TTLA: Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ công an

Thứ hai - 04/05/2020 03:56

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thu Trang           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14 tháng 09 năm 1985                        4. Nơi sinh: Thành phố Vinh - Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3253/2016/QĐ - XHNV ngày 30 tháng 09 năm 2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận án: Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ công an

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                          9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Thị Minh Đức

                                                         PGS. TS. Bùi Thị Hồng Thái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về mặt lý luận: Đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo với tư cách là cán bộ tham vấn không chuyên ở trại giam. Dựa trên cơ sở nhiều nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu nhỏ lẻ của Việt Nam, nghiên cứu này như một một tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và đào tạo về tham vấn cơ bản ở trại giam. Việc mô tả về các chương trình giáo dục và dạy nghề trên thế giới là những gợi ý giúp cho Bộ công an, Cục C10 xem xét để từng bước xây dựng các chương trình dạy nghề cho phạm nhân phù hợp với bối cảnh trại giam Việt Nam sau này.

Luận án bước đầu xây dựng được bộ công cụ đo lường về các khía cạnh trong hoạt động tham vấn không chuyên của cán bộ quản giáo ở trại giam. Điều này gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm điều chỉnh, hoàn thiện bộ công cụ đo lường này.

  • Về mặt thực tiễn:

Kết quả phân tích mô tả cho thấy thực trạng kỹ năng tham vấn của cán bộ quản giáo còn ở mức thấp: cán bộ quản giáo chủ yếu đặt câu hỏi đóng (kỹ năng hỏi) và cho lời khuyên theo ý chủ quan của mình (kỹ năng thấu cảm).

Kết quả phân tích thống kê suy luận từ hồi quy đã tìm thấy một số xu hướng dự báo sự ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam: (1) Về hiệu quả tham vấn, những cán bộ quản giáo có hiểu biết qua về tham vấn (đã học về tham vấn) và có cảm nhận hạnh phúc trong công việc càng cao thì càng có khả năng dự báo sự gia tăng về hiệu quả tham vấn cho phạm nhân. (2) Về kỹ năng tham vấn, cảm nhận hạnh phúc trong công việc của cán bộ quản giáo càng cao càng dự báo xu hướng gia tăng kỹ năng lắng nghe phạm nhân. Cũng như vậy, các cán bộ quản giáo càng tự đánh giá bản thân cao càng dự báo sự gia tăng xu hướng thực hiện tốt kỹ năng cung cấp thông tin. (3) Về thái độ, đạo đức tiếp xúc với phạm nhân, những cán bộ quản giáo có cảm nhận hạnh phúc trong công việc càng cao có thể dự báo xu hướng gia tăng việc thể hiện sự thấu hiểu phạm nhân, khả năng chấp nhận phạm nhân và thực hiện tốt hơn sự bảo mật khi trò chuyện với phạm nhân. Trong khi những cán bộ quản giáo có sự tự đánh giá bản thân càng cao thì càng có xu hướng gia tăng khả năng tôn trọng quyền quyết định của phạm nhân trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân của họ. (4) Về phẩm chất nghề nghiệp, những cán bộ quản giáo có sự nhìn nhận tích cực về bản thân và có cảm nhận hạnh phúc cao trong công việc thì càng dự báo sự gia tăng mức độ tự tin vào bản thân khi tham vấn cho phạm nhân. Sự cảm nhận hạnh phúc trong công việc của cán bộ quản giáo có thể làm gia tăng sự đánh giá của họ về tầm quan trọng của các phẩm chất nghề nghiệp nói chung và các phẩm chất nghề chuyên biệt, nói riêng. (5) Về các chủ đề tham vấn, những cán bộ quản giáo là nữ giới, đã được học về tham vấn và cảm nhận hạnh phúc trong công việc càng cao có xu hướng dự báo gia tăng khả năng tham vấn về những chủ đề gắn với đời sống cá nhân của phạm nhân.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án cung cấp cho những người quan tâm có một cái nhìn đa dạng về vấn đề hỗ trợ tâm lý cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để tác giả và những người quan tâm có thể thực hiện những nghiên cứu tiếp theo một cách có hệ thống hơn trên các khía cạnh như: 1/ Nghiên cứu hoàn thiện bộ câu hỏi đánh giá về hoạt động tham vấn cho phạm nhân ở trại giam; 2/ Xây dựng các phương pháp tập huấn nhằm nâng cao các kỹ năng tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân (trong điều kiện cán bộ quản giáo chưa có kiến thức nền về tâm lý; tham vấn và trị liệu tâm lý); 3/ Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của phạm nhân và cả cán bộ quản giáo; 4/ Đánh giá và xây dựng các chương trình hỗ trợ phạm nhân hướng tới tái hòa nhập cộng đồng bền vững; 5/ Phát triển luận án trở thành tài liệu tham khảo hỗ trợ công tác nghiên cứu và đào tạo về tham vấn ở trại giam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Lê Thu Trang (2017), “Đánh giá của cán bộ trại giam về những khó khăn trong hoạt động tham vấn cho phạm nhân”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất RCP 2017 với chủ đề “Hạnh phúc con người và phát triển bền vững”, tháng 11/2017, ISBN: 978 - 604 - 62 - 9913 - 4, tr. 193 - 204.
  2. Lê Thu Trang (2018), “Một số hướng nghiên cứu về hoạt động tham vấn cho phạm nhân trên thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia Tâm lý học và sự phát triển bền vững, tháng 11/2018, ISBN: 978 - 604 - 89 - 5922 - 7, tr. 435 - 444.
  3. Lê Thu Trang (2019), “Những khía cạnh đạo đức trong hoạt động tham vấn ở trại giam, Hội thảo quốc tế Tâm lý học và đạo đức nghề tâm lý học”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Tâm lý học và đạo đức nghề Tâm lý học”, tháng 09/2019, ISBN: 978 - 604 - 65 - 4417 - 3, tr. 655 - 659.
  4. Lê Thu Trang (2019), “Thái độ của cán bộ quản giáo trong công việc hỗ trợ phạm nhân tại các trại giam ở các tỉnh phía bắc Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Tâm lý học và đạo đức nghề tâm lý học”, tháng 09/2019, ISBN: 978 - 604 - 65 - 4417 - 3, tr. 256 - 261.
  5. Lê Thu Trang (2019), “Vai trò của mức độ nắm vững thông tin đối với kỹ năng cung cấp thông tin cho phạm nhân của cán bộ quản giáo tại các trại giam”, Tạp chí Tâm lý học (11), ISSN: 1859 - 0098, tr. 86 - 97.
  6. Lê Thu Trang (2019), “Hiểu biết của cán bộ quản giáo về phạm nhân và các chủ đề tham vấn tại trại giam”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (12), ISSN: 0866 - 8019, tr. 93 - 103.
  7. Lê Thu Trang (2019), “Hiểu biết của cán bộ quản giáo về những khó khăn trong hoạt động tham vấn ở trại giam”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (01), ISSN: 0866 - 8019, tr. 108 - 117.

 

                                                                                   INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. PhD candidate: Le Thu Trang              2. Sex: Female

3. Date of birth: 14/09/1985                     4. Place of birth: Vinh - Nghe An

5. Admission decision number: 3253/2016/QĐ – XHNV dated on 30/09/2016

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Psychological counseling activities of prison officers for prisoners in the prison of the Ministry of Public Security

8. Major: Psychology                                9. Code: 62 31 04 01

10. Supervisors: Prof. Dr. Tran Thi Minh Đuc

                             Assoc. Prof. Dr. Bui Thi Hong Thai

11. Summary of the new findings of the thesis:

- In terms of theory: This is the first thesis conducted in Vietnam about counseling activities of prison officers working as unspecialized officers in prison. From numerous studies conducted in Vietnam and in the world, the dissertation is used as a supporting document for other research and basic training on consultation at prison. The descriptions of educational as well as vocational training programs in the world are suggestions for Department C10 of Ministry of Public Security on steps to organize suitable vocational programs for prisoners in a later Vietnamese prison’s background.

The thesis initially develops a framework for the measurement of prison officers’ unspecialized counseling activities in the prison, which recommends further research to adjust and improve the measurement.

  • In terms of practice:

The descriptive analysis result indicates the prison officers’ limited counseling skills: questions raised by prison officers are mostly close-ended questions (Questioning skills) and advice is given subjectively (Empathy skills).

Regression analysis result discovers trends which are forecasted to affect the counseling activities of prison officers for prisoners in the prison: (1) With regard to the effectiveness of consulting, prison officers who have a basic knowledge about counseling (have learned about counseling) and higher level of satisfaction tend to have more ability to conduct effective consultations for prisoners. (2) Regarding psychological counseling skills, the higher job satisfaction of prison officers implies better listening skills. Similarly, prison counselors who have higher self-evaluation tend to perform skills of providing information better. (3) In terms of attitude and ethical aspects, prison counselors having higher job satisfaction show a better understanding of the prisoners, have a higher accepting ability and better performance on information security when talking to prisoners. Specifically, the higher self-evaluation ability the counselors have, the higher possibility of respecting prisons’ decisions on solving personal problems they show. (4) Regarding occupational quality, prison counselors having positive recognition about themselves with high job satisfaction indicates the escalation in their level of self-belief when consulting prisoners. The level of job satisfaction may enhance the prison counselors’ evaluation in terms of the importance of both specialized professional capacity and general professional competence. (5) With regard to consulting topics, female prison counselors having learned about counseling and have high job satisfaction indicate the high ability to counseling about topics related to prisoners’ private life.

12. Practical applicability:

The thesis provides a diverse insight into current psychology counselling activities for prisoners in the prison in Vietnam.

13. Suggestions research directions:

The thesis’ result is the foundation to conduct further studies more systematically in terms of: 1/ Improve the questionnaire evaluating the counseling activities of prison officers in the prison; 2/ Develop training methods with the aim of enhancing counselling skills of prison officers ( providing the prison officers haven’t had a basic understanding of psychology; counselling and psychotherapy); 3/ Research on both prisoners and prison officers’ psychology mental health; 4/Evaluate and develop programs aiming at assisting prisoners to reintegrate the community sustainably; 5/ Develop the thesis into reference assisting research and training about counselling in the prison.

14. Thesis – related publications:

  1. Le Thu Trang (2017), “Evaluations of prison officers in terms of difficulties in counselling activities for prisoners”, The first Southeast Asia Regional Conference of Psychology with the topic Human Well-being and Sustainable Development”, 11/2017, ISBN: 978 - 604 - 62 - 9913 - 4, 193 - 204.
  2. Le Thu Trang (2018), “Some research guidance on counselling activities for prisoners in the world”, National scientific conference of Psychology and Sustainable Development, 11/2018, ISBN: 978 - 604 - 89 - 5922 - 7, 435 - 444.
  3. Le Thu Trang (2019), “Ethical aspects of counselling activities in prison, International conference of Psychology and Professional Ethics”, International conference “Psychology and Professional Ethics(9), ISBN: 978 - 604 - 65 - 4417 - 3, pp.655 - 659.
  4. Le Thu Trang (2019), “Prison counsellors’ attitude regarding assisting prisoners in prison in northern provinces in Vietnam”, International conference “Psychology and Professional Ethics(9), ISBN: 978 - 604 - 65 - 4417 - 3, pp. 256 - 261.
  5. Le Thu Trang (2019), “The role of information penetration level regarding prison officers’ providing information to prisoners in prison skills”, The Journal of Psychology (11), ISSN: 1859 - 0098, pp. 86 - 97.
  6. Le Thu Trang (2019), “The knowledge of prison officers about prisoners and counselling topics in prison”, The Journal of Social Psychology (12), ISSN: 0866 – 8019, pp.93 - 103.
  7. Le Thu Trang (2019), “The knowledge of prison officers about difficulties in counselling activities in prison”, The Journal of Social Psycholog (1), ISSN: 0866 - 8019, pp.108 - 117.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây