Ngôn ngữ
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Chính
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/01/1984
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2999/2013/QĐ- XHNV- SĐH ngày 30/12/2013.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn từ 1/1/2017 đến 30/11/2018 (23 tháng)
7. Tên đề tài luận án: Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau khi sinh con.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học
9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Trần Thị Minh Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới trong luận án:
- Luận án đã khái quát hóa được bốn xu hướng chính trong nghiên cứu về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh trên thế giới hiện nay, bao gồm: (1) Các chỉ báo của sự thích ứng với vai trò làm mẹ, (2) Quá trình thích ứng của phụ nữ sau sinh với vai trò làm mẹ, (3) Các vấn đề sức khỏe tâm thần của phụ nữ sau sinh và (4) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với vai trò làm mẹ.
- Luận án đã xây dựng hệ thống lí luận về thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh, đặc biệt đi sâu phân tích mô hình Đạt được vai trò làm mẹ của Romana Mercer. Từ đó, luận án xây dựng khái niệm công cụ của đề tài: Thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh gồm 3 mặt biểu hiện cơ bản: sự hài lòng với vai trò làm mẹ, sự tự tin trong trong vai trò làm mẹ và hành vi đáp ứng vai trò làm mẹ.
- Thang đo gồm 46 item với ba khía cạnh (hài lòng, tự tin và hành vi đáp ứng vai trò làm mẹ) được đánh giá về độ tin cậy và hiệu lực bằng phần mềm SPSS cho thấy là một công cụ có thể đánh giá sự thích ứng với vai trò làm mẹ về mặt định lượng.
- Luận án chỉ ra rằng đặc điểm phát triển của trẻ, đặc điểm tâm lí của người mẹ và sự hỗ trợ xã hội đều có mối quan hệ tương quan và có quan hệ nhân – quả với thích ứng với thích ứng của phụ nữ sau sinh. Trong đó, tương quan mạnh nhất là yếu tố hài lòng về con, đặc điểm của trẻ và nguồn lực hỗ trợ cho việc làm mẹ của phụ nữ sau sinh. Đây cũng là 3 yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất đến sự thích ứng của phụ nữ sau sinh.
- Luận án cho thấy tham vấn tâm lí là một cách thức can thiệp có hiệu quả, giúp các bà mẹ nâng cao sự thích ứng với vai trò làm mẹ của mình.
12. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn:
Luận án có thể được dùng như một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và sinh viên trong lĩnh vực Tâm lí học Xã hội và Tâm lí học Tham vấn, Tâm lí học Gia đình.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài cũng gợi mở một số vấn đề cần được tiếp tục mở rộng trong các nghiên cứu tiếp theo như: sự thích ứng với vai trò làm mẹ trong các thời kì làm mẹ (nghiên cứu theo chiều dọc), sự thích ứng với vai trò làm mẹ ở phụ nữ sau sinh có đặc điểm đặc biệt như sinh con sớm hoặc lớn tuổi, mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và thích ứng với vai trò làm mẹ,...
14. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kết quả của luận án:
1. Nguyễn Thị Chính (2017), “Tổng quan lí luận về khái niệm thích ứng trong tâm lý học”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (10), tr.33-36.
2. Nguyễn Thị Chính (2017), “Mức độ thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh và sự khác biệt về nhân khẩu - xã hội”, Tạp chí Tâm lý học (12), tr.88-99.
3. Nguyễn Thị Chính (2018), “Một số biểu hiện thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh (0-12 tháng)”, Tạp chí Tâm lý học Xã hội (1), tr.59-64.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Chinh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 28/01/1984 4. Place of birth: Bac Giang Province
5. Extending study time from 01/01/ 2017 to 20/11/2018 (23 months)Admission decision number: 2999/2013/QĐ- XHNV- SĐH, dated 30/12/2013.
6. Changes in acadamic process
7. Official thesis title: Women’s maternal role adaptation in postpartum period
8. Major: Psychology
9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors: 1. Prof., Ph.D. Tran Thi Minh Duc
11. Summary of new findings of the thesis
- The thesis has generalized four main trends in research on motherhood adaptation for postpartum women in the world today, included: (1) Indicators of maternal role adaptation, (2) Process of maternal role adaptation, (3) Mental health issues of postpartumand (4) Factors influencing maternal role adaptation.
- The thesis has built a theoretical system of maternal role adaptation, especially deeply analyzing the model Maternal role Attainment of Romana Mercer. Thereby the thesis built the key concept of maternal role adaptation in postpartum period, including three basic expressions: maternal satisfaction, maternal confidence, and responsible behaviors of maternal role.
- Scale of 46 items with three aspects (satisfaction, self-confidence and mother-responsive behavior) is assessed for reliability and validity by SPSS software, which is a tool to assess maternal role adaptation quantitatively.
- The thesis shows that the developmental characteristics of child, the psychological characteristics of mother and social support have a correlated and causal relationship with the maternal role adaptation. In particular, the strongest correlation is the factor of satisfaction of children, characteristics of children and resources to support motherhood. These are also the three most powerful predictors for the adaptation in postpartum.
- The thesis shows that psychological counselling is an effective way of intervention, helping mothers improve their adaptation as a mother.
12. Practical applicability:
The thesis can be used as a reference for researchers, experts and students in the fields of Social Psychology and Counseling Psychology, Family Psychology.
13. Futher research directions, if any:
The thesis also suggests a number of issues that need to be further expanded, such as: maternal role adaptation during motherhood periods (vertical study), adaptation to maternal roles of women who has special characteristics such as early or older childbirth, the relationship between personality traits and adaptation to motherhood, ...
14. Thesis-related publications
1. Nguyen Thi Chinh (2017), “A little review on theories of adaptation in psychology”, Journal of Education and Society (10), pp. 33-36.
2. Nguyen Thi Chinh (2017), “Level of postpartum maternal role adaptation and the difference of social demographic”, Journal of Psychology (12), pp. 88-99.
3. Nguyen Thi Chinh (2018), Some expressions of maternal role adaptation in postpartum (0-12 months, Journal of social Psychology (1), pp. 59-64.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn