TTLA: Nghiên cứu văn bản Dược tính ca quát

Thứ tư - 14/08/2019 03:32

Tên tác giả: Đinh Thị Thanh Mai

Tên luận án: Nghiên cứu văn bản Dược tính ca quát

Ngành khoa học của luận án:  Hán Nôm

Chuyên ngành: Hán Nôm                                       Mã số: 62 22 01 04

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

 Y học cổ truyền Việt Nam từ buổi sơ khai đến nay trải qua nhiều thế kỉ với những bước phát triển đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: dược liệu học những đặc tính dược thuộc nước Nam, phương pháp điều trị bệnh (bát pháp)[1], hay phương pháp dưỡng sinh tăng cường thể trạng, v.v.... Y học cổ truyền dân tộc đã cùng với với Y học hiện đại góp phần vào việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho con người.

Trong y học dân tộc, dược liệu là một trong những nhân tố quan trọng. Ở nước ta, nguồn dược liệu rất phong phú bao gồm thảo mộc, động vật và khoáng vật. Mỗi loại dược liệu có tên gọi, đặc tính, công dụng khác nhau.

Từ thực tiễn sinh tồn, tổ tiên người Việt đã biết ăn cây gì, quả gì, con gì; biết trồng trọt và chăn nuôi để tạo ra nguồn lợi có ích cho cơ thể, kết hợp giữa lương thực thực phẩm với gia vị phù hợp để khử tanh, dễ tiêu; biết nấu rượu để uống và dùng làm thuốc; biết tẩm thuốc độc để chống lại kẻ thù (thời An Dương Vương). Nhiều vị thuốc dần được phát hiện (Cát căn, Long nhãn, Lệ chi, Quýt, Mơ...), nhiều vị thuốc được xuất sang Trung Quốc : Ý dĩ, Sử quân tử, Hoắc hương....

            Ở Việt Nam, Thái y viện được thành lập ngay từ thời độc lập tự chủ  (thế kỷ X), có nhiệm vụ trông coi việc khám chữa bệnh cho vua quan, lãnh đạo y học và y tế nhân dân, với sự chỉ đạo của Tế Sinh đường, Ty lương.

Truyền thống trồng thuốc phòng, trị bệnh tiếp tục được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (người tỉnh Hải Dương) kế tục.

Trong hệ thống y thư khá đồ sộ viết bằng chữ Hán, chữ Nôm ở Việt Nam, Dược liệu cũng là một mảng tư liệu chứa đựng nhiều tri thức y học bổ ích. Tại Viện nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN), hiện lưu giữ nhóm văn bản Dược tính ca quát藥性歌藥性歌với 7 bản (VHv. 515, VHv.518, VHv.519, VHv.536, VNv, 274, VHb.209, VHv.1027) nằm trong hệ thống văn bản y học cổ truyền. Nội dung tác phẩm, cung cấp những kiến thức căn bản cho người nhập môn y học, giới thiệu dược liệu học của Trung Hoa và đặc biệt là giới thiệu dược liệu của Việt Nam; thể hiện sự học hỏi, tiếp thu sáng tạo của người Việt Nam trước tri thức Trung y.

Với nhận thức như vậy, Nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài Nghiên cứu văn bản Dược tính ca quát làm đề tài nghiên cứu của luận án.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm văn bản Dược tính ca quát hiện lưu giữ tại VNCHN[2], gồm các bản:

  1. Dược tính ca quát藥性歌藥性歌, kí hiệu VNv.274, gồm 240 trang.
  2. Gia truyền mạch pháp quốc ca家傳脈法國語歌, kí hiệu VHv.515, gồm 152 trang.
  3. Dược tính ca quát藥性歌藥性歌, kí hiệu VHv.518, gồm 240 trang.
  4. Dược tính ca quát藥性歌藥性歌, kí hiệu VHv.519, gồm 98 trang
  5. Dược tính ca quát藥性歌藥性歌, kí hiệu VHv.536, gồm 119 trang
  6. Dược tính ca quát藥性歌藥性歌, kí hiệu VHv. 1027, gồm 66 trang
  7. Dược tính ca quát藥性歌藥性歌, kí hiệu VHb. 209, gồm 262 trang.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp chủ đạo được vận dụng nhằm xác lập hệ văn bản Dược tính ca quát, giám định niên đại, tác giả, quá trình truyền bản, từ đó xác định văn bản tốt nhất để giới thiệu và công bố.

Phương pháp định lượng, nhằm thống kê số lượng các vị thuốc, số lượng các dị văn.

Phương pháp thông diễn học (hay còn gọi là thuyên thích học) cũng được sử dụng để giải thích, giải nghĩa, hay phiên dịch các dược liệu trong Dược tính ca quát.

Phương pháp y học, với định hướng khai thác giá trị nội dung của tác phẩm Dược tính ca quát, góp phần giới thiệu dược tính trong dược liệu học và xã hội hóa tác phẩm y học cổ truyền.

Nghiên cứu liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, văn hóa, y học, … được thể hiện trong tác phẩm Dược tính ca quát.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Hệ thống hóa một cách tổng thể văn bản Dược tính ca quát hiện lưu giữ tại VNCHN, nghiên cứu đặc điểm văn bản, so sánh đối chiếu các văn bản, phân tích dị văn giữa các văn bản, nhằm chọn ra văn bản tin cậy nhất để biên dịch và công bố.

- So sánh, đối chiếu nhóm văn bản Dược tính ca quát hiện còn ở VNCHN với Dược tính ca quát tứ bách vị của Cung Đình Hiền (Trung Quốc) để thấy được tính Việt hóa trong Dược tính ca quát do người Việt Nam biên soạn.

- Tác phẩm Dược tính ca quát được biên dịch và giới thiệu, bổ sung vào bức tranh tổng thể của nền y học cổ truyền nước nhà. Đồng thời, dịch các bài ca Nôm sẽ cung cấp những tên gọi thuần Việt để cho các lương y nhận biết tên thuốc hiện đang tồn tại trong dân gian để tiện cho việc gìn giữ và khai thác.

- Các giá trị về phương diện tư liệu của tác phẩm Dược tính ca quát được tập trung khai thác, nhằm cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam nói chung, cũng như góp phần hiểu thêm về dược liệu học nói riêng.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong việc biên soạn các bài thuốc của y học cổ truyền, đồng thời có thể trở thành cơ sở để viết về dược tính trong dược liệu học tại các cơ sở y học cổ truyền Việt Nam cũng như các trường đại học y có bộ môn y học cổ truyền.

- Y thư Dược tính ca quát tứ bách vị truyền sang Việt Nam từ sớm được người Việt tiếp thu và sáng tạo, tăng bổ thêm các vị thuốc Nam mà sách Dược tính ca quát tứ bách vị không có, sử dụng văn tự, văn thể dân tộc vào việc ghi tên dược liệu, các bài thuốc trị bệnh, hướng dẫn cách thức trị bệnh.

3.2. Kết luận

Qua việc khảo  cứu văn bản 藥性歌括 Dược tính ca quát, có thể khẳng định nhóm văn bản 藥性歌括Dược tính ca quát Hán Nôm Việt Nam tồn tại là một nhóm văn bản cùng tên với các kí hiệu VHv và VNv khác nhau: VHv.518, VHv.274, VHv.515, VHv.519, VHb.209, VHv.1027, VHv.536, VHv.2070.

 Đặc tính văn bản học của nhóm văn bản này mang tính nguyên sơ dân gian thuộc kho sách VHv. VNv. là kho sách thu thập từ dân gian sau cách mạng ruộng đất.

Tính hợp tập của 藥性歌括Dược tính ca quát trong phương diện tổ chức văn bản. Đó là vừa tiếp thu thư tịch của Trung Quốc vừa thể hiện sự sáng tạo của người Việt trong việc biên soạn nội dung và văn thể, văn tự thể hiện.  Nếu ở 藥性歌括四百味Dược tính ca quát tứ bách vị của Cung Đình Hiền chỉ có một nội dung duy nhất về dược (tên gọi, đặc điểm, tính chất, công hiệu của dược liệu) thì ở Dược tính ca quát Hán Nôm Việt Nam lại đề cập đến nhiều nội dung cả về Dược – Mạch – Y, sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, dùng ca, ca quát, phú, lục bát, luận, thức, quyết giúp cho việc lĩnh hội các tri thức y học cổ truyền trở nên sinh động.

Trên cơ sở đó, luận án đã lập danh mục các nội dung được văn bản hóa tổng hợp được  70 mục phân loại các danh mục đó theo 2 nguyên tắc chung và riêng. Chung là có từ hai văn bản trở lên, ứng với tên văn bản là dược tính. Riêng là chỉ xuất hiện trong một văn bản. Kết quả là tạo thành hai nhóm cấu trúc phần chung và cấu trúc phần riêng.

Khẳng định tính nhất thể hóa của cấu trúc phần chung và cấu trúc phần riêng trong chỉnh thể hoàn chỉnh Dược tính ca quát, làm giáo trình y dược học cơ bản cho người thầy thuốc.

Tính chất Việt Nam của vấn đề cho việc sử dụng ngôn ngữ.

Từ những giá trị cốt lõi đã chỉ trên có thể khẳng định Dược tính ca quát là văn bản  có giá trị hữu ích đối với đời sống.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Dinh Thi Thanh Mai

Thesis title: Study on the documents of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine

Scientific branch of the thesis: Sino Nom

Major: Sino Nom                                                    Code: 62 22 01 04

The name of postgraduate training institution: The University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi

1. Thesis purpose and objectives:

Traditional Vietnamese medicine has been diversely developed for many centuries in many fields such as the pharmacognosy of South Vietnam’s medicinal properties, treatment methods (eight methods), or the nourishing method to improve the physical condition, etc. National traditional medicine together with modern medicine  has contributed to the protection and health care for human beings.

In the national medicine, medicinal herbs are one of the important factors. In our country, sources of medicinal herbs are abundant including herbs, animals and minerals. Each type of medicinal herb has different names, properties and use.

In the reality, for the purpose of survival, the Vietnamese’s ancestors knew which plants, fruits and animals to eat; knew how to cultivate and raise livestock to create a beneficial source for the body, combining food with suitable spices to eliminate fishy smell and to be easy to digest; they knew how to cook wine for drinking and for making medicine; knew how to impregnate poison to fight enemies (An Duong Vuong's time). Many medicinal herbs had been gradually discovered (Cat Can, Long Nhan, Le Chi, Quyt, Mo ...), many medicinal herbs had been exported to China: coix seed, Ragoon creeper, and Patchouli.

In Vietnam, Thai Y Vien (the board of royal physicians) was established since the period of independence and self-control (in the 10th century), and was responsible for the medical examination and treatment for the king, mandarins, medical leaders and people's health under the direction of Te Sinh duong and Ty luong.

The tradition of cultivating herbs for prevention and treatment of dicease continued to be succeeded by Hai Thuong Lan Mr. Le Huu Trac (Hai Duong province’s citizen).   

In a rather large system of medical documents written in Han-Nom script in Vietnam, Medicinal herbs are also materials containing many useful medical knowledge. At the Institute of Han-Nom script research, the documents on Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine 藥性歌藥性歌括including 7 copies have been stored (VHv. 515, VHv.518, VHv.519, VHv.536, VNv, 274, VHb .209, VHv.1027) belonging to the system of traditional medicine documents. The fact that the content of the work, the basic knowledge for medical introductory people, the introduction of Chinese medicinal herbs and especially the introduction of Vietnamese medicinal herbs indicated the learning ability, perception skill and the creativity of Vietnamese people toward Chinese medicine knowledge.

With that awareness, the Ph.D student chose the title Study on the documents of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine for the thesis title.

The subjects to be studied are the documents of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine which are stored at the Institute of Han-Nom script research, including:

1. Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine 藥性歌藥性歌括, coded VNv.274, contains 240 pages.

2. Heirloom of the pulse method 家傳脈法國語歌, coded VHv.515, contains 152 pages..

3. Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine藥性歌藥性歌括, coded VHv.518, contains 240 pages.

  1. Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine藥性歌藥性歌括, coded VHv.519, contains 98 pages.

5. Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine藥性歌藥性歌括, coded VHv.536, contains 119 pages.

6. Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine藥性歌藥性歌括, codedVHv. 1027, contains 66 pages

7. Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine藥性歌藥性歌括, coded VHb. 209, contains 262 pages.

2. Research methods

The method of Han Nom text study is the major method used to establish the writing system of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine, date inspection, author, process of compilation, then to specify the best document for the introduction and publication.

Quantitative method for the purpose of statistics of the number of herbs and the number of heterogeneous documents.

The method of hermeneutics (also known as learning preference) is also used to explain, interpret, or translate medicinal herbs in Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine.

Medical method, with the orientation of developing the content value of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine, contributes to introducing medicinal properties in pharmacognosy and socializing traditional medicine works.

Interdisciplinary research aims to specify the historical, cultural and medical values, ... shown in Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine.

3. Major results and conclusions:

3.1. Major results

-  To completely systematize Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine stored at the Institute of Han-Nom script research, to study the document’s characteristics, to compare documents, to analyze heterogeneity among documents, aiming to select the most reliable document for the translation and publication.

- To compare the series of documents of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine stored at the Institute of Han-Nom script research with Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine by Cung Dinh Hien (China) to realize the Vietnamese features in Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine compiled by Vietnamese people.

- The Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine has been translated and introduced, and added to the overall picture of the traditional medicine in the country. At the same time, translating the Nom script documents will provide pure Vietnamese names to let the doctors know the name of the medicine that exists in the folk to facilitate the preservation and exploitation.

- Values in terms of reference of the Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine are focused on exploiting, aiming to provide information on traditional Vietnamese medicine in general, as well as to contribute to understanding more about medicinal herbs in particular.

- The research results of the thesis can be used in compiling remedies of traditional medicine and become the basis for writing about pharmaceutical properties in pharmacognosy at traditional medicine facilities in Vietnam as well as traditional medicine departments of medical universities.

- Medical letter Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine in quartet tastes was transmitted to Vietnam in early time and was perceived and created by Vietnamese people. They also added some Vietnamese medicinal herbs, used the national characters to name the medicine, medicinal remedies and instructions that  Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine in quartet tastes didn’t have.

3.2. Conclusions

Through the study of documents藥性歌括Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine, it is possible to affirm that the series of documents藥性歌括Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine in Han Nom script existing in Vietnam is the ones having the same name but different code VHv and VNv: VHv.518, VHv.274, VHv.515, VHv.519, VHb.209, VHv.1027, VHv.536, VHv.2070.

The document’s characteristics of this document series bear the primary folk belonging to VHv repository. VNv. is a series of books collected from the folk after the land revolution.

The convergence of 藥性歌括 Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine in terms of the organization of documents includes the understanding of Chinese books and the creativity of Vietnamese people through the compilation of contents and characters as well as letter forms. While in 藥性歌括Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine in quartet tastes by Cung Dinh Hien contains only one content about pharmacognosy (name, characteristics, properties and use of medicinal herbs), Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine in Han-Nom script consists of many contents including Pharmacognosy – Pulse – Medicine in both Han script and Nom script, using textbook, medicine, richness, sin-eight-word distich metre, conclusion, awareness and decision helping the perception of traditional medicine knowledge.

On this basis, the thesis is to make the category of contents with 70 categories in the general and particular ways. There are more than 2 documents in accordance with the name of the document in term of pharmaceutical properties in the general way. There is one document in the particular way. As the results, there are the general and particular structures.

The general structure contains the categories of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine.

The particular structure contains the integration of general structure and particular structure in the entire of Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine, becoming the basic medical pharmaceutical textbook for physicians.

Vietnam’s characteristics of the matter are considered for the language use.

The key values mentioned above affirm that Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine is useful document toward the human life.


[1] Bát Pháp: là 8 cách chữa bệnh gồm : hãn (làm cho ra mồ hôi), thổ (làm cho nôn ra), hạ (làm cho xổ), thanh (làm cho mát), ôn (làm cho ấm), tiêu (làm cho tiêu mòn), hòa (làm cho điều hòa cơ thể), bổ (làm cho bổ).

[2] VNCHN: Viện nghiên cứu Hán Nôm

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây