TTLA: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu)

Thứ sáu - 16/11/2018 03:01
  1. Họ và tên Nghiên cứu sinh:  Vũ Thị Hương                       2. Giới tính: Nữ

      3. Ngày sinh : 04 - 03 – 1988                                       4. Nơi sinh: Thanh Hóa

     5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số 456 / QĐ-XHNV, ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.  

      6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi đề tài luận án

            Tên đề tài cũ: Diễn ngôn trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam từ sau Đổi mới (Qua truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, Y Ban và Nguyễn Ngọc Tư)

            Tên đề tài mới: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu)

            Thời gian thay đổi: 24/ 4/ 2017

      7. Tên đề tài luận án: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu)

       8. Chuyên ngành:  Văn học Việt Nam                     9. Mã số:  62 22 01 21

      10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Bích Thu

      11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã tổng thuật lại các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn, các hướng nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học. Bên cạnh đó luận án đã xác định được nội hàm một số khái niệm như diễn ngôn, tính dục, diễn ngôn tính dục, tiểu thuyết Việt Nam đương đại làm tiền đề lý luận cho luận án.

  • Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, công phu và nghiêm túc về diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Dựa trên lý thuyết về diễn ngôn, luận án soi chiếu, lý giải cặn kẽ các vấn đề văn học đương đại từ sự chi phối của các yếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học...Đây là trường tri thức có tác động lớn đến thẩm quyền sáng tạo và thẩm quyền tiếp nhận diễn ngôn văn học trong đó có diễn ngôn về tính dục.
  • Từ việc xác lập mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đi vào khảo sát trực tiếp các tác phẩm được lựa chọn ở đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đã chỉ ra các nhân tố chi phối sự hình thành và vận hành của diễn ngôn tính dục, chức năng và đặc điểm cũng như phương thức kiến tạo của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Với những phân tích đó, luận án đã khẳng định tính dục là một phương tiện quan trọng giúp các nhà văn đổi mới tư duy về hiện thực, con người cũng như nghệ thuật tiểu thuyết.  

- Luận án tiếp nối và bổ sung thêm một góc nhìn, một hướng nghiên cứu mới về văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng - góc nhìn diễn ngôn. Bởi vì nghiên cứu văn học từ lý thuyết diễn ngôn có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra tư tưởng và cá tính của nhà văn, phong cách thể loại và tư duy của một nền văn học. Ở Việt Nam, gần đây nghiên cứu văn học từ góc độ này đã được quan tâm nhất định nhưng vẫn còn nhiều mới mẻ, có sức hấp dẫn và mở ra nhiều triển vọng.

      12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án đưa ra định hướng tiếp cận văn học từ hình thái diễn ngôn, diễn ngôn tính dục. Về mặt nhận thức luận: Luận án sẽ mang đến nhận thức thấu đáo hơn trong quan niệm về vấn đề tính dục. Với giá trị khoa học và thực tiễn trên luận án góp phần mở rộng và bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức ở một số nội dung cụ thể như: tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đổi mới, diễn ngôn, diễn ngôn tiểu thuyết, diễn ngôn tính dục, văn hóa tính dục…

      13.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn mỹ học tính dục.

      14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Vũ Thị Hương (3/2017), “Truyện ngắn Y Ban từ góc nhìn diễn ngôn tính dục”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (3), tr.37 – 41.

- Vũ Thị Hương (4/2018), “Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (4), tr. 65 - 75.

- Vũ Thị Hương (4/2018), “Ngôn ngữ tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (4), tr.104 – 108. 

- Vũ Thị Hương (5/2018), “Nhân vật dục tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (3), tr.94 – 99.                                                                                             

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name:    Vu Thi Huong                     2. Gender: Female

3. Date of birth: 04 - 03 - 1988                    4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: 456 / QD-XHNV. Date: 16/2/2016 of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam Natinal University, Ha Noi.

6. Changes in academic process: Study thesis title

- Former title: Speeches in short stories by Vietnamese women writers since Doi Moi (Through short stories by Phan Thi Vang Anh, Y Ban and Nguyen Ngoc Tu)

- New topic: Sexual discourse in contemporary Vietnamese novels (Through some typical authors and works)

- Time of change: 24/4/2017

7. Official thesis title: Sexual discourse in contemporary Vietnamese novels (Through some typical  authors and works)

8. Major: Literature of Vietnam                       9. Code: 62 22 01 21

10. Supervisors: Assoc. Dr. Nguyen Thi Bich Thu

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis summarizes theoretical and practical issues related to discourse approaches, discourse and sexual discourses in culture and literature. Besides, the thesis has identified some concepts such as discourse, sexuality, sexual discourse, contemporary Vietnamese novel as the premise for the thesis.

- The thesis is the first systematic, elaborate and serious study of sexual discourse in contemporary Vietnamese novels by some authors and typical works. Based on the theory of discourse, the thesis thoroughly reflexes, explains contemporary literary issues from such dominant factors as politics, culture, economics, society, science ... This field of knowledge has a great impact on the creative authority and authority to receive literary discourse including sexual discourse.

- From the establishment of research purposes and tasks and the direct examination of selected works in the subject and scope of the research, the thesis has pointed out the factors that govern the formation and operation. Sexual discourse, function and characteristics as well as the method of constructing sexual discourse in contemporary Vietnamese novels. With these analyzes, the thesis asserts that sexuality is an important means for writers to innovate thoughts about human reality and novel art, as well.

- The thesis continues and adds up a new perspective, a new research direction of contemporary Vietnamese literature and contemporary Vietnamese novels in particular – in the view of discourse. The study of literature from discourse theory is important in pointing out the thought and personality of writers, the style of genre and the thinking of a literary world. In Vietnam, recent literature studies from this angle have been paid a certain attention but remains new, attractive and open to many prospects.

12. Practical applicability: 

The thesis provides an approach to literature from discourse formality, sexual discourse. In the epistemology: The thesis brings about a better understanding of the concept of sexuality. With the scientific and practical value, it has contributed to the extension and supplementation of materials for teaching, researching and knowledge in specific contents such as Vietnamese novels in the renovation period, discourse, discourse fiction, sexual discourse, sexual culture ...

13. Further research directions, if any: Contemporary Vietnamese novels from the perspective of sexual aesthetics.

  14. Thesis – related publications:

- Vu Thi Huong (3/2017), “Short Stories by Y Ban from the aspect of Sexual Discourse” Journal of Education and Society, (3), pp. 37- 41.

- Vu Thi Huong (4/2018), “Sexual discourse in the novel of Nguyen Xuan Khanh”, Journal of Literary Studies (4), pp. 65 - 75.

- Vu Thi Huong (4/2018), "Sexual language in contemporary Vietnamese novels”, Journal of Language and Life (4), pp. 104 - 108.

- Vu Thi Huong (5/2018), “Sexual character in contemporary Vietnamese novels”, Journal of Lexicographic & Encyclopedia (3), pp. 94-99.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây