TTLA: Sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân trong 5 năm đầu của các cặp vợ chồng tại Hà Nội

Thứ sáu - 27/03/2020 05:34

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LƯU THỊ LỊCH                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/09/1981                                                   4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH,  ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân trong 5 năm đầu của các cặp vợ chồng tại Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                    9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:    PGS. TS. Trần Thu Hương

    PGS. TS. Phạm Thị Thu Hoa

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa các cặp vợ chồng tham gia vào nghiên cứu này hài lòng về cuộc sống hôn nhân của họ ở mức trung bình khá trở lên (52%). Có tới 39% cặp vợ chồng có ĐTB mức độ HLHN ở mức trung bình cao và 13% các cặp vợ chồng có mức HLHN ở mức cao. Chỉ có 18% cặp vợ chồng ít HLHN hơn ở mức trung bình thấp (14%) và ở mức thấp (4%).

Người chồng hài lòng với cuộc sống hơn người vợ. Những người chưa có con hài lòng với cuộc sống hôn nhân hơn những người có con. Những người kết hôn ở năm đầu tiên hài lòng hôn nhân hơn những người kết hôn trên 1 năm đến 5 năm.

Nghiên cứu đưa ra 3 yếu tố để xem xét sự ảnh hưởng tới sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng bao gồm: cảm nhận về mối quan hệ vợ chồng, hành vi giao tiếp với người bạn đời, cảm nhận về sự hòa hợp vợ chồng. Cả 3 yếu tố trên đều có mối tương quan thuận với sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân ở mức tương đối chặt. Yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân là cảm nhận về sự hòa hợp vợ chồng với mức độ tương quan chặt (r= 0,743) và có khả năng dự báo được 62,1% sự biến thiên mức độ hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng.

 Luận án phân tích một số cặp vợ chồng điển hình cho thấy các cặp đôi chung sống trong cùng một cuộc hôn nhân nhưng có đánh giá, trải nghiệm và cảm nhận khác nhau về cuộc sống hôn nhân, kể cả trong trường hợp nhìn chung hai vợ chồng có mức độ hài lòng về cuộc sống hôn nhân như nhau.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể là tài liệu thao khảo cho việc xây dựng các chương trình can thiệp cho các cặp đôi bao gồm:

- Lớp học về hôn nhân: lớp học Tiền hôn nhân dành cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn, lớp học về kỹ năng chung sống hạnh phúc cho các cặp đôi ở giai đoạn đầu của cuộc sống hôn nhân.

- Tham vấn cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn và các cặp đôi ở giai đoạn đầu của cuộc sống hôn nhân.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu sự  biến đổi về sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng theo thời gian.

- Nghiên cứu về sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng ở các giai đoạn sau như giai đoạn từ 5 đến 10 năm, 15 năm.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  • Lưu Thị Lịch (2017), “Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng với cuộc sống hôn nhân (qua một số nghiên cứu trên thế giới)”, Tạp chí Nghiên cứu Con người 5(92), tr.57-70.
  • Lưu Thị Lịch (2019), “Sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng trong 5 năm đầu và một số yếu tố ảnh hưởng”, Tạp chí Nghiên cứu con người 1(100), tr.65-77.
  • Phạm Thị Thu Hoa, Lưu Thị Lịch (2019). “Thích ứng thang đo hạnh phúc PERMA profiler để đo lường hạnh phúc hôn nhân của các cặp vợ chồng”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế về sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam lần thứ V: Hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở trường học và cộng đồng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. tr.236-245.

                                                                   INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: LUU THI LICH                                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 10/09/1981                                   4. Place of birth: Phu Tho

5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH    Dated: 31/12/2014 by Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Marital satisfaction in the first 5 years of marriage couples in Hanoi.

8. Major: Psychology                                               9. Code: 62 31 04 01

10. Supervisors:        PGS. TS. Trần Thu Hương and PGS. TS Phạm Thị Thu Hoa

11. Summary of the new findings of the thesis

The study results showed that more than half of couples participated in this research had average high satisfaction level with their married life, from 52 per cent and above. There were 39 per cent of couples indicating their marriage life at average high level and 13 per cent of couples at high level. Only 18 per cent of studied indicated their marriage satisfaction at average low level and 17.7 per cent of couples at low level.

The husbands tended to be more satisfied with their marriage than the wives. Those who live in the city’s inlying areas were happier with their married life than those who live in the suburbs. Those who have not had children were more satisfied with married life than couples with children. Couples who were in the first year of their marriage were happier than those who have been married for 1 to 5 years.

 The research evaluated 3 factors that directly affected the satisfaction level in married life of the couples, including: Perception of marital harmony; Communication behaviors with the partner; Feelings about (the) marital relationship. All 3 factors above had a positive correlation with their satisfaction with married life in a relatively tight level. The factor that most affected the satisfaction of couples with their married life was Perception of marital harmony with a high degree of correlation (r = 0,743) and the ability to predict 62,1% of the marital satisfaction level.

The thesis analyzed some typical couples, showing that the two people in the same marriage had different evaluations, experiences and feelings about their married life, even in the case that they both had the same satisfaction level with their married life.

12. Practical applicability, if any:

The thesis could be a reference material for the development of intervention programs for couples including:

- Marriage class: Pre-marriage class for couples before getting married, the class on skills to live happily for newlywed marriage couples.

- Marriage counseling program for couple before getting married and newlywed marriage couples.

13. Further research directions, if any:

- Research on patterns of change in marital satisfaction over the time of Vietnamese couples.

- Research on marital satisfaction in later stage of marital life, such as the period from 5 to 10 or 15 years cohabitation.

14. Thesis-related publications:

  • Lưu Thị Lịch (2017), “The factors that effect on the satisfaction of marriage life (through some researches in the world)”, Human studies 5(92), pp.57-70.
  • Lưu Thị Lịch (2019), “ Marital satisfaction in the first 5 years of marriage couples and some effective factors ”, Human studies 1(100), pp.65-77.
  • Phạm Thị Thu Hoa, Lưu Thị Lịch (2019). “Adaptation of the PERMA profiler scales to measure marital happiness of couples”, Proceeding of the 5th International Conference on Child Mental Health in Vietnam: Mental Health Literacy in the Schools and the Community. Vietnam national university press, Hanoi, pp.236-245.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây