TTLA: Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay

Thứ sáu - 16/11/2018 03:28

          Tên tác giả: Trần Thị Hải Yến

          Tên luận án: Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay

           Ngành khoa học của luận án:  Quốc tế học

           Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                         Mã số: 62 31 02 06

           Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích: Làm rõ bản chất mối quan hệ Trung Quốc – Lào để thấy được những tính toán chiến lược của hai nước trong việc gia tăng quan hệ, đồng thời làm rõ chiến lược của Trung Quốc đối với các nước nhỏ, đang phát triển thông qua trường hợp của Lào.

- Đối tượng: Quá trình vận động của quan hệ Trung Quốc - Lào

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp phân tích chính sách đối ngoại; phương pháp quan sát; phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tác động; phương pháp lịch sử; phương pháp hệ thống.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Đưa ra khung lý thuyết về nghiên cứu quan hệ nước lớn – nước nhỏ. Quan hệ Trung Quốc – Lào đã thể hiện rất rõ những đặc điểm của một mối quan hệ bất đối xứng, với sự chủ động thuộc về Trung Quốc và sự bị động, chịu sự chi phối thuộc về Lào.

- Trải qua gần 30 năm bình thường hóa quan hệ, quan hệ Trung Quốc – Lào đã có những bước tiến triển rõ rệt trên các lĩnh vực, và đặc biệt có sự nhảy vọt từ những năm 2000 trở lại đây. Trong mối quan hệ này, kinh tế được coi là công cụ hữu hiệu, chính trị được coi là mục tiêu và an ninh – quốc phòng, văn hóa – xã hội là sự bổ sung không thể thiếu. Chính vì vậy, kinh tế được đánh giá là lĩnh vực hợp tác nổi bật nhất trong quan hệ Trung Quốc – Lào. Từ đây, Trung Quốc và Lào có cơ sở để gia tăng quan hệ toàn diện trên các lĩnh vực khác.

- Mối quan hệ Trung Quốc – Lào đã có những tác động nhất định tới các nhân tố liên quan. Trung Quốc dường như là nhân tố nhận được nhiều tác động tích cực nhất trong mối quan hệ này như: mở rộng không gian ảnh hưởng, nhân rộng lợi ích kinh tế, tạo dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm. Tuy nhiên, nước này cũng phải đối mặt với sự “nghi ngờ” của Lào, ảnh hưởng đến lòng tin chiến lược giữa hai bên. Đối với Lào, bên cạnh những tác động tích cực như cơ hội phát triển kinh tế, gia tăng tài nguyên địa chính trị, nước này đang phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng từ quá trình phụ thuộc vào Trung Quốc. Môi trường sinh thái, tài nguyên cạn kiệt, sự phản đối của người dân, và đặc biệt là nguy cơ phụ thuộc chính trị đang là những thách thức đặt ra đối với Lào trong mối quan hệ với Trung Quốc.

- Mặc dù quan hệ Trung Quốc – Lào ẩn chứa những nút thắt như trên, song trước sự gia tăng quan hệ ngày một sâu rộng của Trung Quốc, Lào khó tránh khỏi “sức cuốn hút” của cường quốc khu vực này. Chính vì vậy, trong tương lai, mối quan hệ Trung – Lào sẽ còn có thể được phát triển hơn nữa. Về chính trị, Trung Quốc sẽ nỗ lực can thiệp sâu hơn vào công việc chính trị nội bộ và chi phối các hoạt động đối ngoại của Lào. Từ đó, từng bước đưa Lào vào “vòng đồng thuận Bắc Kinh”, trở thành một nhân tố quan trọng có thể giúp Trung Quốc thực hiện việc chia rẽ đoàn kết ASEAN và chi phối chính khu vực này đi theo ảnh hưởng của mình.

- Đối với Việt Nam, sự tiến triển trong quan hệ Trung Quốc – Lào, mà cụ thể là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào đang đặt ra những thách thức cho Việt Nam và cho mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Nguy cơ xói mòn quan hệ truyền thống Việt – Lào, nguy cơ về an ninh biên giới và an ninh toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cũng đứng trước những thách thức khi làn sóng Trung Quốc đang ngày một lan rộng và trở nên mạnh mẽ ở Lào. Tất cả những điều này đòi hỏi vai trò chủ động và tích cực hơn nữa của Việt Nam trong quan hệ với Lào, quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với khu vực nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

3.2. Kết luận

Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với xuất phát điểm là tập trung vào lĩnh vực kinh tế, quan hệ Trung Quốc – Lào hiện nay đã được mở rộng trên mọi lĩnh vực. Quan hệ giữa hai nước đã được nâng cấp thành “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” từ năm 2009 và có xu hướng tiếp tục thắt chặt quan hệ trong thời gian tới. Với một mối quan hệ bất đối xứng, Trung Quốc nắm vai trò chủ động trong mối quan hệ với Lào, đồng thời, Lào cũng đã tranh thủ được nguồn lực mạnh mẽ của Trung Quốc để phát triển đất nước. Tuy nhiên, với những hệ lụy mà Lào đang gặp phải, nước này đứng trước những thách thức trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc để tránh rơi vào sự phụ thuộc chính trị của một cường quốc khu vực – Trung Quốc.    

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Tran Thi Hai Yen

Thesis title: China – Laos relationship from 2000s to present

Scientific branch of the thesis: International Studies

Major:   International Relations                                         Code: 62 31 02 06

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University in Hanoi

  1. Thesis purpose and objectives

            - Purpose: To clarify the China-Laos relations in order to see the purpose of the two countries in terms of increasing their relations and clarify China's strategy to small, developing countries, case study - Laos.

           - Objectives: The process of China-Laos relations

     2. Research methods

            Data collection and analysis, foreign policy analysis method, historical analysis, comparative method.

    3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Provide a theoretical framework for the study of big country and small country relations. The relations between China and Laos clearly show the characteristics of an asymmetric relationship.

- Over the past 30 years of normalization of relations, the relations between China and Laos have made remarkable progress in all fields, especially from 2000s to present. In this relationship, economics is considered as an effective tool, and politics as a goal and security - defense, culture - society is an indispensable addition. Therefore, the economy is considered as the most prominent field in the relations between China and Laos. From here, China and Laos have a basis for increasing comprehensive relations in other field.

- Sino-Lao relations have had some impact on the relevant factors. China seems to be the factor that has made the most positive impact in this relationship: expanding the influence, widening economic interests, creating a responsible image. However, the country is also facing "suspicion" of Laos, affecting strategic trust between the two sides. For Laos, besides the positive effects of economic development, geopolitical gains, the country is facing serious consequences from its dependence on China. The ecological environment, the depletion of resources, the opposition of the people, and especially the risk of political dependence are the challenges posed to Laos in the relation with China.

- In the future, Sino-Lao relations will be able to be further developed. China will step by step put Laos into the “Beijing consensus”, became an important factor that could help China break the ASEAN unity and dominate the region by its influence.

- For Vietnam, the evolution of China-Laos relations, in particular the increasing influence of China in Laos, poses challenges for Vietnam and for the special relationship between Vietnam and Laos. All of this requires a more proactive and active role for Vietnam in its relations with Laos and with China in order to minimize the potential risks.

            3.2. Conclusions

- The relationship between China and Laos has been develope since 2000. Starting from a focus on the economic field, the current China-Laos relations have expanded in all areas. The relationship between the two countries has been upgraded to a “comprehensive strategic partnership” since 2009 and tends to continue to tighten relations in the coming years. With an asymmetrical relationship, China takes an active role in its relationship with Laos, and Laos has also enlisted China's strong resources to develop the country. However, with the implications that Laos is facing, it faces challenges in dealing with its relationship with China in order to avoid falling into the political dependence of a regional power - China.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây