TTLA: Hệ thống tước vị thời Lê Sơ

Thứ bảy - 15/08/2020 04:39

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hoàng Mạnh Hà                            2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 06/01/1982                                                                        4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2416/2015/QĐ-XHNV; ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi giáo viên hướng dẫn

- Lần 1: PGS.TS Tạ Ngọc Liễn thay thế GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

- Lần 2: GS.TS Đinh Khắc Thuân thay thế PGS.TS Tạ Ngọc Liễn

7. Tên đề tài luận án: Hệ thống tước vị thời Lê Sơ

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam                                  9. Mã số: 62 22 03 13

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Khắc Thuân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Xác định hệ thống tước vị thời Lê Sơ qua hai thời điểm: Thời Lê Thái Tổ là ba cấp tước cho hoàng tộc (Quận Công, Quận Vương, Quốc vương), hai cấp tước cho công thần (Hầu tước, Trí tự). Thời Lê Thánh Tông, hệ thống tước vị cho hoàng thất gồm 7 cấp (Thân vương, Thân tự vương, tước Công, tước Hầu, tước Bá, tước Tử, tước Nam), hệ thống tước vị công thần gồm 4 cấp (Quốc công, quận công, tước Hầu và tước Bá).

- Làm sáng tỏ những quyền lợi mà người có tước vị được thụ hưởng. Đáng chú ý là những đặc quyền dành riêng cho hoàng tộc, công thần phong tước mà quan lại đương triều không thể có được.

- Chỉ rõ đặc điểm, tính chất của tước chế Lê Sơ: Sự phân tách giữa “danh vọng” và “chức vụ”, yếu tố đất phong ảo, tính tôn quân tập quyền, tính liên kết dòng họ…

- Phân tích tác động của tước chế với vương triều Lê Sơ ở hai khía cạnh: Tổ chức xã hội và tổ chức chính quyền.

- Nêu lên những tích cực và hạn chế của việc phong tước.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề trọng dụng nhân tài, bổ nhiệm cán bộ, quy hoạch cán bộ, trọng đãi người có công, tiền lương cho nhân sự trong bộ máy công quyền đã và đang trở thành một trong những chủ đề rất được quan tâm, nhiều lần được bàn thảo trong nghị trường Quốc hội thì hệ thống tước vị thời Lê Sơ cùng với những đặc trưng của nó, đặc biệt là “tính hai mặt” của tước chế ít nhiều sẽ là tiền đề cần thiết để tiếp thu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Hệ thống tước vị Việt Nam thời quân chủ.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2019), “Định chế phong Vương ở Việt Nam thời Quân chủ”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (2), tr.51-57.

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2019), “Định chế tước phong thời Lê Sơ và vai trò của Bộ Lại trong việc ban phong tước vị”, Tạp chí Khoa học (5), tr.111-119.

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2020), “Từ vấn đề nhà nước phong kiến Trung Hoa - tìm hiểu mối quan hệ “phong - kiến” ở Việt Nam thời Trung đại”, Tạp chí Khoa học (5), tr.153-161.

- Phạm Hoàng Mạnh Hà (2020), “Tước phong “Trí tự” và vị trí của nó trong hệ thống tước vị thời vua Lê Thái Tổ”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (6), tr. 395-403.

                                                                                 INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 

1. Full name: PHAM HOANG MANH HA                 2. Sex: Male

3.   Date of birth: 6/1/1982                                4. Place of  birth: Thanh Hóa, Vietnam

5. Admission decision number: 2416/2015/QĐ-XHNV; Dated  13th October 2015 of Headmaster of University of Social Sciences & Humanities - Hanoi National University.

6. Changes in academic process: Change instructors

1st: Assoc.Prof.Dr Ta Ngoc Lien replaces Prof.Dr. Nguyen Quang Ngọc

2st: Prof.Dr. Dinh Khac Thuan replaces Assoc.Prof.Dr Ta Ngoc Lien

7. Official thesis title: The Official Title System of the Later Le dynasty

8. Major: Vietnamese History                                            9. Code: 62 22 03 13

10. Supervisor: Prof.Dr. Dinh Khac Thuan

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis determines the official title system of the Later Le dynasty through two periods: 1) Under the rule of Le Thai To, there were three ranks of titles for members of the royal family (Quan Cong, Quan Vuong, Quoc Vuong), and two ranks of titles for the meritorious officials (Hau tuoc, Tri tu); 2) During the reign of Le Thanh Tong, there were seven ranks of titles for members of the royal family (Than vuong, Than tu vuong, Cong, Hau, Ba, Tu and Nam titles), and four ranks of titles for the meritorious officials (Quoc cong, Quan cong, Hau and Ba titles).

- The thesis clarifies on the benefits enjoyed by title holders. It is noteworthy that there are privileges reserved for royalty and title holders that could not obtained by incumbent mandarins.

- The thesis specifies the characteristics and properties of the official title system of the Later Le dynasty in all aspect, such as the separation between "fame" and "position", the element of virtual land, the monarchical centralism, lineage connections and so on.

- The thesis analyzes the effects of the official title system on the Later Le dynasty in two points of view: social organization and governmental organization.

- The thesis brings forward the positives and limitations of granting official titles.

12. Practical applicability:

Currently, the problem of appreciating talents, planning and appointing officials and dealing with credited people has become a major issue. This issue has also been the subject of much discussion in the National Assembly. In this context, the official title system of the Later Le dynasty, with its characteristics, in particular the “duality” of titles, would provide more or less lessons for the personnel policy of the government.

13. Further research directions: The Official Title System of monarchy in Vietnam.

14. Thesis related publications:

- Pham Hoang Manh Ha (2019), Regulation on conferring the title of Vương of monarchy in Vietnam, Vietnam Social Sciences Review (2), pp. 51-57.

- Pham Hoang Manh Ha (2019), “Institutions of the conferment under the Later Lê dynasty and the role of the Ministry of Personnel”, Social Sciences (5), pp. 111-119.

- Pham Hoang Manh Ha (2020), “Studying the “Feudality/ féodalité” relationship in Vietnam in the Middle Age by reviewing the issue of the “feudal State” of China”, Social Sciences (5), pp. 153-161.

- Pham Hoang Manh Ha (2020), “The title "Tri tu" and its role in the official title system under Le Thai To reign”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities (6), pp. 395-403.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây