TYLA: Chính sách An ninh và Phòng thủ chung của Liên minh châu Âu (2007-2019)

Thứ tư - 28/08/2019 00:17

Tên tác giả: Đoàn Thị Thu Hương

Tên luận án: Chính sách An ninh và Phòng thủ chung của Liên minh châu Âu (2007-2019)

Ngành khoa học của luận án:  Quốc tế học

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                         Mã số: 62310206

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là Chính sách An ninh và Phòng thủ chung của Liên minh châu Âu (Common Security and Defence Policy-CSDP).

- Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành và đánh giá thực tiễn triển khai CSDP trong giai đoạn 2007-2019, luận án rút ra đặc điểm của CSDP, đánh giá vị trí của CSDP trong cấu trúc an ninh khu vực và xem xét xu hướng vận động của CSDP

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp phân tích chính sách: để phân tích cơ sở hình thành, mục tiêu và định hướng của CSDP;

Phương pháp lịch sử: Được tác giả sử dụng để sắp xếp thông tin, tìm hiểu về lịch sử hội nhập an ninh phòng thủ của châu Âu và sự ra đời của CSDP.

Phương pháp tổng hợp, xử lý tư liệu: để phân tích mục tiêu, đường lối và định hướng chính sách của EU đối với CSDP và tổng hợp các hoạt động cụ thể phản ánh việc triển khai CSDP của EU;

Phương pháp so sánh – đối chiếu: để chỉ ra những điểm giống và khác biệt giữa CSDP với các thể chế an ninh khác trong khu vực.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Là công trình nghiên cứu chuyên sâu, cập nhật, có hệ thống từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam về CSDP giai đoạn 2007-2019

- Chỉ ra được đặc điểm của CSDP giai đoạn 2007- 2019, xác định vị trí của CSDP trong cấu trúc an ninh khu vực và dự báo xu hướng vận động của CSDP tầm nhìn đến năm 2025

3.2. Kết luận

- Động cơ xây dựng và phát triển CSDP của EU là vấn đề quyền lực và mong muốn xây dựng một thể chế điều phối mối quan hệ chính trị giữa các thành viên;

- CSDP ra đời dựa trên nhu cầu tìm kiếm “nền hòa bình vĩnh cửu” của các nước châu Âu sau những hậu quả thảm khốc và sự tàn phá nặng nề của chiến tranh;

- Quá trình triển khai CSDP tuy đạt được một số thành tựu, số lượng nhiệm vụ quân và dân sự được triển khai trên các lục địa khá nhiều nhưng thời hạn ngắn, quy mô nhỏ và bị giới hạn về năng lực;

- Những yếu tố chính tác động tới sự hình thành, phát triển và thực thi CSDP chính là những thách thức an ninh nội, ngoại khối ngày càng phức tạp và các khác biệt trong quan điểm của các quốc gia thành viên;

- Xu hướng vận động của CSDP tới năm 2025 vẫn là một chính sách liên chính phủ, tập trung vào việc xử lý khủng hoảng và phòng thủ nội khối.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Doan Thi Thu Huong

Thesis title: The Common Security and Defence Policy (2007-2019)

Scientific branch of the thesis: International Studies

Major:   International relation                                                    Code: 62310206

The name of postgraduate training institution: Thesis purpose and objectives:

Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

1. Research methods

- Methods of policy analysis: to analyze the basis of formation, objectives and orientation of CSDP;

-  Historical method: Used by the author to organize information, learn about the history of European defense security integration and the organization of CSDP;

- Methods of synthesizing and processing materials: to analyze the EU's goals, guidelines and policy directions for CSDP and synthesize specific activities that reflect the implementation of CSDP;

- Comparison method: to show similarities and differences between CSDP and other security institutions in the region.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Being an intensive, updated and systematic research project from the perspective of Vietnamese researcher on CSDP in the period of 2007-2019;

-  Identify the characteristics of CSDP in the period of 2007-2019, determine CSDP's position in the regional security structure and forecast CSDP's movement trend toward 2025.

           3.2. Conclusions

- EU's motivation for construction and development of CSDP is the power and the desire to build an institution that coordinates political relations among members;

- CSDP was developed based on the need to seek "eternal peace" of European countries after the disastrous consequences and heavy devastation of wars;

- Although CSDP implementation has achieved some achievements, the number of military and civilian missions deployed on the continents is quite large but the duration is short, small in scale and limited in capacity;

- The main factors affecting CSDP formation, development and implementation are the increasingly complex internal and external security challenges and differences in the views of member states;

- The movement of CSDP until 2025 is still an intergovernmental policy, focusing on crisis handling and internal defense.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây