TTLA: Biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa

Thứ ba - 10/03/2020 03:07

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHAN THỊ NGỌC                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/4/1984                                                          4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận án: Biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa

(tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước)

8. Chuyên ngành: Nhân học            9. Mã số: 62 31 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

(nêu tóm tắt các kết quả mới của luận án)

Phân tích và lý giải một cách có hệ thống và có cơ sở tài liệu về biến đổi sinh kế ở một làng ven đô Hà Nội.

Làm rõ khái niệm biến đổi sinh kế của nông dân bị thu hồi đất và biến khái niệm này thành một công cụ hữu dụng để nhận diện các loại hình sinh kế, đặc điểm sinh kế; phân tích mối quan hệ và sự tương tác giữa biến đổi sinh kế và biến đổi làng ven đô;

Làm rõ vai trò của một số loại vốn sinh kế. Luận án chỉ ra rằng vốn tự nhiên (đất nông nghiệp, đất thổ cư), vốn con người (kỹ năng, trình độ tay nghề v.v.) đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa chiến lược sinh kế cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất. Ở đây, vốn tự nhiên, vốn con người được xem xét trong mối quan hệ tương quan với nguồn vốn vật chất, vốn tài chính bởi dù người nông dân sử dụng bất cứ nguồn vốn nào thì cũng chỉ với mục đích nhằm tạo ra nguồn vốn vật chất (nhà cửa, các loại tài sản v.v.) và nguồn tài chính để phục vụ nhu cầu sống của cá nhân, thành viên hộ gia đình trong bối cảnh xã hội mới.

Nêu lên một số hàm ý về mặt chính sách để góp phần ổn định đời sống của người dân trên phương diện sinh kế.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Kết quả nghiên cứu của luận án được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Nhân học, Công tác xã hội, Xã hội học.

Đồng thời đóng góp thêm những tri thức về thực tiễn biến đổi sinh kế trong không gian làng ven đô dưới tác động của các chính sách phát triển công nghiệp và đô thị.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

Sinh kế, đất đai, hiện đại hóa, v.v.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Phan Thị Ngọc (2016), “Một phác họa về biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội”, Toàn cầu hóa và biến đổi đô thị ở Việt Nam đương đại, Phạm Quang Minh, Nguyễn Văn Sửu, Ien Ang, Gay Hawkins (chủ biên), Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.103-113, ISBN: 978-604-943-391-7.

2. Phan Thị Ngọc (2016), “Sự suy giảm sản xuất nông nghiệp ở một làng ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa - đô thị hóa”, Việt Nam trong chuyển đổi: các hướng tiếp cận liên ngành (Tuyển chọn các nghiên cứu từ Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2016), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.212-229. ISBN: 978-604-62-6932-8.

3. Phan Thị Ngọc (2018), “Từ sản xuất nông nghiệp đến kinh doanh nhà trọ: biến đổi sinh kế ở một làng ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa”, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn, 4(1b), tr.33-43.

4. Phan Thị Ngọc (2019), “Thu hồi đất và đất dịch vụ ở Việt Nam đương đại: Nghiên cứu trường hợp làng Gia Trung, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn, 5(1), tr.69-83.


                                                                   INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: PHAN THI NGOC                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 10/4/1984                                    4. Place of birth: Thanh Hoa province

5. Admission decision number: 3684/2015/QĐ-XHNV dated 31/12/2015, Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

(List the form of change and corresponding times)

7. Official thesis title: The transformation of livelihoods in Gia Trung village (Me Linh district, Hanoi) in the process of industrialization and urbanization.

8. Major:  Anthropology                             9. Code: 62 31 03 02

10. Supervisors: PGS.TS Nguyen Van Suu

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the new findings of the thesis:

- Based on collected resources, the thesis analyzes and demonstrates systematically how livelihoods in a Hanoi peri-urban village transform.

- Disclosing the concept of livelihood transformation of the farmer whose lands are recovered, then turning this concept into an effective tool to recognize and categorize different patterns of livelihoods, analyzing the relationship and interaction between the transformation of livelihood change and the transformation of the peri-urban village.

- Clarifying the role of different types of livelihood capital. The thesis shows that natural capital (agricultural land, residential land), human capital (level of professional skills, and so on) play an important role in diversifying the famer’s livelihood strategies after their lands are recovered. In this context, natural capital and human capital are considered in relation to financial capital and physical capital. Whatever capital famers use, they only aim at creating physical capital (shelter and buildings, property, etc.) and financial resource to serve the basic need for individual as well as household in the recently social context.

- Point out some policy implications contributing to stabilize local people’ life in terms of livelihood.

12. Practical applicability, if any:

The research results of the thesis are used as references for students, graduate students, graduate students in Anthropology, Social work, Sociology;

At the same time, they contribute more knowledge about the practices of livelihood change in peri-urban village space under the impact of industrial and urban development policies.

13. Further research direction, if any

Livelihood, land and modernization

14. Thesis - related publications

1. Phan Thi Ngoc (2016), "A sketch of livelihood change in Gia Trung village, Me Linh, Hanoi", Globalization and urban transformation in contemporary Vietnam, Pham Quang Minh, Nguyen Van Suu, Ien Ang, Gay Hawkins (editors), Knowledge Publishing House, Hanoi, pp.103-113, ISBN: 978-604-943-391-7.

2. Phan Thi Ngoc (2016), "The decline in agricultural production in a village on the outskirts of Hanoi under the impact of industrialization - urbanization", Vietnam in transformation: interdisciplinary approaches (Selection of studies from the Conference of young cadres and graduate students, University of Social Sciences and Humanities 2016), Hanoi National University Publishing House, pp.212-229. ISBN: 978-604-62-6932-8.

3. Phan Thi Ngoc (2018), "From agricultural production to accommodation business: livelihood change in a Hanoi suburban village under the impact of industrialization and urbanization", Journal of Social Sciences Humanities Association, 4 (1b), pp.33-43.

4. Phan Thi Ngoc (2019), "Land Acquisition and Commercial Land in Contemporary Vietnam: Case Study of Gia Trung Village, Quang Minh Town, Me Linh District, Hanoi City", Journal of Science Humanities Society, 5 (1), pp.69-83.

(List them in chronological order)

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây