Thông tin luận án NCS: Nguyễn Đỗ Hồng Nhung

Chủ nhật - 26/04/2020 23:39

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN ĐỖ HỒNG NHUNG           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/02/1990                                                               4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3253/2016/QĐ-XHNV, ngày 30 tháng 09 năm 2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 3122/QĐ-XHNV ngày 29/11/2017.

7. Tên đề tài luận án: Định hướng giá trị gia đình của thanh niên

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                                        9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Hảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

* Về mặt lý luận

- Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án xây dựng khái niệm Định hướng giá trị gia đình của thanh niên và biểu hiện ở 5 khía cạnh là: Hôn nhân; Sinh con và nuôi dưỡng con cái; Mối quan hệ cha mẹ - con cái; Vai trò giới; Trách nhiệm trong gia đình.

* Về mặt thực tiễn

- Nhìn chung, thanh niên trong nghiên cứu này có xu hướng kết hợp truyền thống và hiện đại trong định hướng giá trị gia đình.

- Thanh niên có xu hướng cởi mở nghiêng về giá trị hiện đại hơn trong định hướng giá trị liên quan đến việc sinh con và nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.

- Trong mối quan hệ với cha mẹ thanh niên thể hiện quan điểm truyền thống đó là hầu hết bày tỏ sự tôn trọng cha mẹ và đồng ý rằng họ nên tuân theo sự hướng dẫn và ý kiến của cha mẹ họ trong mọi vấn đề của cuộc sống.

- Liên quan đến vai trò giới trong gia đình được khảo sát với nhóm khách thể đã chỉ ra xu hướng lựa chọn các giá trị rất hiện đại trong định hướng giá trị gia đình của thanh niên: nam giới cũng như nữ giới cũng đều cần có trách nhiệm và quyền quyết định như nhau với các công việc trong gia đình.

- Về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình thể hiện xu hướng bảo lưu các giá trị truyền thống trong định hướng giá trị gia đình của thanh niên: lòng hiếu thảo vẫn là một giá trị được thanh niên coi trọng.

- Kết quả so sánh sự khác biệt về định hướng giá trị gia đình trong các mặt biểu hiện ở từng nhóm biến nhân khẩu đã phác họa được khả năng tác động của các biến số này đến định hướng giá trị gia đình của thanh niên. Đặc biệt, nữ thanh niên trong nghiên cứu có xu hướng chủ động tiếp nhận sự thay đổi theo hướng cá nhân các giá trị gia đình hơn nam thanh niên.

- Điểm khác biệt của luận án so với những nghiên cứu trước đây là tập trung vào tìm hiểu định hướng của thanh niên trong sự lựa chọn những giá trị gia đình phù hợp với mình trên cơ sở dữ liệu định lượng kết hợp định tính, từ đó đưa ra những đề xuất biện pháp định hướng giá trị gia đình phù hợp cho thanh niên.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số biện pháp để thanh niên có định hướng giá trị gia đình phù hợp với yêu cầu và thực tiễn xã hội như sau:

- Đối với bản thân thanh niên: Tự bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên và tầm quan trọng của định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị gia đình của thanh niên; Phối hợp với gia đình, nhà trường và cộng đồng để thực hiện tốt hoạt động định hướng giá trị gia đình cho bản thân.

- Đối với gia đình: Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên; định hướng giá trị gia đình của thanh niên; tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị gia đình cho thanh niên nói chung và giáo dục định hướng giá trị gia đình nói riêng; Xây dựng văn hóa gia đình lành mạnh, sử dụng các phương pháp giáo dục giá trị, định hướng giá trị gia đình một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên; Phối hợp với nhà trường và cộng đồng để thực hiện tốt hoạt động định hướng giá trị gia đình cho thanh niên.

- Đối với nhà trường: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và các lực lượng xã hội về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên; định hướng giá trị gia đình của thanh niên và sự cần thiết của việc giáo dục giá trị gia đình và giáo dục định hướng giá trị gia đình cho thanh niên; Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục giá trị gia đình, định hướng giá trị gia đình cho thanh niên; Bồi dưỡng cho giáo viên cách thức tổ chức giáo dục giá trị, định hướng giá trị phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của thanh niên; Giáo dục kỹ năng định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị gia đình cho thanh niên.

- Đối với xã hội: Bảo đảm tính thống nhất, tính hiệu lực và tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật về gia đình, về thanh niên và giáo dục giá trị cho thanh niên; Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình, về thanh niên và định hướng giá trị cho thanh niên.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Nghiên cứu trường diễn và xuyên văn hóa về định hướng giá trị gia đình của thanh niên là một triển vọng tiếp theo với mục đích xem xét, so sánh sự thay đổi định hướng giá trị gia đình theo thời gian, không gian, bối cảnh văn hóa khác nhau của con người.

- Việc khai thác sâu các phương pháp nghiên cứu nghiên cứu định tính như nghiên cứu trường hợp và thảo luận nhóm tập trung, có thể khám phá những ý tưởng khác nhau từ thanh niên, vì thông qua đó, thanh niên có nhiều cơ hội để bày tỏ ý kiến và quan điểm của họ. Dự kiến điều này có thể dẫn đến kết quả đại diện và đầy đủ hơn.

- Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng (chủ quan và khách quan) đến định hướng giá trị gia đình của thanh niên.

- Nghiên cứu thực nghiệm về các biện pháp định hướng giá trị gia đình cho thanh niên cũng gợi dẫn những kết quả mang tính ứng dụng.

14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án

  1. Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2018). “Nhận thức của thanh niên, sinh viên về giá trị gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”. Tạp chí Giáo dục và xã hội (6), tr.270-273.
  2. Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2019). “Nghiên cứu giá trị gia đình trong xã hội hiện đại”. Tạp chí Tâm lý học xã hội (4), tr.78-89.
  3. Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2019). “Định hướng giá trị liên quan đến gia đình của thanh niên”. Tạp chí Tâm lý học xã hội (7), tr.69-81.

 

                                                                 INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: NGUYEN DO HONG NHUNG                                2. Sex: Female

3. Date of birth: 28th February 1990                                    4. Place of birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 3253/2016/QĐ-XHNV, dated on 30st September 2016.

6. Changes in academic process: change of dissertation title shown on decision number:  3122/QĐ-XHNV, dated on 29th November 2017.

7. Official thesis title: Family value orientation of youth

8. Major: Psychology                                                          9. Code: 62 31 04 01

10. Supervisors: Assoc.Prof. Le Van Hao

11. Summary of the new findings of the thesis:

- On the basis of continuity, theoretical issues that were systematized from the studies conducted in Vietnam and in the world, the dissertation defined the concept of family value orientation of youth and its manifestations in 5 aspects: marriage in family; giving birth and child rearing; parent-child relationships; gender role in the family; family responsibility.

- In general, young people in this study have a trend to combine traditional with modern elements in family value orientation.

- Young people tend to be open-minded, favouring modern values more than value orientation related to giving birth and child rearing.

- In the relationship with parents, young people tend to follow traditional values, of which respects of the parents and conformor obey parent’s instruction and parent’s ideas in every issues of the life.

- In regard to gender role in family, the study participants tends to adopt quite modern values orientation according to which men and women share the same right and responsibility in making family related decision.

- With regard to the responsibility of family members, young peopletend to uphold the traditional values: Filial piety is still a highly valued.

- Differences in family value orientation as expressed in varied aspects by demographic variables were identified. Young men interviewed tend to accept changes towards individualisticfamily value orientation more than young women.

- The different points of the findings as compared with the previous studies are the focus on the youth’s selection of family value orientations, obtained from a combination of quantitative and qualitative data

12. Pratical applicability

From the research results, the dissertation proposed some solutions to youngpeople in their family value orientation as required by social practice

- For young people: self-improving, raising awareness of the bio-psychological characteristics of youth and the importance of the value orientation in general and  the family value oreientation in particular; Young people and amilies, schools and community need to work together in  providing  family value orientation activities for themselves.

- For families: raising awareness for family members about psychological characteristics in youth ; family value orientation of young people; the importance of family values education in general and family value orientation in particular; building a healthy family’s culture, using these valuable educational methods.

- For schools: raising awareness for teachers, parents and other social forces  of the youth’s  developmental characteristics; family value orientation of young people and the significance of  family value orientation education and educate family values for youth . Strengthening co-ordination between schools, families and society in educating family values, orienting family values for them.

- For society: ensuring the consistency, validity, and strictness of the law system in the family about youth  and bringing up the values for young generation; innovate  strategies, ways to approach to the problems, educating young people in  family-related laws , and orienting the values for young people.

13. Futher research directions:         

- Vertical research and cross-cultural research are about orienting the value of youth’s, being a next prospect with considerable purposes, comparing the changes of family values orientation, and cultural context of human being.

- The in-depth exploration of qualitative research such as case study and group discussion, which can explore these different ideas from those, who have more chance to express their opinions and ideas. It is expected that this may lead to results that represents Vietnam.

- Investigating factors (subjective and objective) that influence youth’s family- oriented values.

- Experimental study about family value -oriented measures and application for young people.

14. Thesis-related publications:

  1. Nguyen Do Hong Nhung (2018). Awareness of youth and students about family values ​​in the context of current globalization.  Journal of Education and Society (6) 2018, pp.270-273.
  2. Nguyen Do Hong Nhung (2019). Research on family values in modern society. Journal of Social Psychology (4), pp.78-89.
  3. Nguyen Do Hong Nhung (2019). Family related values orientation of youth. Journal of Social Psychology (7), pp.69-81.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây