TYLA: Tiểu thuyết của Haruki Murakami từ góc nhìn văn hóa

Thứ hai - 16/12/2019 02:56

Tên tác giả:  Phạm Thị Hạnh

Tên luận án: Tiểu thuyết của Haruki Murakami từ góc nhìn văn hóa

Ngành khoa học của luận án:  Văn học

Chuyên ngành:                   Lý luận văn học                        Mã số: 62 22 01 20

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích

Luận án Tiểu thuyết Haruki Murakami từ góc nhìn văn hóa tập trung vào 04 vấn đề sau:

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

- Cơ sở hình thành văn hóa/giá trị hiện đại - truyền thống, phương Đông - phương Tây trong tiểu thuyết của Haruki Murakami.

- Hình tượng thẩm mỹ trong tiểu thuyết của Haruki Murakami từ góc nhìn văn hóa.

- Mã văn hóa trong tiểu thuyết của Haruki Murakami.

1.2. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết của H. Murakami từ góc nhìn văn hóa, được giới hạn trong phạm vi 5 văn bản: Rừng Na-uy (1987), Người tình Sputnik (1999), Biên niên kí chim vặn dây cót (1992-1995), Kafka bên bờ biển (2002), Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương (2013)...

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án chủ yếu sử dụng một số phương pháp như: phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp phê bình tiểu sử học, phương pháp phê bình lịch sử - xã hội, phương pháp nghiên cứu liên nhanh.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Về mặt lý luận:

Luận án áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp văn hóa học, phương pháp phê bình tiểu sử học, phương pháp văn hóa, lịch sử…, chúng tôi nghiên cứu sâu tác phẩm của Murakami, từ đó khám phá và chỉ ra những cách diễn giải mới về tác phẩm của ông khi được soi chiếu từ góc nhìn văn hóa: Các diễn giải này xoay quanh bối cảnh xã hội Nhật Bản truyền thống và đương đại, đặc biệt là chủ nghĩa tiêu dùng văn hóa (cultural consumerism), các không gian văn hóa đại chúng, các mã văn hóa…

- Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất là, luận án khái quát tình hình giới thiệu, nghiên cứu tiểu thuyết Murakami ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề văn hóa trong sáng tác của Murakami.

Thứ hai là, luận án lí giải các yếu tố nội dung và nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết của Haruki Murakami từ những yếu tố văn hóa, liên văn hóa trong mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và hiện đại của Nhật Bản, giữa văn hóa hiện đại Nhật Bản với văn hóa phương Tây (Mỹ). Ngoài ra, luận án còn phân tích những kiểu mô thức văn hóa (chủ thể văn hóa, không gian văn hóa, tư tưởng thẩm mỹ, mã văn hóa - biểu tượng, cổ mẫu…) được thể hiện trong tiểu thuyết của Murakami.

Thứ ba là, trên cơ sở thực tiễn, luận án này là một minh chứng, chứng minh rằng văn chương của Murakami không hề xa rời văn học truyền thống Nhật Bản, đồng thời với sáng tác của mình, Murakami đã 1. tái trình hiện về văn hóa đương đại Nhật Bản, vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đặc biệt là văn hóa đại chúng Mỹ; 2. tạo ra bước ngoặt mới trong sáng tác văn chương hiện đại Nhật Bản.

3.2. Kết luận

  1. Murakami là nhà văn có lối viết mới mà nhiều người cho rằng đây là lối viết hậu hiện đại.Ông không đi theo lối sáng tác truyền thống của các bậc tiền nhân. Tác phẩm của ông là sự hoà trộn của nhiều chất liệu khác nhau: văn học, điện ảnh, âm nhạc, các mã kí hiệu của đời sống văn hóa Nhật Bản truyền thống và hiện đại cũng như văn hóa đại chúng Mỹ. Có thể khẳng định, Murakami là người có công lớn trong vai trò đưa văn học Nhật Bản ra xa biên giới Nhật đến với quốc tế. Ông là nhà văn quốc tế hóa.
  2. Từ góc nhìn văn hóa, có thể thấy sáng tác tiểu thuyết của Murakami vẫn đậm nét các yếu tố văn hóa truyền thống của Nhật Bản, chúng hiện diện như là lớp “trầm tích văn hóa”(cultural sediment) ẩn sâu trong văn bản tiểu thuyết của ông. Nét văn hóa truyền thống ấy không chỉ hiện diện sống động qua những biểu tượng truyền thống vốn đã ăn sâu bén rễ trong tâm thức cộng đồng, mà hiện diện qua các mối tương liên về chủ đề, đề tài, các hệ thống biểu tượng và cổ mẫu. Murakami đã không hoàn toàn cắt lìa “cuống rốn”, cội rễ văn hóa của ông, ngược lại, chính văn hóa truyền thống Nhật Bản, một cách rất tự nhiên, đã được thẩm thấu và định hình trong tiểu thuyết của ông.
  3. Murakami đã vẽ lên bức tranh của mình những mảng màu văn hóa phương Tây, văn hóa đại chúng và âm nhạc Mỹ để cho thấy toàn cảnh văn hóa và con người Nhật Bản hiện đại hôm nay. Nhân vật của Murakami thay vì “tiêu thụ” các sản phẩm, biểu tượng văn hóa truyền thống của Nhật Bản, họ hiện diện như một tái hiện sinh động cho tầng lớp thanh thiếu niên Nhật Bản ngày nay, họ tiêu thụ những sản phẩm văn hóa phương Tây từ bánh mì ăn nhanh đến nhạc pop và rock.
  4. Hình tượng nhân vật người trẻ tuổi hiện diện như là những chủ thể/sản phẩm của văn hóa, thời đại. Có thể thấy, Haruki Murkami đã tái hiện được những sắc diện khác nhau về giới trẻ Nhật Bản đương đại.
  5. Những chủ thể văn hóa nói trên hoạt động trong các không gian văn hóa mà Haruki Murakami đã kiến tạo. Thông qua việc khảo sát một số hình ảnh/kí hiệu về ẩm thực, âm nhạc trong năm tiểu thuyết, ta thấy không gian văn hóa truyền thống Nhật Bản đã bị lu mờ trước những tái hiện sống động và phong phú của không gian văn hóa hiện đại Nhật Bản. Không gian âm nhạc và ẩm thực là một trong những kiểu không gian điển hình cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa âm nhạc đại chúng Mỹ trong sáng tác của Murakami.

       6. Tiểu thuyết của Murakami chứa đầy những biểu tượng và cổ mẫu. Hệ thống biểu tượng và cổ mẫu giăng mắc trong văn bản của Haruki Murakami khiến cho tác phẩm của ông có chiều sâu văn hóa tư         tưởng. Từ đó, độc giả buộc phải có những am hiểu nhất định về văn hóa Nhật Bản nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung mới có thể tường giải, lĩnh hội được ý đồ nghệ thuật của mỗi biểu tượng, cổ mẫu.

                                                          SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Pham Thi Hanh

Thesis title: Haruki Murakami’s Novels from Cultural Perspectives

Scientific branch of the thesis:  Literature

Major:                    Literary Theory           Code: 62 22 01 20

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, VNU

1. Thesis purposes and objectives

1.1. Thesis purposes

The dissertation Haruki Murakami’s Novels from Cultural Perspectives focuses on 04 main issues:

- Overview of research issues.

- The forming basis of modern / traditional, Eastern / Western cultures/values in Haruki Murakami’s novels.

- Aesthetic images in Haruki Murakami's novels from cultural perspectives.

- Cultural codes in Haruki Murakami’s novels

1.2. Objectives

The research objects of the thesis are five texts: Norwegian Wood (1987), Sputnik Sweetheart (1999), The Wind-Up Bird Chronicle (1992-1995), Kafka on the Shore (2002), Colorless Tsukuru Tazaki and His Years of Pilgrimage (2013).

2. Research methods

The thesis mainly uses a number of methods such as cultural approach, biographical criticism, historical-social criticism, inter-disciplinary criticism.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- On the theoretical dimension

The doctoral thesis applies a number of research methods such as cultural methods, biographical criticism, cultural and historical criticism, etc., we conduct deep research on Murakami's works, from which discovers and points out new interpretations of his works in the light of cultural perspectives: these interpretations revolve around the context of traditional and contemporary Japanese society, especially cultural consumerism), popular cultural spaces, cultural codes.

- On the practical dimension

Firstly, the thesis generalizes the picture of introducing and studying Murakami novels in Vietnam, especially the cultural issues in Murakami's writings.

Secondly, the dissertation explains the content and art elements expressed in Haruki Murakami's novels from cultural and intercultural prisms in the relationship between traditional and modern Japanese culture, between modern Japanese culture and Western culture (USA). In addition, the thesis analyzes the types of cultural patterns (cultural subjects and spaces, aesthetic ideas, cultural codes - symbols, archetypes, etc.) expressed in Murakami's novels.

Thirdly, on a practical basis, this thesis is a proof proving that Murakami's writings are not unfamiliar with traditional Japanese literature, and at the same time through his writings, Murakami has 1. represented about contemporary Japanese culture, which is strongly influenced by Western culture, especially American popular culture; 2. Established a new turning point in composing modern Japanese literature.

3.2. Conclusions

1. Murakami is a writer with a new writing style considered as a postmodern writing style. He does not follow the traditional composition of his predecessors. His works are a mixture of different materials: literature, films, music, symbolic codes of traditional and modern Japanese culture as well as American popular culture. It can be asserted that Murakami has an indispensable part in popularizing and innovating Japanese literature away from the Japanese border to the world. He is an international writer.

2. From cultural perspectives, it can be seen that Murakami's writings are still imbued with traditional Japanese cultural elements, which present as the “cultural sedimentary layer”. The traditional culture is not only vividly present through the traditional symbols that are deeply rooted in the collective consciousness, but also through the topical, theme and symbolic inter-relationships. Murakami did not completely cut off his “cultural root”. Conversely, Japanese traditional culture itself, naturally, was imbued and shaped in his novels.

3. Murakami illustrated on the disparity Western cultural colours, popular culture and American music to show the panorama vision of modern Japanese culture and people. Murakami's characters instead of “consuming” traditional Japanese cultural products and symbols, they are present as the vivid representations of modern Japanese youth. They consume products originated in Western culture, for instance ranging from fast food to pop and rock music.

4. Young people present the subjects/products of culture and time. As can be seen, Haruki Murakami has represented various aspects of contemporary Japanese youth.

5. The above cultural objects operate in the cultural spaces created by Haruki Murakami. Through examining numerous images/symbols of cuisine and music in the five novels, we can see that the traditional Japanese cultural space has eclipsed by the vivid and abundant representations of the modern Japanese cultural spaces. Music and culinary space are one of the distinctive spaces that shows the profound influence of American popular music culture in Murakami's writings.

6. Murakami's novels contain full of symbols and archetypes, entangled in Haruki Murakami's texts. They give his works have deep cultural and ideological characteristics. Since then, readers are required to have specific knowledge related to Japanese culture in particular and human culture, in general, to be able to explain and comprehend the artistic intentions of each symbol and archetype.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây