TTLA: Hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực hàng may mặc của thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

Thứ sáu - 16/11/2018 03:59

Tên tác giả: Đào Thúy Hằng

Tên luận án: Hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực hàng may mặc của thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

Ngành khoa học của luận án:  Xã hội học

Chuyên ngành: Xã hội học                                    Mã số: 62.31.03.01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng tiêu dùng của thanh niên đô thị hiện nay trong lĩnh vực hàng may mặc và những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi này. Ngoài ra, nghiên cứu mong muốn khái quát lên ý nghĩa xã hội và biểu trưng của hàng hóa, cụ thể là sản phẩm may mặc và hành vi tiêu dùng trong xã hội hiện nay dưới góc nhìn của thanh niên đô thị. Từ đó, có những khuyến nghị phù hợp định hướng cách thức tiêu dùng của nhóm khách thể này.

Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực may mặc của thanh niên đô thị

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án đã sử dụng: Phương pháp quan sát, Phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi xã hội học và phương pháp xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về lối sống, văn hóa thanh niên, hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng.

- Trình bày cơ sở lý luận: hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích thực trạng tiêu dùng may mặc của thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay theo tiến trình, gồm: tiếp cận thông tin, lựa chọn, mua, sử dụng và xử lý sản phẩm. Bên cạnh đó, luận án lồng ghép các so sánh “dọc” giữa kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu khác và so sánh “ngang” cho thấy sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng ở các nhóm thanh niên đô thị khác nhau về giới tính, tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và các yếu tố khác.

- Chỉ ra và phân tích ý nghĩa biểu trưng của hàng hóa may mặc, hàng hóa có thương hiệu và các chức năng của hành vi tiêu dùng, đặc biệt là chức năng xã hội (chức năng liên kết và chức năng phân biệt xã hội) của nó.

3.2. Kết luận

Thanh niên đô thị ngày càng quan tâm tới hình thức bên ngoài của họ thể hiện qua việc tiêu dùng cho các sản phẩm may mặc là 1 trong số 3 khoản chi tiêu chính của thanh niên đô thị trong mẫu khảo sát.

Có sự khác nhau trong hành vi tiêu dùng, cụ thể là trong hành vi tiếp cận, lựa chọn, mua và sử dụng và xử lý sản phẩm may mặc giữa nam và nữ, giữa các khách thể có mức thu nhập khác nhau, khoảng tuổi,… khác nhau.

Về giá trị cốt lõi của sản phẩm may mặc, luận án cho thấy định hướng giá trị lối sống của thanh niên đô thị Hà Nội hiện nay vẫn là thực dụng, thực tế chứ chưa phải là hưởng thụ, mặc dù có rất nhiều chỉ báo cho thấy giá trị sống hưởng thụ đang manh nha dần hình thành trong một bộ phận thanh niên.

Về chức năng của hành vi tiêu dùng, hành vi tiêu dùng đáp ứng rất nhiều các nhu cầu: nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội. Về nhu cầu cá nhân, đáng chú ý là thanh niên khá nhất trí với quan điểm về chức năng giải trí của hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, thanh niên đô thị cũng cho thấy hành vi tiêu dùng đáp ứng các chức năng xã hội của họ. Một mặt, tiêu dùng cho các sản phẩm may mặc làm họ gắn bó hơn với nhóm thân thuộc của họ; mặt khác, chúng là công cụ định hình, xác định vị thế, phong cách và bản sắc riêng của mỗi cá nhân. Dưới góc nhìn của thanh niên, hành vi tiêu dùng vừa có chức năng liên kết xã hội vừa có chức năng phân biệt xã hội. Tuy nhiên chức năng liên kết xã hội vẫn là chức năng dễ thấy và nổi trội hơn.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Dao Thuy Hang

Thesis title: Consumption behavior in the garment sector of urban youth today  (case study in Hanoi city)

Scientific branch of the thesis: Sociology

Major: Sociology                                          Code: 62.31.03.01

The name of postgraduate training institution: Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

1. Thesis purpose and objectives

Thesis purpose: The study aims to show the current status of consumption of urban youth in the garment sector and the factors that influence this behavior. In addition, the study seeks to outline the social and symbolic meaning of the commodity, namely the garment and consumer behavior in today's society from the perspective of urban youth. From there, there are appropriate recommendations orienting the consumption patterns of this group of visitors.

Thesis objective: Consumption behavior in the garment sector (of urban youth)

2. Research methods

Research methods were used: Observation method, Document analysis method, In-depth interview method, Sociological questionnaire method and Information processing method by SPSS software.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Reviewing of previous studies to obtain a relatively comprehensive and relevant source of factual and theoretical information for research on youth lifestyle and culture, consumer behavior, and factors which make the difference among type of youth’s group on consumer behavior.

- Presenting the theoretical background: conceptual and theoretical systems research methodologies and study’s field.

- Analyzing the current situation of urban youth’s consumption behavior in Hanoi according to the process, including: information approach, selection, purchase, use and handling of products. In addition, the dissertation makes "vertical" comparisons among the results of the thesis and other studies and "horizontal" comparisons which show differences in consumption behaviors among urban youth groups by sex, age, income, occupation and other factors.

- Identifying the symbolic meaning of clothing in general and branded garments in particular and analyzing the functions of consumer behavior, especially social function (linking function and distinction function).

3.2. Conclusions

- Urban youth are increasingly interested in their appearance which showed through the consumption of garments is one of three major expenditures

- There are differences in each stage of consumer behavior, namely: access, selection, purchase, use and handling of clothes between men and women, among different income, age, ocupation, etc.

- In terms of the core value of garments, the result shows that the orientation of Hanoian youth’s lifestyle values are still pragmatism, utilitarianism but not hedonism, although there are many evidences shows that it is gradually formed in some segments of youth.

- Besides, consumer behavior meets many people needs: personal needs and social needs. On personal needs, entertainment is notable function of consumer behavior. In addition, consumer behavior meets their social functions. On the one hand, consumption of garments makes them attach to their group member; On the other hand, it is the tool that shapes and defines the social position, lifestyle and identifies of each individual. From a youth perspective, consumer behavior is both linking and distinctive function; however, linking is dominant function.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây