TTLA: Mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên.

Thứ sáu - 16/11/2018 02:51

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh         2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 28/3/1988                                                     4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1375/2015/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 6 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài theo Quyết định số 618 QĐ-XHNV ngày 27/3/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                          9. Mã số: 62 01 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:            PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, Luận án đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận, lý thuyết để xây dựng bộ công cụ, thu thập dữ liệu thực tiễn để xem xét một cách đa chiều; chỉ ra được cơ sở khoa học để kết luận rằng tùy từng giá trị hoặc nhóm giá trị mà chúng có khả năng thúc đẩy hoặc cản trở hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên.

Thứ hai, Luận án cũng góp phần vào việc tiếp tục đánh giá, kiểm chứng một số lý thuyết về giá trị và hành vi ủng hộ xã hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của Luận án cho phép đưa ra những kết luận mang tính khoa học về mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên trên nền tảng văn hóa, xã hội và đặc điểm đặc thù của Việt Nam.

Thứ ba, trong khi các nghiên cứu tại nước ta mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu mối quan hệ giữa một (hay nhiều) biến số đến một (hay nhiều) biến số khác mà rất ít nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của các biến số trung gian, biến số điều tiết đến một mối quan hệ giữa hai biến số nào đó thì nghiên cứu này là một trong số những nghiên cứu hiếm hoi tại nước ta tính đến thời điểm này đi sâu phân tích mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội ở đối tượng thanh niên theo cả hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp khi có sự tham gia của các yếu tố trung gian và điều tiết khác.

Thứ tư, nghiên cứu này góp phần giúp việc nghiên cứu về giá trị và hành vi ủng hộ xã hội tại Việt Nam thêm đa dạng và phong phú.

Thứ năm, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những nội dung, chương trình giáo dục giá trị, giáo dục hành vi ủng hộ xã hội, hành vi tích cực trong thanh niên hiện nay, cải thiện và phòng ngừa những hành vi tiêu cực, chống đối xã hội trong thanh niên.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tế của luận án:

Làm tài liệu tham khảo cho các nhà giáo dục, gia đình, nhà trường trong quá trình giáo dục giá trị và các hành vi ủng hộ xã hội cho thanh niên.

Cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các nội dung chương trình giáo dục thanh niên.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Thứ nhất, tiếp tục những hướng nghiên cứu tiếp theo và sâu sắc hơn nữa tại Việt nam về giá trị, hành vi ủng hộ xã hội cũng như về mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội bởi đây là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị nhưng lại rất gần gũi và cần thiết với đời sống.

Thứ hai, cần nghiên cứu tìm hiểu, lý giải cơ chế tác động ngược trở lại của hành vi ủng hộ xã hội đối với giá trị. Nói cách khác, trong tương lai, cần tìm hiểu toàn diện hơn về mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội.

Thứ ba, nghiên cứu này đã bước đầu thích nghi một số thang đo quốc tế trên khách thể thanh niên Việt Nam, cụ thể là những thanh niên hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội. Việc tiếp tục triển khai và mở rộng phạm vi thích nghi thang đo trên nhiều nhóm khách thể và trên nhiều địa bàn khác sẽ giúp chúng ta có nhiều thang đo tốt khi nghiên cứu vấn đề này.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Hệ giá trị của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Hạnh phúc con người và phát triển bền vững, tập 1, tr.439-448.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2018), “Thái độ giúp đỡ người khác của sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, tr.76-85.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2018), “Hệ giá trị của thanh niên theo Lý thuyết của Schwartz”, Tạp chí Tâm lý học, tr.73-84.

4. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Hành vi ủng hộ môi trường của thanh niên hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, tr.76-88.

5. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Mối quan hệ giữa đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội ở sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, tr.76-89.

6. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Hệ giá trị của học sinh trung học hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, tr.91-99.

7. Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Luận bàn về động cơ thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, tr.193-203.

8. Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Những lý giải tâm lý học về động cơ của hành vi giúp đỡ người khác”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, tr.52-55.

9. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “So sánh Xuyên văn hóa về hành vi ủng hộ xã hội”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tr.31-34.

10. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Biểu hiện của tính dân tộc trong hoạt động thanh niên tình nguyện”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tr.117-118, 122.

11. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Hệ giá trị của người cán bộ Đoàn hiện nay”, Tạp chí Dân tộc, tr.34-36.

12. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Hiểu thế nào về hành vi ủng hộ xã hội?”, Tạp chí Thanh niên, số 15, tr.52.

13. Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Hành vi ủng hộ xã hội trong thanh niên hiện nay”, Tạp chí Thanh niên, số 41, tr.5-6.

14. Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Phương Thanh, Nguyễn Văn Quý (2018), “Xu hướng hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên trong các tình huống: Công khai, ẩn danh và khẩn cấp”, Tạp chí Tâm lý học Xã hội, tr.111-121.

15. Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thị Thu Ngân (2018), “Biểu hiện về Cái Tôi hiệu quả của thanh niên hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, tr.87-97.

16. Nguyễn Tuấn Anh (2018), “Mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm soát và hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học Học đường lần thứ 6 “Vai trò của Tâm lý học trường học trong việc đảm bảo sức khor tâm lý cho học sinh và gia đình”, tr.436-444.

17. Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Thị Thu Hằng, Nguyễn Tuấn Dũng (2018), “Hành vi ủng hộ xã hội của học sinh, sinh viên hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học Xã hội, tr.24-32.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Tuan Anh                         2. Sex: Male

3. Date of birth: 28/3/1988                                 4. Place of birth: Hanoi

5. Admissions decision number: 1375/2015/QD-XHNV, dated 13st Juin 2015 of Headmaster of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Adjust the thesis title by decision 618 QD-XHNV dated 27st Mars 2017 of Headmaster of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: Relationship between values and prosocial behavior among youth.

8. Major: Psychology                                               9. Code: 62 01 04 01

10. Supervisors:   Assoc.Prof.Dr. Truong Thi Khanh Ha

11. Summary of new findings of the thesis:

Firstly, the dissertation has developed a theoretical and theoretical framework for the development of a toolkit, practical data collection for multi-dimensional consideration; Points out the scientific basis to conclude that depending on the value or group of values ​​they are capable of promoting or hindering social support behavior in adolescents.

Secondly, the thesis also contributes to the ongoing assessment and validation of some theories of value and social support in the context of Vietnam today. The research results of the thesis allow to draw scientific conclusions about the relationship between values ​​and behavior of social support of youth on the basis of culture, society and particular characteristics of Vietnam.

Thirdly, while research in our country is only about understanding the relationship between one (or many) variables and one or more variables, very few studies investigate the impact of Intermediate variables, regulatory variables, and a relationship between two variables, this study is one of the rare studies in our country to this time to deepen the relationship between values ​​and behaviors in favor of young people in both direct and indirect mechanisms with the participation of other intermediaries and regulators.

Fourthly, this research contributes to the diversity and richness of the study of values ​​and behavior in favor of society in Vietnam.

Fifthly, the research results of the thesis may serve as a scientific basis for proposing contents and programs of value education, behavioral education for social support, active behavior among young people nowadays, improving and preventing negative and anti-social behavior among youth.

12. Practical applicability if any:

Make reference materials for educators, families, and schools in the process of value education and advocacy for youth. 

Provide a scientific basis for the development of the curriculum for youth education. 

13. Further research directions:

Firstly, continue to pursue further and further research in Vietnam in terms of values, pro-social behavior as well as the relationship between values ​​and behaviors favoring society as a whole. The research is interesting but very close and essential to life. 

Secondly, it is necessary to study and explain the mechanism of the reverse effect of social support for values. In other words, in the future, a more comprehensive understanding of the relationship between value and pro-social behavior is needed.

Thirdly, this study has initially adapted a number of international measures on Vietnamese youth, particularly young people living and working in Hanoi. Continuing to expand and scale up scales across multiple stakeholder groups and in many other areas will provide us with a good range of scales when researching this issue.

14. Thesis-related publications:

1. Nguyen Tuan Anh (2016), “Value system of students of Vietnam Youth Academy, Proceedings of the International Conference on Human Happiness and Sustainable Development”, Vol. 1, pp. 439-448.

2. Nguyen Tuan Anh (2018), “Helping Other Attitude among students”, Journal of Psychology (2), pp. 76-85.

3. Nguyen Tuan Anh (2018), “Values systems of youth according to the Schwartz’s Values theory”, Journal of Psychology (4), pp. 73-84.

4. Nguyen Tuan Anh (2018), “Pro-environment behavior among youth”, Journal of Psychology (3), pp. 76-88.

5. Nguyen Tuan Anh (2017), “The Relationship between empathy and prosocial behavior among students”, Journal of Psychology (8), pp. 76-89.

6. Nguyen Tuan Anh (2017), “The value system of high school students”, Journal of Psychology (6), pp. 91-99.

7. Nguyen Tuan Anh (2016), “Discussion on motivation for prosocial behavior”, Journal of Social Sciences and Humanities, pp. 193-203.

8. Nguyen Tuan Anh (2016), “Psychological explanations of motives for helping others”, Journal of Education and Society (8), pp. 52-55.

9. Nguyen Tuan Anh (2017), “Cross-cultural comparison of prosocial behavior”, Journal of Culture and Arts (7), pp.31-34.

10. Nguyen Tuan Anh (2017), “Expression of Ethnicity in volunteer activities of youth”, Journal of Culture and Arts (11), pp.117-118, 122.

11. Nguyen Tuan Anh (2017), “Value system of the current staff of the Youth Union”, Ethnic Magazine (8), pp.34-36.

12. Nguyen Tuan Anh (2017), “Understanding how prosocial behavior?”, Journal of Youth (15), p. 52.

13. Nguyen Tuan Anh (2016), “Prosocial behavior among youth”, Journal of Youth (41), pp. 5-6.

14. Nguyen Tuan Anh, Bui Phuong Thanh, Nguyen Van Quy (2018), “Trends in prosocial behavior of Youth in situations: public, anonymous, and urgent”, Journal of Social Psychology (8), pp. 111-121.

15. Nguyen Tuan Anh, Tran Thi Thu Ngan (2018), “The Self-Efficacy of youth”, Journal of Psychology (7), pp. 87-97. 

16. Nguyen Tuan Anh (2018), “The relationship between self-control and the lawbreaker behavior of young people”, Proceedings of the 6th International Symposium on Academic Psychology, “The Role of School Psychology in ensuring psychological well-being for students and families”, pp. 436-444. 

17. Nguyen Tuan Anh, Do Thi Thu Hang, Nguyen Tuan Dung (2018), “Prosocial behavior among students”, Journal of Social Psychology (9), pp. 24-32.                                                                       

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây