Ngôn ngữ
Tên tác giả: Dương Hữu Bường.
Tên luận án: Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông Bắc - Nghiên cứu trường hợp Bắc Kạn.
Ngành khoa học của luận án: Quản lý Khoa học và Công nghệ.
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 9340412.
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ vai trò chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó theo hướng áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” để xây dựng khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Đông Bắc.
1.2. Đối tượng nghiêu cứu
Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Phân tích các công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và phân tích cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Vận dụng lý thuyết hệ thống để phân tích chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như một bộ phận của hệ thống chính sách nông nghiệp, do đó khung chính sách đề xuất được đặt trong hệ thống chính sách về nông nghiệp nói chung và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.
- Dự kiến tác động của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp khắc phục tác động “âm tính” của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
- Áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” để đề xuất khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực đông – bắc.
- Vận dụng khoa học chính sách, cách tiếp cận lý thuyết “công nghệ đẩy”, cách tiếp cận lý thuyết “thị trường kéo”, cách tiếp cận “khung mẫu - paradigm” của Thomas Kuhn để phân tích chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào phân tích mục tiêu của chính sách, tác động của chính sách kiến tạo xã hội của chính sách, hiệu quả của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Đề xuất khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực đông – bắc.
3.2. Kết luận
- Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển cơ cấu nền kinh tế, phát huy tối đa lợi thế của vùng, địa phương nhất là tiềm lực nông nghiệp.
- Xây dựng tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đặt trong bối cảnh và triết lý của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc lấy thị trường là mục tiêu, công nghệ cao là phương tiện.
- Đề xuất việc xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Bắc Kạn.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Bắc Kạn.
- Chứng minh giả thuyết nghiên cứu chủ đạo Khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực đông – bắc, bao gồm các yếu tố năng lực tiếp thu kiến thức, năng lực đồng hóa, năng lực chuyển đổi, năng lực khai thác công nghệ trong khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia”.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Duong Huu Buong.
Thesis title: Policies to promote high technology application in agricultural production in the Northeastern provinces - Case study of Bac Kan
Scientific branch of the thesis: Science and technology managerment.
Major: Science and technology managerment. Code: 9340412.
The name of postgraduate training institution: University of Social Science and Humanities - Vietnam National University, Ha Noi.
1. Thesis purpose and objectives
1.1. Thesis purpose
Research and clarifying the role of policies to promote high technology application in agricultural production, in which the direction of implementation of National Technological Absorptive Capacity framework to framework to promote public application high technology in agricultural production in the Northeastern provinces.
1.2. Thesis objectives
Policies to promote high technology application in agricultural production.
2. Research methods
- Reviewing of literature.
- Surveying by questionnaire.
- In-depth interviewing.
- Data processing using SPSS software.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- Analyze the published scientific in foreign countries and in the countries related to policies to promote high-tech applications in agricultural production and analyze theoretical basis on policies to promote public application high technology in agricultural production.
- Applying system theory to analyze policies to promote high technology application in agricultural production as part of the agricultural policy system, so the proposed policy framework is placed in the policy system on agriculture in general and high technology application in agricultural production in particular.
- Expected impact of policies to promote high-tech applications in agricultural production in Vietnam
- Proposing solutions to overcome the "negative" impact of policies to promote high-tech applications in agricultural production in Vietnam.
- Apply the framework of "National Technological Absorptive Capacity” to propose a policy framework to promote high technology application in agricultural production in the Northeast - North provinces.
- Applying policy science "technology push" theory approach "market pull", theory approach, Thomas Kuhn's "paradigm" to policy analysis application of high technology in agricultural production, which focuses on analyzing the objectives of the policy, the impact of social tectonic policies and the effectiveness of policies to promote high technology application in production. agricultural production.
- Proposing a policy framework to promote the application of high technology in agricultural production in the northeastern provinces.
3.2. Conclusions
- Policies to promote high technology application in agricultural production very important role in developing the economic structure, maximizing the advantages of the region, especially the agricultural potential.
- Develop criteria for high-tech application of agriculture based on the context philosophy of policies to promote high-tech applications in agricultural production, emphasizing the the market as a goal and high technology is means.
- Proposing the development of policies to promote high technology applications in agricultural production in Bac Kan.
- Proposing solutions to implement policies to promote high technology application in agricultural production in Bac Kan.
- Proving the main hypothesis research in the policy framework promoting high-tech applications in agricultural production in the northeastern provinces, including of knowledge acquisition capacity, assimilation capacity, conversion capacity, technology exploitation capacity in the framework of "National Technological Absorptive Capacity framework".
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn