TTLA: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng Đức sang tiếng Việt (dựa trên cứ liệu dịch phẩm văn học)

Thứ năm - 13/02/2020 22:10

       1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Bích Thủy                     2. Giới tính: Nữ

       3. Ngày sinh: 14/08/1978                                                4. Nơi sinh: Nam Định

      5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

       6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng Đức sang tiếng Việt (dựa trên cứ liệu dịch phẩm văn học)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu,           9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Quang Đông, TS. Lê Tuyết Nga

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án (ko quá 1 trang)

- Theo khảo sát, có bốn nhóm cơ chế tạo hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức là: diễn đạt trực chỉ diễn ngôn, thực từ chỉ thái độ của người nói, diễn đạt trực chỉ xã hộicú pháp; các cơ chế tạo hàm ý hội thoại gồm tuân theo vi phạm nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại, trong đó chủ yếu vi phạm phương châm về Chất.

- Ba nhóm nghĩa xuất hiện thông qua các cơ chế trên là: kỳ vọng hoặc gợi ý của người nói đối với người nghe; thái độ của người nói đối với người nghe/ người thứ ba; thái độ của người nói đối với điều được nói ra.

- Các phương thức dịch hàm ý bao gồm: dùng trợ từ/ phó từ/ liên từ/ thán từ, chuyển đổi ngữ nghĩa, chuyển đổi ngữ pháp, dịch câu hỏi không dùng đại từ nghi vấn/ phó từ hỏi/ tác tử hỏi dịch nguyên văn.

- Theo hai tiêu chí mà luận án đã đề ra để phê bình dịch thuật là hàm ýchuẩn mực ngôn ngữ, hai bản dịch được khảo sát trong luận án đều nhận được kết quả đánh giá tích cực, cả từ phía người nghiên cứu, từ chuyên gia dịch thuật cũng như các nghiệm viên.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiến (nếu có):

Những kết quả nghiên có thể được dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích đối với công việc biên dịch nói chung và dịch văn học nói riêng. Việc chỉ ra các cơ chế cụ thể tạo hàm ý trong câu hỏi bằng tiếng Đức, đặc biệt là cơ chế tạo hàm ý quy ước, sẽ giúp cho các dịch giả hiểu rõ hơn nội hàm quy ước của các diễn đạt trực chỉ diễn ngôn, các diễn đạt trực chỉ xã hội, v.v., từ đó có thể áp dụng các phương thức dịch phù hợp để truyền tải những hàm ý đó sang tiếng Việt. Kết quả của phần đánh giá các phương án chuyển dịch hàm ý gợi mở một cách đánh giá mới theo hướng thực nghiệm với sự tham gia của độc giả hai ngôn ngữ nguồn và đích. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu này cũng rất có ý nghĩa với công tác giảng dạy Biên dịch đối với cặp ngôn ngữ Đức - Việt. Giảng viên có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để dạy các học phần Dịch văn học, Phân tích đánh giá bản dịch, v.v.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

Đề tài có thể mở ra những hướng tiếp theo như sau:

- Nghiên cứu hàm ý và cách dịch hàm ý trong các loại câu khác bằng tiếng Đức sang tiếng Việt

- Khi đánh giá bản dịch: Bên cạnh tiêu chí “hàm ý” và “chuẩn mực ngôn ngữ”, có thể xem xét nhiều khía cạnh khác để có được kết quả phê bình toàn diện, mang tính thuyết phục cao; mời thêm nhiều chuyên gia về dịch thuật tham gia đánh giá bản dịch để có được cái nhìn đa chiều từ nhiều nhóm nghiệm viên đánh giá; phỏng vấn trực tiếp dịch giả để giải đáp một số khúc mắc cũng như hiểu rõ hơn lý do lựa chọn cách xử lý vấn đề phát sinh liên quan tới hàm ý

14. Những công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Lê Thị Bích Thủy (2018), “Thử áp dụng mô hình dịch thuật của Gerzymisch-Arbogast trong việc đánh giá hàm ý của bản dịch Bà lớn về thăm và Bà tỷ phú về thăm quê”, T/c Ngôn ngữ (12), tr. 58-74.
  2. Lê Thị Bích Thủy (2018), “Phương thức chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng Đức sang tiếng Việt”, T/c Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34 (6), tr. 111-125.
  3. Lê Thị Bích Thủy (2018), “Hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức - phương thức biểu hiện và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt (Khảo sát tác phẩm “Der Besuch der alten Dame” và các dịch phẩm)”, T/c Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 4 (1b), tr. 107-125.
  4. Lê Thị Bích Thủy (2018), “Giới thiệu một số quan điểm về phê bình dịch thuật của Đức”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Việt Nam - Những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng, tr. 981-990.
  5. Lê Thị Bích Thủy (2019), “Phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học liên ngành (xét ví dụ một đề tài cụ thể)”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia 2019 - Nghiên cứu và Giảng dạy ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, Quốc tế học tại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 500-510.
  6. Lê Thị Bích Thủy (2019), “Konversationelle Implikaturen in deutschen Fragen (am Beispiel des Dramas „Der Besuch der alten Dame“)” (Hàm ý hội thoại trong câu hỏi tiếng Đức (dựa trên khảo sát tác phẩm “Bà tỷ phú về thăm quê”), Kỷ yếu Hội thỏa Khoa học Quốc tế lần thứ 5 - Đào tạo tiếng Đức ở Đông (Nam) Á - Phát triển bền vứng và kiểm định chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 106-115.

                                                                  INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 

1. Fullname: Le Thi Bich Thuy                                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 14.08.1978                                     4. Place of birth: Nam Dinh

5. Admission decision number: 4618/2016/QĐ-XHNV, December 29, 2016 of The Rector of The University of Social Science and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Research on methods for translating implicatures in questions from German to Vietnamese (based on literary translations)

8. Major: comparative-contrastive linguistics                   9. Code: 62 22 02 41

10. Supervisors: Assoc. Dr. Lam Quang Dong/ Dr. Le Tuyet Nga

11. Summary of the new findings of the thesis:

- There are four groups of words and constructions that contribute to conventional implicatures in questions in German, namely: discourse deitic expressions, expressive modifiers, social deitic expressions and syntactic constructions. Conversational implicatures found in questions include interlocutors’ observation or violation of the cooperative principle and conversational maxims, especially the Quality maxim.

- Three groups of meanings generated by such mechanisms are the speaker’s expectations or suggestions to the listener, the speaker’s attitudes to the listener or to a third person, the speaker’s attitudes to what is said.

- The methods used to transfer implicatures in questions from German to Vietnamese include the utilization of particles/ adverbs/ conjunctions/ interjections; semantic transformations; grammatical transformations; questions without question words (e.g. WH-words)/ adverbs/ particles; and literal translation.

- Applying two among various criteria for translation evaluation, namely implicatures and linguistic standards, to the assessment of the two Vietnamese versions of the play investigated in the study, all the researcher, translation experts and informants offer positive feedback to the two Vietnamese versions.

12. Practical applicability, if any:

The results of this thesis can be used as useful materials for translation in general and literature translation in particular. Showing concrete signals of implicatures, especially conventional implicatures will help translators understand implicit meaning of discourse and social deixis expressions, ect., so that they can apply suitable methods to translate implicatures to Vietnamese. The translation accessment used in this research implies an empirical evaluation with the participation of readers in both sourse and target languages. In addition, the research results are also useful for teaching translation for the language pair German – Vietnamese, for example for teaching “literature translation”, “translation accessment”, ect.

13. Further research direction, if any:

- Implicatures and methods of translating implicatures in other types of sentences (not only questions) from German to Vietnamese

- Related to translation accessment: not only “implicature” and “linguistic norm”, but also other aspects can be considered to obtain comprehensive and persuative criticism; more translation experts should be invited to take part in the translation accessment in order to get multidimensional views from test persons; researcher should interview the translators to know the reasons for choosing the solution to the problems related to implicatures ect.

14. Thesis-related publications:

  1. Le Thi Bich Thuy (2018a), “Gerzymisch-Arbogast`s Model of Translation criticism for Assessment of Implicature by means of two translation versions “Ba lon ve tham” and “Ba ty phu ve tham que””, Journal of Linguistics (12), pp. 58-74.
  1. Le Thi Bich Thuy (2018b), “Methods for Translating implicatures in questions from German into Vietnamese”, VNU Journal of Foreign Studies, Vol. 34 (6), pp. 111-125.
  2. Le Thi Bich Thuy (2018c), “Conventional Impilcatures in German question – expressions and equivalent expressions in Vietnamese (based on the drama “Der Besuch der alten Dame” and its translations - an exemplary research)”  VNU Journal of Social Sience and Humanitis, Vol 4 (1b), pp. 107-125.
  3. Le Thi Bich Thuy (2018d), “Translation Criticism of German researchers - An  Introduction”, International Conference Proceedings Linguistics in Vietnam -  the stages of development and international integration, Publishing Information and Communication, Da Nang, pp. 981-990.
  4. Le Thi Bich Thuy (2019), “Research methods in Interdisciplinary Linguistics (a concrete these as an example)”, National Science Conference Proceedings 2019 - Researching and Teaching Foreign Languages, Linguistics, International Studies in Vietnam, Publishing Vietnam National University Hanoi, pp. 500-510.
  5. Le Thi Bich Thuy (2019), “Conversational Impilcatures in German questions (using the example of the drama „The Visit“)”, Proceedings of the 5th International Science Conference - Teaching German in (South)East Asia

Sustainable development and quality accreditation, Publishing Vietnam National University Ho Chi Minh, pp. 106-115.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây