TYLA: Hệ thống tước vị thời Lê Sơ

Thứ hai - 10/02/2020 01:44

Tên tác giả: Phạm Hoàng Mạnh Hà

Tên luận án: Hệ thống tước vị thời Lê Sơ

Ngành khoa học của luận án:  Lịch sử

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam              Mã số:  60 22 03 13

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến tước vị thời Lê Sơ trên các phương diện sau đây:

­- Đối tượng ban phong và hệ thống tước vị.

- Quyền lợi cho người được phong tước.

- Đặc điểm, tính chất của tước chế Lê Sơ.

- Từ ưu điểm và nhược điểm trong tước chế thời Lê Sơ, liên hệ với chính sách sử dụng hiền tài giai đoạn hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu:

Nhắc đến một nhân vật trọng yếu trong chính quyền Lê Sơ, chúng ta thường nói đến “chức quan” và “tước vị”. Chức quan biểu thị vị trí cao - thấp trong bộ máy chính trị; tước vị biểu thị mức độ đóng góp cho vương triều hoặc quan hệ huyết thống với Hoàng đế.

Luận án nghiên cứu về tước vị, là hệ thống những tước phong của Hoàng đế cho công thần và người hoàng tộc.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng phương pháp lịch sử truyền thống để thu thập thông tin. Những phương pháp thống kê, so sánh, bản đồ học, được áp dụng để phân tích và diễn giải tài liệu.

Bên cạnh đó, Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu liên ngành như kết hợp nghiên cứu lịch sử với khảo sát thực địa, điền dã Khảo cổ học; phương pháp xử lý sử liệu học đối với tư liệu văn bia, gia phả.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Xác định hệ thống tước vị thời Lê Sơ qua hai thời điểm: Thời Lê Thái Tổ là ba cấp tước cho hoàng tộc (Quận Công, Quận Vương, Quốc vương), hai cấp tước cho công thần (Hầu tước, Trí tự). Thời Lê Thánh Tông, hệ thống tước vị cho hoàng thất gồm 7 cấp (Thân vương, Thân tự vương, tước Công, tước Hầu, tước Bá, tước Tử, tước Nam), hệ thống tước vị công thần gồm 4 cấp (Quốc công, quận công, tước Hầu và tước Bá).

- Làm sáng tỏ những quyền lợi mà người có tước vị được thụ hưởng. Đáng chú ý là những đặc quyền dành riêng cho hoàng tộc, công thần phong tước mà quan lại đương triều không thể có được.

- Chỉ rõ đặc điểm, tính chất của tước chế Lê Sơ: Sự phân tách giữa “danh vọng” và “chức vụ”, yếu tố đất phong ảo, tính tôn quân tập quyền, tính liên kết dòng họ…

- Phân tích tác động của tước chế với vương triều Lê Sơ ở hai khía cạnh: Tổ chức xã hội và tổ chức chính quyền.

- Nêu lên những tích cực và hạn chế của việc phong tước.

3.2. Kết luận

Hệ thống tước vị nhà Lê Sơ là sản phẩm của nhà nước Lê Sơ nhưng có sự tiếp thu từ tước chế các triều đại Việt Nam, từ Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần và xa hơn là sự mô phỏng các triều đại Trung Hoa trên nhiều phương diện. Mỗi vương triều Lê Sơ lại có sự chế định, cải biến cho phù hợp với tổ chức chính quyền, có tương đồng mà cũng có khác biệt; dẫn đến tước vị mỗi triều đại phân chia cũng không giống nhau nhưng về tổng thể, đó là một cách thức phân loại, tổ chức nhân sự cấp cao, được thể chế hóa và hợp pháp hóa.

Hệ thống tước vị Lê Sơ cơ cấu thành tước chế hoàng thất và tước chế huân thần; vừa liên quan, vừa tách biệt; kiềm chế và bổ trợ lẫn nhau nhưng cao nhất vẫn là điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ của tầng lớp quý tộc nên ảnh hưởng rất lớn đến chính quyền và xã hội đương thời.

Tước vị sản sinh trong thể chế quân chủ, với nhà Lê Sơ, đây là thời kỳ chủ nghĩa trung ương tập quyền vô cùng lớn mạnh nên tước chế vẫn nhằm mục đích lớn nhất là củng cố vị trí thống trị của người đứng đầu. Đặc biệt, khi đặc quyền của người được phong tước với vương quyền xảy ra xung đột thì quyết định cuối cùng thuộc về Hoàng đế, lúc này, luật pháp thậm chí không còn hiệu lực.

Ở phương diện khác, hệ thống tước vị cũng biểu thị rất rõ quá trình phát triển của nhà Lê Sơ qua ba giai đoạn: Kiến lập, phát triển đến đỉnh cao và từng bước suy vong. Những năm cuối Lê Sơ, tước chế bị xâm phạm và phá vỡ dưới nhiều góc độ. Nói cách khác, “thời bình” là điều kiện cốt tử để một vương triều xây dựng tước chế song hệ thống ấy rất dễ bị lung lay và hoàn toàn có thể sụp đổ dưới “thời loạn”.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề trọng dụng nhân tài, bổ nhiệm cán bộ, quy hoạch cán bộ, trọng đãi người có công, tiền lương cho nhân sự trong bộ máy công quyền đã và đang trở thành một trong những chủ đề rất được quan tâm, nhiều lần được bàn thảo trong nghị trường Quốc hội thì hệ thống tước vị thời Lê Sơ cùng với những đặc trưng của nó, đặc biệt là “tính hai mặt” của tước chế ít nhiều sẽ là tiền đề cần thiết để tiếp thu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.

Kết quả nghiên cứu của Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, về nhà nước Lê Sơ cũng như quan chế Việt Nam trong lịch sử.

                                                         SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author's name: Pham Hoang Manh Ha

Thesis title: The Official Title System of the Later Le dynasty

Scientific branch of the thesis: History

Major: Vietnamese History                                  Code: 60 22 03 13

The name of the postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

1. Thesis purpose and objectives

          Purpose of the thesis is to clarify the contents related to the official title system of the Later Le dynasty in the following aspects:

          - Persons who were granted titles and the system of official titles.

          - Privileges for ones who were granted titles.

          - Features and characteristics of the official title system of the Later Le dynasty.

          - On the basis of analyzing the advantages and disadvantages of the official title system of the Later Le dynasty, the thesis draws lessons for the current policy of talent deployment.

          The main objective of the thesis is the official titles. This is the system of official titles that conferred by the emperors to the meritorious officials and the members of the royal family.

          When we mention an important figure of the Later Le Dynasty, we often refer to "office" and "title". The "office" indicates a high or low position in the government system, while the "title" shows the degree of contribution to the dynasty or blood relationship with the emperor.

2. Research methods

          The thesis uses traditional historical methods to collect materials. Statistical, comparative, and cartographic methods have been applied to analyze and interpret documents.

          Besides, the thesis uses interdisciplinary research results such as combining historical research with field survey. For materials like epitaphs or family annals, the thesis uses historical methodology to analyze and critique historical data.

3. Major results and conclusions

3.1. Major results

          - The thesis determines the official title system of the Later Le dynasty through two periods: 1) Under the rule of Le Thai To, there were three ranks of titles for members of the royal family (Quan Cong, Quan Vuong, Quoc Vuong), and two ranks of titles for the meritorious officials (Hau tuoc, Tri tu); 2) During the reign of Le Thanh Tong, there were seven ranks of titles for members of the royal family (Than vuong, Than tu vuong, Cong, Hau, Ba, Tu and Nam titles), and four ranks of titles for  the meritorious officials (Quoc cong, Quan cong, Hau and Ba titles).

          - The thesis clarifies on the benefits enjoyed by title holders. It is noteworthy that there are privileges reserved for royalty and title holders that could not obtained by incumbent mandarins.

          - The thesis specifies the characteristics and properties of the official title system of the Later Le dynasty in all aspect, such as the separation between "fame" and "position", the element of virtual land, the monarchical centralism, lineage connections and so on.

          - The thesis analyzes the effects of the official title system on the Later Le dynasty in two points of view: social organization and governmental organization.

          - The thesis brings forward the positives and limitations of granting official titles.

3.2. Conclusions

          - The official title system under the Later Le dynasty was a product of the royal dynasty itself. However, it still had the reception of the systems of official titles from previous Vietnamese dynasties, and moreover, reproduced those of Chinese dynasties in several aspects.

          - The official title system of the later Le Dynasty was divided into two types, one for the royal family and one for meritorious officials. These two types of official title system had relationships that were mutually restrictive and complementary, with the primary goal being to regulate the internal relationships of the aristocracy. Therefore, the official title system had a major impact on the contemporary government and society.

          - The official title system was established in the monarchy. For the Later Le dynasty, this was a time when centralism was extremely strong, so the main purpose of the official title system was to consolidate the dominant position of the ruler. Especially if the privilege of the title holder contradicted the royalty, the emperor would be the final decision maker, at this point the law should not even be effective.

          - On the other hand, the official title system also clearly shows the development of the Later Le dynasty through three stages: establishment, development to its peak, and gradual decline. In the dusk of the dynasty, the official title system was violated and broken down from different angles. In other words, "peacetime" is a prerequisite for a dynasty to build an official title system, but that system is very vulnerable and can be completely collapsed in "troubled times".

          - Practical applicability: Currently, the problem of appreciating talents, planning and appointing officials and dealing with credited people has become a major issue. This issue has also been the subject of much discussion in the National Assembly. In this context, the official title system of the Later Le dynasty, with its characteristics, in particular the "duality" of titles, would provide more or less lessons for the personnel policy of the government.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây