễn đàn rộng rãi, đa chiều trong các tầng lớp công chúng, hai trang báo đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp ở không gian của vấn đề trong quá trình phản biện xã hội.

3.2. Phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội

Khảo sát 1.745 tin bài trên báo Vnexpress và 1.268 bài trên Tuổi Trẻ liên quan tới 92 sự kiện, sự việc trên hai báo từ năm 2010 đến 2016. Tác giả luận án tiến hành phân loại phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội theo 3 tiêu chí đã được đề cập trong chương 2 của luận án. Các tiêu chí được mã hóa như sau:

PT1: Cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời, đa chiều

PT2: Cung cấp thông tin, dữ liệu đa phương tiện

PT3: Tổ chức thảo luận trực tiếp về các vấn đề đặt ra

Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Phương thức

Vnexpress

Tuổi Trẻ

 

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

PT1

1745

100

1268

100

PT2

529

30.3

233

18.4

PT3

1588

91

519

40.9

 

                        Bảng 3.4: Kết quả khảo sát phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress từ 2010 – 2016.

Thứ nhất, kết quả khảo sát của các phương thức phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội được thống kê dựa trên những phương thức mà hai báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress đã sử dụng trong các bài viết. Mỗi bài viết có thể hội tụ một số hoặc tất cả 3 phương thức đã được phân loại, vì vậy, kết quả tổng của bảng trên thường lớn hơn 100%, khác với phần khảo sát của nội dung phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội đã thống kê trước đó, dù lượng bài viết và sự kiện được thống kê là như nhau.

Thứ hai, cả hai báo đều cung cấp thông tin lý lẽ, dữ liệu kịp thời, đa chiều ở mỗi bài báo được đăng.

Thứ ba, hai báo đều cố gắng kết nối và tương tác với công chúng qua nhiều phương thức và tổ chức thảo luận trực tiếp về vấn đề được khảo sát, tuy nhiên, việc tổ chức thảo luận trực tiếp trên báo Tuổi Trẻ có tỷ lệ thấp hơn so với Vnexpress.

Thứ tư, các tác phẩm trên hai báo đã cố gắng vận dụng các yếu tố đa phương tiện vào truyền tải thông tin, tuy nhiên việc áp dụng này chưa phong phú và chưa triệt để, chưa phát huy được tối đa sức mạnh của các yếu tố đa phương tiện vào việc chuyển tải thông tin cũng như phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội. Thông tin chủ yếu được sử dụng kênh chữ viết và ảnh tĩnh.

3.2.1. Cung cấp thông tin lý lẽ, dữ liệu kịp thời, đa chiều trên nền tảng chuẩn mực xã hội

Luận án khảo sát hai chuyên mục “Thời sự - Suy nghĩ” của báo Tuổi Trẻ và “Góc nhìn” của Vnexpress để chứng minh cho vai trò cung cấp thông tin lý lẽ, dữ liệu kịp thời, đa chiều trên nền tảng chuẩn mực xã hội của hai báo. Việc phân tích được tiếp cận theo một số khía cạnh sau:

3.2.2.1. Từ góc nhìn cá nhân đến chuẩn mực xã hội

3.2.2.2.Từ sự việc liên tưởng tới sự việc

3.2.2.3.Tính phê phán rõ ràng

3.2.2. Cung cấp thông tin, dữ liệu đa phương tiện 

Trên các báo Vnexpress và Tuổi Trẻ, việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện vào chuyển tải thông tin cũng được vận dụng ở nhiều bài viết.

Tác giả luận án thực hiện khảo sát việc tích hợp các yếu tố đa phương tiện vào tác phẩm trên hai báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress thông qua loạt bài về sự cố môi trường biển ở miền Trung năm 2016. Việc tích hợp được sử dụng bộ tiêu chí đã trình bày ở phần khung lý thuyết với 9 dạng ứng dụng. Kết quả cụ thể như bảng sau:

Nội dung

Tuổi Trẻ

  •  

Văn bản

  1.  
  1.  

Văn bản + Ảnh

  1.  
  1.  

Văn bản + Video

  1.  
  1.  

Văn bản + Audio

  1.  
  1.  

Văn bản + Infographic

  1.  
  1.  

Văn bản + Ảnh + Video

  1.  
  1.  

Văn bản + Ảnh + Infographic

  1.  
  1.  

Văn bản + Ảnh + Video + Infographic

  1.  
  1.  

Tương tác khác

  1.  
  1.  
 

                                          Bảng 3.5: Khảo sát việc tích hợp các yếu tố đa phương tiện trong tác phẩm trong sự kiện sự cố môi trường biển.

  • kết quả khảo sát, có thể thấy một số đặc điểm:

Thứ nhất, trên cả hai báo điện tử Vnexpress và Tuổi Trẻ, việc sử dụng các kênh ngoài yếu tố chữ viết đã được chú trọng sử dụng. Tuy nhiên, sự phong phú trong việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện chưa cao.

Thứ hai, ở báo Tuổi Trẻ online, việc sử dụng các yếu tố giọng đọc (audio) phổ biến hơn Vnexpress.

Thứ ba, việc vận dụng các yếu tố đa phương tiện của Vnexpress tốt hơn và có tỷ lệ cao hơn Tuổi Trẻ. Điều này có thể hiểu từ hạn chế của Tuổi Trẻ là báo online của một tờ báo giấy như đã phân tích ở một số nội dung khác trong luận án này. Còn Vnexpress là thuần báo điện tử.

Đặc biệt, trên Vnexpress, tỷ lệ các tác phẩm video được phóng viên sản xuất chiếm tỷ lệ đáng kể (45 video so với 4 của Tuổi Trẻ online).

Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện trên hai báo điện tử Vnexpress và Tuổi Trẻ online bước đầu đã được tích hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện còn khá nghèo nàn, đặc biệt là trên báo Tuổi Trẻ. Báo điện tử Vnexpress đã cho thấy thế mạnh của báo điện tử trong việc thực hiện phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội bằng việc chuyển tải thông tin một cách trực quan đa phương tiện. Mặc dù, thế mạnh của đa phương tiện chưa hoàn toàn được phát huy một cách tối đa ở báo điện tử này.

3.2.3. Tổ chức thảo luận trực tiếp trên giao diện báo

Khảo sát trên hai mục Thời sự - Suy nghĩ của báo Tuổi Trẻ online và Góc nhìn của Vnexpress, tác giả luận án nhận thấy rằng hai trang báo điện tử đã tạo ra được một không gian thảo luận phong phú với nhiều thành phần xã hội tham gia.

Đặc biệt, trong quá trình thảo luận về nội dung được định hướng ban đầu của toà soạn, các đối tượng tham gia đã hình thành nên những không gian công thứ hai. Đó là các thảo luận sâu hơn, thậm chí là xa hơn nội dung ban đầu được toà soạn đặt ra. Các thảo luận này hết sức có ý nghĩa, khẳng định những lý tưởng được Habermas đặt ra trong lý thuyết của mình phần nào vẫn xuất hiện trong giai đoạn internet phát triển. Không chỉ vậy, không gian công thứ hai này làm tăng lên giá trị của tính chất dân chủ trong quá trình thảo luận của công chúng internet nói chung và báo điện tử nói riêng.

Để tiện trong việc phân tích và so sánh mức độ thảo luận theo nội dung bài viết chi phối, chúng tôi chia các bài viết thành 4 nhóm để khảo sát, gồm: Chính trị – xã hội, Văn hóa – Thể thao, Kinh tế, Khoa học – giáo dục

Kết quả khảo sát như sau:

                        TT

Chủ đề

Tổng số phản hồi

Phản hồi cấp 1

Phản hồi cấp 2

GN

TSSN

GN      

TSSN

GN         

TSSN

1

Chính trị – xã hội

4121

1381

3045

1038

1076

343

2

Văn hóa – Thể thao

8775

1693

6666

1270

2109

423

3

Kinh tế

1984

279

1537

175

447

104

4

Khoa học – giáo dục

7668

1967

5227

1295

2441

672

Tổng

22.548

5.320

16.475

3.778

6.073

1.542

 

                                                                                  Bảng 3.6: Lượng ý kiến bình luận của độc giả trên từng nhóm chủ đề

Từ số liệu khảo sát ở trên, có thể đưa ra một số nhận xét khái quát như sau:

Thứ nhất, công chúng ít quan tâm tới những vấn đề kinh tế hơn những vấn đề khác

Thứ hai, không gian sơ cấp vẫn đang chiếm ưu thế

Thứ ba, tỷ lệ thảo luận trên không gian thứ cấp của Góc nhìn đều và cao hơn Thời sự - Suy nghĩ

Thứ tư, sự phân bố thảo luận trên mục Thời sự - Suy nghĩ rộng hơn trên Góc nhìn.

3.3. Hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội

Theo khung đánh giá hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội đã được đề xuất ở chương 2 của luận án, tác giả tiến hành khảo sát và đánh giá theo khung đã được xây dựng. Kết quả như sau:

 3.3.1. Mức độ tiếp nhận

Đánh giá ở mức 1 của hiệu quả phản biện, chúng tôi đã sử dụng công cụ Google Trends (Google Xu hướng) để tiến hành thu thập dữ liệu định lượng về số người tìm kiếm trên toàn cầu từ năm 2010 đến 2016 với hai báo Tuổi Trẻ và Vnexpress.

Từ kết quả so sánh xu hướng tìm kiếm trên Google Trends của hai báo khảo sát, có thể thấy nổi lên ba đặc điểm:

Thứ nhất, hai báo khảo sát trong giai đoạn 2010 – 2016 không có điểm nào có tỷ lệ bằng không (0), như vậy, chứng tỏ hai báo được tìm kiếm trên một lượng nhất định, đủ để Google Trends có thể thống kê trên toàn cầu. Thông tin định lượng này có thể đủ điều kiện để kết luận về mức độ tiếp nhận của công chúng với thông điệp phản biện ở hai mục khảo sát.

Thứ hai, Nhìn sự biến động từ 2010 đến 2016, có thể thấy, giai đoạn 2010 đến 8/2012, lượng tìm kiếm tin tức trên giao diện Tuổi Trẻ vượt trội so với Vnexpress. Tuy nhiên, từ tháng 8/2012, Vnexpress vượt lên và luôn lớn hơn lượng tìm kiếm trên báo Tuổi Trẻ cho đến hết năm 2016. Đây có thể là một chỉ báo quan trọng, minh hoạ cho sự phát triển của báo điện tử và sự đi xuống của báo in toàn cầu.

3.3.2. Mức độ thảo luận, phản hồi của công chúng

Luận án khảo sát phản hồi của công chúng trên hai mục “Thời sự - Suy nghĩ” của báo Tuổi Trẻ và “Góc nhìn” của Vnexpress. Từ kết quả khảo sát này, chúng tôi tiếp tục chia thành hai giai đoạn của thời gian khảo sát là từ 2013 – 2014 và 2015 – 2016 để thấy sự thay đổi trong kết quả thảo luận của công chúng trên mai mục khảo sát. Sự thay đổi này có sự tác động trực tiếp một phần từ định hướng của toà soạn. Kết quả này khẳng định thêm về vai trò thúc đẩy công chúng tham gia thảo luận công của hai báo điện tử Vnexpress và Tuổi Trẻ online

Kết quả khảo sát phản hồi giữa hai giai đoạn 2013 - 2014 2015 - 2016 trên mục Thời sự - Suy nghĩ

Loại bình luận

Số lượng

2013 - 2014

2015 - 2016

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

 

1

Thảo luận trực tiếp

53

11,04

1000

12,67

1.1

Đưa ra ý kiến trái chiều với bài viết

33

6,88

46

0,58

1.2

Đưa thêm góc nhìn khác về vấn đề

20

4,17

954

 

12,08

2

Bổ sung quan điểm                                         

111

23,13

2381

30,16

2.1

Kể lại trải nghiệm cá nhân

45

9,38

1257

15,92

2.2

Mở rộng ra vấn đề khác

66

13,75

1124

14,24

3

Cung cấp dữ liệu, dự đoán

18

3,75

121

1,53

3.1

Đưa ra số liệu theo trải nghiệm cá nhân

13

2,71

97

1,23

3.2

Đưa ra số liệu dựa trên tính toán

5

1,04

24

0,3

4

Kêu gọi, kiến nghị

167

34,79

2671

33,83

4.1

Kêu gọi tẩy chay hoặc ủng hộ

30

6,25

427

5,41

4.2

Kiến nghị yêu cầu sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

55

11,46

718

9,09

4.3

Thể hiện thái độ quyết liệt, kích động hoặc hòa giải để thể hiện sự đồng ý hoặc phản đối với sự kiện được nêu ra.

82

17,08

1526

19,33

5

Khác

131

27,29

1722

21,81

5.1

Phản hồi quá ngắn, chỉ đơn giản thể hiện cảm xúc

76

15,83

725

9,18

5.2

Phản hồi nói tục chửi bậy

0

0

0

 

5.3

Phản hồi kiểu bâng quơ, không liên quan tới nội dung bài viết.

55

11,46

997

12,63

 

Kết quả khảo sát phản hồi giữa hai giai đoạn 2013 - 2014 2015 - 2016 trên mục Góc nhìn

 

 

Ký hiệu

Loại bình luận

2013 - 2014

2015 - 2016

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

 

1

Thảo luận trực tiếp

1169

14,32

5180

13,50

 

1.1

Đưa ra ý kiến trái chiều với bài viết

647

7,93

1887

4,92

 

  1.2

Đưa thêm góc nhìn khác về vấn đề

522

6.39

3290

8,58

 

2

Bổ sung quan điểm                      

3962

48,56

18285

47,68

 

2.1

Kể lại trải nghiệm cá nhân

1325

16,24

5963

15,55

 

2.2

Mở rộng ra vấn đề khác

2637

32,32

12322

32,13

 

3

Cung cấp dữ liệu, dự đoán

420

5,14

1502

3,91

 

3.1

Đưa ra số liệu theo trải nghiệm cá nhân

222

2,72

1236

3,22

 

3.2

Đưa ra số liệu dựa trên tính toán

198

2,42

266

0,69

 

4

Kêu gọi, kiến nghị

1016

12,45

5323

13,88

 

4.1

Kêu gọi tẩy chay hoặc ủng hộ doanh nghiệp/sản phẩm

235

2,88

1407

3,67

 

4.2

Kiến nghị yêu cầu sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

355

4,35

1653

4,31

 

4.3

Thể hiện thái độ quyết liệt, kích động hoặc hòa giải để thể hiện sự đồng ý hoặc phản đối với sự kiện được nêu ra.

426

5,22

2263

5,9

 

5

Khác

1591

19,50

8055

21,00

 

5.1

Phản hồi quá ngắn, chỉ đơn giản thể hiện cảm xúc

1207

14,8

5679

14,81

 

5.2

Phản hồi nói tục chửi bậy

0

0

0

0

 

5.3

Phản hồi kiểu bâng quơ, không liên quan tới nội dung bài viết.

384

4,70

2376

6,19

 

               
 

 

Từ kết quả khảo sát ở bảng trên, có thể rút ra một số nhận xét về sự vận động của thảo luận trên không gian công mục Thời sự - Suy nghĩ của báo Tuổi trẻ online như sau:

Thứ nhất, số lượng phản hồi trên mục Thời sự - Suy nghĩ tăng rõ rệt trong hai giai đoạn. Từ chỉ 480 phản hồi trong hai năm 2013 – 2014, đến giai đoạn 2015 – 2016 đã tăng lên 7.895 phản hồi. Như vậy, giữa hai giai đoạn, lượng phản hồi đã tăng lên gấp 16.5 lần. Kết quả này phản ánh hai vấn đề:

Một là, nhu cầu thảo luận trên không gian công báo Tuổi Trẻ, cụ thể là mục Thời sự - Suy nghĩ của công chúng tăng.

Hai là, sự cải thiện và đầu tư về hạ tầng cơ sở và nhân lực cho báo điện tử Tuổi Trẻ tăng lên theo xu hướng chung của cả thế giới hiện nay.

Thứ hai, xu hướng thảo luận, trình bày ý kiến, quan điểm của độc giả tăng rõ rệt giữa hai giai đoạn.

Thứ ba, công chúng có xu hướng phản hồi tích cực hơn, có ý thức hơn trong việc trình bày ý kiến của mình.

Kết quả khảo sát trên mục Góc nhìn giữa hai giai đoạn 2013 – 2014 và 2015 – 2016 thể hiện một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, tương tự trên Thời sự - Suy nghĩ, lượng phản hồi trên mục Góc nhìn cũng tăng rõ rệt. Cụ thể, nếu giai đoạn 2013 - 2014 có 8.158 phản hồi thì đến giai đoạn 2015 – 2016 tăng lên tới 38.345 phản hồi (gấp 4,7 lần). Điều này phản ánh sự tăng lên rõ rệt quan tâm của công chúng với mục Góc nhìn – vốn là một mục mới được xây dựng từ cuối năm 2013. Nó cũng cho thấy, lượng công chúng của Vnexpress vẫn là một con số xứng đáng với vị trí là tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam nhiều năm nay.

Thứ hai, về mặt tổng thể, công chúng có xu hướng giảm thảo luận bằng việc đưa ra ý kiến trực tiếp và bổ sung quan điểm.

Thứ ba, công chúng có xu hướng tăng các kiến nghị thực tế và các dữ liệu dự đoán.

Thứ tư, lượng phản hồi ngắn, đơn thuần cảm xúc, không liên quan tới bài viết vẫn tăng.

Kết quả khảo sát trên hai chuyên mục có sự khác biệt khá rõ về tỷ lệ phản hồi trong các nội dung trên cùng một chuyên mục cũng như giữa hai chuyên mục của hai trang báo. Các số liệu này nổi lên một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, về số lượng phản hồi, trên mục Góc nhìn của Vnexpress, lượng phản hồi cao hơn mục Thời sự - Suy nghĩ trên Tuổi Trẻ online rất nhiều (gấp gần 8 lần).

Thứ ba, loại phản hồi chiếm tỷ lệ thấp nhất ở cả hai chuyên mục đều là loại 3 (cung cấp dữ liệu, dự đoán) với lần lượt là 3.75% ở Thời sự - Suy nghĩ và 5.06 ở Góc nhìn. Trong loại này, ở Thời sự - Suy nghĩ, nhóm 1 (đưa ra số liệu theo trải nghiệm cá nhân) chiếm tỷ lệ áp đảo (2.71%), trong khi ở Góc nhìn, hai nhóm phản hồi có tỷ lệ tương đối đồng đều (2.63% và 2.43%).

Thứ tư, tỷ lệ phản hồi giữa các nhóm ở hai chuyên mục có sự khác biệt nhau khá rõ.

3.3.3. Hiệu quả thực tế

Tác giả luận án đã tiến hành khảo sát các vấn đề được đưa ra phản biện xã hội trên báo Vnexpress và Tuổi Trẻ online từ năm 2013 đến năm 2016 và phân chia các sự kiện này thành ba loại để đánh giá hiệu quả thực tế của phản biện xã hội: 1/ Vấn đề chỉ được phản biện và thảo luận trên truyền thông đại chúng chứ không được giải quyết trong thưc tế. 2/Vấn đề được phản biện chỉ được giải quyết một phần trên thực tế và chưa triệt để. 3/Vấn đề được phản biện được giải quyết hoàn toàn trên thực tế (thí dụ quốc hội bác bỏ hoàn toàn đề án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, huỷ bỏ dự án cải tạo cầu Long Biên, các cá nhân trong vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội bị đưa ra kỷ luật…).

Kết quả như sau:

Từ 2013 đến 2016, khảo sát 1.095 bài viết trên Tuổi Trẻ, 745 bài viết trên Vnexpress với tỷ lệ các sự kiện được đề cập và kết quả trên thực tế sau phản biện như sau:

 

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tuổi Trẻ           

Vnexpress       

Tuổi Trẻ          

Vnexpress

Chỉ được thảo luận

722

528

66

71

Thảo luận và được giải quyết một phần trên thực tế

284

179

26

24

Được giải quyết triệt để trên thực tế

89

38

8

5

 

                                                Bảng 3.7: thống kê hiệu quả thực tế của các vấn đề được phản biện trên Tuổi Trẻ và Vnexpress từ 2013 – 2016.

Nhìn vào kết quả khảo sát trên có thể thấy một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, các vấn đề sau khi phản biện được giải quyết triệt để trên thực tế chưa cao.

Thứ hai, phần lớn các sự việc được phản biện trên báo chí từ năm 2013 – 2016 chỉ được thảo luận trên báo và trên các luồng dư luận xã hội là chính.

Thứ ba, nhiều vấn đề dù được giải quyết trên thưc tế nhưng chỉ giải quyết một phần. 

                                                                    Chương 4

          MẤY VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ HƯỚNG DẪN DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ

4.1 Đánh giá vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên hai báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress

4.1.1. Ưu điểm

Qua các kết quả nghiên cứu về nội dung, hình thức và hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpres, có thể thấy rằng, cả hai báo nổi lên một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất, đã thiết lập được những thông điệp có giá trị phản biện xã hội cao. Giá trị đó thể hiện trước hết ở giá trị thông tin mà các tác phẩm đưa lại cho công chúng.

Thứ hai, ưu điểm nổi bật nhất của báo điện tử Tuổi Trẻ và Vnexpress trong nghiên cứu của luận án này là hai báo đã tạo ra một diễn đàn thảo luận sôi nổi, phong phú, đa chiều và bước đầu đã thể hiện được một số khía cạnh của lý thuyết “Không gian công” và lý thuyết “dòng chảy hai bước”.

Thứ ba, hai báo điện tử đã bước đầu vận dụng được những ưu thế của báo điện tử vào quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội. Ưu thế đó được thể hiện qua hai khía cạnh:

Một là, bằng lợi thế tương tác trực tiếp qua giao diện báo, báo điện tử nói chung và hai trang báo khảo sát nói riêng đã tạo ra được những diễn đàn thảo luận sôi nổi, phong phú, góp phần mở rộng hướng tiếp cận cũng như lượng thông tin trong quá trình phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội.

Hai là, bằng lợi thế đa phương tiện, hai báo đã bước đầu tích hợp được những yếu tố thị giác như video, đồ họa, ảnh báo chí… cũng như yếu tố âm thanh vào thể hiện thông tin bên cạnh yếu tố chữ viết truyền thống.

Thứ tư, hai báo đã tạo được mối liên hệ tương hỗ qua lại giữa giá trị phản biện xã hội và giá trị hướng dẫn dư luận xã hội. Phản biện xã hội tạo ra nền tảng lý tính và khoa học cho việc hình thành và hướng dẫn dư luận xã hội. Ngược lại, dư luận xã hội được hình thành từ giá trị phản biện xã hội lại có hiệu quả tác động trực tiếp vào quá trình thay đổi nhận thức của công chúng cũng như thay đổi các chính sách công. Ở khía cạnh này, phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội như là hai mặt của vai trò báo điện tử.

4.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, hai báo điện tử Vnexpres và Tuổi Trẻ cũng bộc lộ một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, dù đã bước đầu tạo ra được hiệu quả phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội ở cả ba cấp độ là sự tiếp nhận thông điệp, những phản hồi, thảo luận của công chúng và hiệu quả thực tế nhưng ở cả ba cấp độ, hiệu quả chưa toàn diện.

Thứ hai, những hạn chế của quá trình thiết lập chương trình nghị sự trong một số thể loại tác phẩm cũng là điều cần phản tính tới

Thứ ba, tính đa phương tiện chưa phát huy tối đa.

Thứ tư, không gian thảo luận của công chúng vẫn còn chịu nhiều yếu tố tác động. Hai vấn đề nổi bật nhất được chúng tôi ghi nhận là:

Một là, do bị kiểm soát bởi đội ngũ lọc thảo luận của toà soạn nên các ý kiến thảo luận của công chúng không thể được xuất hiện ngay tức thì trên diễn đàn. Hai là, toàn bộ ý kiến thảo luận của công chúng trên không gian công báo điện tử không được đăng tải, dù không vi phạm các yêu cầu của toà soạn.

Thứ năm, sự can thiệp của thủ lĩnh ý kiến trong quá trình thảo luận trên báo điện tử chưa rõ nét như mạng xã hội.

4.2. Những vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu

4.2.1. Vấn đề từ nội dung phản biện xã hội của báo chí

Chúng tôi nghĩ rằng các mục như “Góc nhìn” hay “Thời sự - Suy nghĩ” cần chú trọng nhiều hơn nữa vào các vấn đề chính sách, giám sát xã hội thay vì tham gia phản biện xã hội ở tất cả các vấn đề lớn nhỏ trong đời sống. Hiển nhiên, việc đưa tin và bình luận tất cả các vấn đề là nhiệm vụ của báo chí. Nhưng phản biện xã hội như là một tham góp vào sự thay đổi chính sách, như là kết quả của một quá trình giám sát xã hội thì cần có những góc nhìn rộng hơn, bao quát hơn và “nặng” tính phản biện xã hội hơn.

4.2.2. Vấn đề từ môi trường thảo luận trên báo điện tử

Để có thảo luận công tốt thì một trong những yếu tố quan trọng là cần có môi trường công tốt cho quá trình thảo luận diễn ra. Môi trường thảo luận trên internet, như đã phân tích trước đó, có nhiều ưu điểm nhưng cũng bộc lộ quá nhiều nhược điểm. Bản thân báo điện tử là một không gian công đặc thù cũng có rất nhiều vấn đề cần phải đề cập trong việc ảnh hưởng tới quá trình thảo luận. Ba vấn đề trọng tâm nhất là: 1/Sự can thiệp của toà soạn vào quá trình thảo luận của công chúng, 2/Tính chính thống của nội dung thảo luận và 3/Những nhược điểm xuất phát từ tính đặc thù của không gian công trên báo điện tử.

4.2.3. Vấn đề từ dư luận xã hội

Qua phân tích về dư luận xã hội đối với hai báo điện tử trong luận án, có thể thấy một số vấn đề đặt ra như sau:

Thứ nhất, dư luận xã hội trên báo điện tử đang dừng ở giai đoạn thứ ba (giai đoạn tranh luận có tính tập thể về các vấn đề) trong các giai đoạn của dư luận xã hội đã phân tích ở phần lý thuyết. Giai đoạn thứ tư của dư luận xã hội chưa được thể hiện rõ (Giai đoạn hình thành ý kiến, thái độ phán xét và có thể dẫn tới hành vi chung, nói cách khác là giai đoạn chuyển từ dư luận xã hội sang hành động thực tiễn).

Thứ hai, sự ảnh hưởng của quá trình “lọc” phản hồi, đặc biệt là việc lọc các phản hồi trùng lặp về nội dung đã ảnh hưởng rất lớn tới thuộc tính cường độ của dư luận xã hội.

4.3 Những giải pháp để thúc đẩy hoạt động phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trên báo điện tử

4.3.1. Giải pháp chung

4.3.1.1. Nhóm giải pháp về nhận thức của các thành phần xã hội với hoạt động phản biện xã hội và dư luận xã hội

4.3.1.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật đối với phản biện xã hội và dư luận xã hội

4.3.1.3. Nhóm giải pháp về nội dung phản biện xã hội và dư luận xã hội

4.3.1.4. Nhóm giải pháp với các cơ quan báo chí và cơ sở đào tạo người làm báo

Thứ nhất, về tôn chỉ, mục đích, định hướng thông tin của toà soạn.

Thứ hai, về nội dung phản biện xã hội của toà soạn.

Thứ ba, về năng lực phản biện của nhân sự trong toà soạn báo điện tử.

Thứ tư, về quan điểm với dư luận xã hội trên báo điện tử.

4.3.2. Giải pháp cụ thể với hai trang báo khảo sát

4.3.2.1. Tăng cường các góc tiếp cận khác nhau về cùng một vấn đề

4.3.2.2. Tăng cường tính liên kết giữa các mục

4.3.2.3. Đánh giá đúng hơn vai trò của ý kiến phản hồi

 4.3.2.4. Đa dạng hoá kênh phản hồi

                                                                               KẾT LUẬN

1. Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy vai trò phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội của báo điện tử vừa có những đặc điểm chung của báo chí, vừa có những nét riêng mang tính đặc thù của loại hình. Với các ưu thế của loại hình trực tuyến, vai trò tạo lập và giám sát quá trình thảo luận của công chúng, theo tác giả luận án, là vai trò quan trọng và cần nhấn mạnh nhất của báo điện tử trong phản biện xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội. Với vai trò này, việc tạo ra những “Dòng chảy hai bước” hay “Dòng chảy đa bước” trong quá trình truyền thông là đặc trưng của báo điện tử trong môi trường internet phát triển. Bên cạnh đó, vai trò “Thiết lập chương trình nghị sự” của toà soạn cũng được thể hiện rõ trong quá trình thiết lập thông điệp, lựa chọn thông tin và cấu trúc thông điệp tác phẩm. Phát huy các lợi thế của loại hình, các báo điện tử cũng cần tăng cường tích hợp đa phương tiện trong thiết kế thông điệp và chuyển tải thông tin.

2. Kết quả luận án cũng cơ bản kiểm chứng được các giả thuyết được trình bày trong phần mở đầu của luận án. Cụ thể như sau:

Thông qua quá trình giám sát thảo luận của công chúng và quá trình thiết lập chương trình nghị sự của thông điệp phản biện xã hội, báo điện tử đã góp phần hướng dẫn dư luận xã hội trong quá trình phản biện xã hội về các vấn đề trong cuộc sống. Như vậy, vai trò phản biện xã hội của báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung là tác động vào dư luận xã hội để dư luận xã hội tạo nên sức ép, tác động vào quá trình thực tiễn. Có thể nói giả thuyết 1 của luận án: Báo chí tác động vào thực tiễn đời sống thông qua việc hướng dẫn dư luận xã hội. Từ những tác động đó, góp phần để dư luận xã hội tác động trực tiếp lên đời sống xã hội, góp phần thay đổi thực tiễnđã được xác nhận.

  • qua chức năng phản hồi trực tuyến, báo điện tử đã tạo ra một diễn đàn công để thảo luận các vấn đề chính trị - xã hội trong cuộc sống nói chung, từ đó hình thành nên không gian công báo điện tử như mô hình mà Habermas đã phát biểu trong lý thuyết Không gian công. Không chỉ dừng lại ở đó, các dạng phản hồi cấp 1 và cấp 2 được trình bày trong luận án cũng chứng minh “dòng chảy hai bước” được tạo ra. Dù không chứng minh trực tiếp trong luận án, nhưng có thể thấy, bên cạnh “dòng chảy hai bước” của thông tin mà báo điện tử tạo ra, môi trường internet còn tạo ra những “dòng chảy đa bước” khác trên mạng xã hội và các nền tảng khác. Với đặc trưng loại hình, hai báo điện tử Vnexpress và Tuổi Trẻ cũng đã bước đầu tích hợp các yếu tố đa phương tiện như video, audio, inforgraphics… vào tác phẩm của mình. Điều đó chứng tỏ giả thuyết 2 của luận án cũng được chứng minh: Báo điện tử với các thế mạnh của loại hình trực tuyến có những vai trò khác biệt so với các loại hình khác trong thực hiện vai trò phản biện xã hội như tạo ra diễn đàn thảo luận trực tiếp cho công chúng thảo luận, tham góp ý kiến; tạo ra các thông điệp đa phương tiện trong quá trình phản biện xã hội; tạo ra các “dòng chảy đa bước” trong quá trình thảo luận của công chúng…”

Kết quả luận án cũng đã phân tích, đánh giá các vai trò như là một cơ quan “nói chuyên nghiệp” của báo chí trong quá trình phản biện xã hội thông qua các đặc điểm như “Từ góc nhìn cá nhân đến chuẩn mực xã hội”, “từ sự việc liên tưởng tới sự việc”, “tính phê phán rõ ràng”. Luận án cũng phân tích, đánh giá các đặc trưng, đặc điểm mà thông điệp báo điện tử đặt ra trong bài báo như “Thông điệp mang tính dẫn đường”, “Thông điệp có lý tính cao”… như vậy, giả thuyết 3 của luận án “Toà soạn và nhà báo có vai trò thiết lập chương trình nghị sự trong quá trình tổ chức thông điệp để tác động, hướng dẫn dư luận xã hội” cũng được xác nhận.

Luận án cũng đã chỉ ra và phân tích, đánh giá các đặc điểm của không gian công trên báo điện tử. Đặc biệt, luận án nhấn mạnh vào các đặc trưng riêng của không gian công báo điện tử Việt Nam được chi phối bởi tính ảo của không gian công internet và những đặc điểm văn hoá, xã hội của Việt Nam. Năm đặc trưng của không gian công trên báo điện tử Việt Nam được chỉ ra và phân tích trong chương 3 của luận án cũng xác nhận giả thuyết 4 của luận án: Dư luận xã hội trên không gian công báo điện tử Việt Nam có những đặc thù riêng rất rõ nét trong quá trình tham gia phản biện xã hội. Các đặc thù này được chi phối bởi tính ảo của không gian internet và những đặc điểm văn hóa, xã hội mang tính đặc thù của bối cảnh Việt Nam.

  • có vai trò tạo ra chất lượng phản biện xã hội ở bình diện tiếp nhận và thảo luận, phản hồi của công chúng, nhưng bình diện chất lượng trên thực tế của báo điện tử đã được luận án chứng minh chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng của hoạt động này đã được phân tích từ lý thuyết. Trên thực tế, báo chí là yếu tố góp phần tác động vào dư luận xã hội chứ không hoàn toàn tạo ra dư luận xã hội ở mức độ tổng thể của thiết chế này. Dư luận xã hội còn tự vận động và chịu tác động, điều hướng của nhiều yếu tố khác nữa. Kết quả này cũng góp phần xác nhận giả thuyết 5 của luận án: Chất lượng phản biện xã hội trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng chưa toàn diện, thể hiện qua hiệu quả giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa đồng đều”

3. Những vấn đề chưa được giải quyết trong luận án:

Thứ nhất, Luận án chưa lượng hóa được những tác động cụ thể của tòa soạn thông qua tác phẩm lên dư luận xã hội cũng như chưa lượng hóa được quá trình thiết lập chương trình nghị sự của tòa soạn trong tác phẩm. Đây là một yêu cầu phức tạp và khó có thể giải quyết theo hướng tiếp cận của luận án. Tác giả luận án hy vọng có thể trình bày các kết quả này trong một công trình nghiên cứu khác.

Thứ hai, đối tượng khảo sát của luận án là hai báo điện tử lớn, kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian 7 năm, dù đã cố gắng lựa chọn một báo thuần điện tử, một báo là báo điện tử có phiên bản báo giấy, đồng thời, chọn nhiều case study cũng như hai chuyên mục rất đặc thù của hai báo để khảo sát, nhưng tính bao quát vẫn chưa cao khi cả hai trang báo khảo sát vẫn là hai báo mạnh, có lượng công chúng lớn. Trên thực tế, có những báo điện tử nhỏ hơn, lượng công chúng không lớn như Vnexpress hay Tuổi Trẻ thì tần số, tần suất thảo luận được khảo sát trong luận án này sẽ khó chính xác. Thậm chí, có những báo điện tử hiện nay không có thảo luận hoặc toà soạn không để chế độ công khai các phản hồi của công chúng. Vì vậy, để có một kết quả có thể bao quát hơn, thể hiện rõ hơn tình hình thảo luận của công chúng trên báo điện tử Việt Nam thì cần có một nghiên cứu rộng hơn với dung lượng mẫu phong phú hơn nghiên cứu này.

Thứ ba, luận án chưa khảo sát được quá trình thảo luận xã hội trên mạng xã hội và các nền tảng khác của/cùng internet, một bước tiến có xuất phát điểm từ việc chia sẻ các tác phẩm trên báo điện tử. Việc phân tích quá trình thảo luận thứ hai này, trong nhiều trường hợp, phản ánh chính xác hơn, rõ ràng hơn nội dung thảo luận của công chúng trước các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu cũng như dung lượng, cách tiếp cận của luận án không cho phép nên xin giành hướng này cho một công trình nghiên cứu tiếp theo về việc so sánh không gian công của báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam của tác giả luận án.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

  1. Phan Văn Kiền (2014) Thông diễn về văn hóa sợ hãi của công chúng truyền thông Việt Nam hiện đại, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, trường ĐHKHXH&NV, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 34-56.
  2. Phan Văn Kiền (2015), Một số vấn đề của các tạp chí khoa học Việt Nam tham gia phản biện khoa học và phản biện xã hội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 31, số 2 (2015),  trang 29-38.
  3. Phan Văn Kiền (2015), Phản biện xã hội trên tuoitre.vn và vnexpress.net về sự kiện thay thế cây xanh ở Hà Nội năm 2015, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 31, số 5 (2015), trang 34-45.
  4. Phan Văn Kiền (2015), Tính đặc thù của không gian công trên báo điện tử, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ: Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn, tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 14-27.
  5. Phan Văn Kiền (2016), Sự soán ngôi của mạng xã hội hay là quá trình lên ngôi của phản biện xã hội và trí tuệ cá nhân, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Báo chí và Mạng xã hội”, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí và Tạp chí Người làm báo, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 2/12/2015. Trang 130 – 139.
  6. Phan Văn Kiền (2017), Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại: Những thách thức với báo chí Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề Hồ sơ – Sự kiện số 353, trang 26-28.
  7. Phan Văn Kiền (2018), Thảo luận về thách thức của trí tuệ nhân tạo với báo chí truyền thông hiện đại, Sách Báo chí truyền thông – những vấn đề trọng yếu (Tập 1), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 160-166.
  8. Phan Van Kien (2018), Characteristics of Discussion in"Public Sphere" of Vietnam Electronic Newspaper through "Newsand Opinion" Column – Tuoi Tre Newspaper, Journal of Sociology andAnthropology (Horizon Research Publishing - USA) 6(3): 337-347.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây