Ngôn ngữ
Tên tác giả: Trương Nhật Vinh
Tên luận án: Khảo sát cách thức Hán Việt hóa địa danh làng ở đồng bằng Bắc Bộ
Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam Mã số: 62 22 01 09
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm của tên gọi Nôm và Hán Việt của làng xã Bắc Bộ. Từ kết quả đó, luận án sẽ đưa ra các giả thiết, nhận định về quá trình Hán Việt hóa các địa danh làng xã Bắc Bộ từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những địa danh làng có tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt tương ứng (xuất hiện theo từng cặp Nôm - Hán Việt).
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học
- Phương pháp ngôn ngữ học so sánh lịch sử
- Phương pháp ngôn ngữ học liên ngành
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về địa danh làng xã Việt Nam nói chung và làng xã Bắc Bộ nói riêng.
- Thu thập, thống kê và xác định các địa danh làng xã đồng bằng Bắc Bộ sở hữu cặp tên gọi Nôm và Hán Việt.
- Mô tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và văn tự của các tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt các làng xã Bắc Bộ.
- So sánh sự tương ứng về ngữ âm và ngữ pháp giữa các tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt của các địa danh làng xã Bắc Bộ.
3.2. Kết luận
- Luận án xác định được 794 làng xã đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt tương ứng.
- Về đặc điểm cấu trúc: các tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt đều có cấu trúc phức gồm thành tố chung và thành tố riêng. Thành tố chung ở cả 2 loại tên gọi đều có cấu tạo đơn. Thành tố riêng ở tên Nôm có cấu tạo đơn trong khi thành tố riêng của tên Hán Việt có cấu tạo ghép.
- Về đặc điểm ý nghĩa: Các tên gọi Nôm ý nghĩa thường không rõ ràng. Các tên gọi Hán Việt nhìn chung dễ xác định ý nghĩa hơn nhưng cần đặc biệt lưu ý tới tương quan giữa văn tự và ngữ âm của tên gọi.
- Về mối quan hệ giữa hai loại tên gọi Nôm và Hán Việt: Quan hệ ngữ âm là quan hệ chiếm ưu thế hơn hẳn so với quan hệ ngữ nghĩa.
- Từ những mô tả trên, luận án bước đầu đi đến kết luận phương diện ngữ âm là phương diện được đặc biệt chú ý trong quá trình Hán Việt hóa tên Nôm làng xã. Phương diện ngữ nghĩa dường như ít được quan tâm chú ý. Đứng từ phương diện ngữ âm, quá trình Hán Việt hóa các tên Nôm địa danh làng xã phản ánh một số nguyên tắc sau. Thứ nhất, có 2 phương thức chính được sử dụng trong quá trình Hán Việt hóa tên Nôm đó là phương thức bảo lưu hoàn toàn dạng thức ngữ âm và phương thức tương ứng ngữ âm. Thứ hai, với phương thức tương ứng ngữ âm, cả hai âm tiết hay/hoặc một trong hai âm tiết trong tên Hán Việt sẽ phản ánh sự tương ứng này. Thứ ba, các âm tiết Hán Việt và âm tiết Nôm thực hiện mối quan hệ về ngữ âm đa phần trùng nhau ở bộ phận phụ âm đầu và tương ứng với nhau ở bộ phận vần của âm tiết. Nhìn chung, sự tương ứng ngữ âm giữa các tên gọi địa danh làng xã Bắc Bộ không chỉ cung cấp những tri thức về quá trình Hán Việt hóa địa danh làng xã nói riêng, địa danh Việt Nam nói chung mà còn là những bằng chứng phản ánh quá trình biến đổi của ngữ âm lịch sử tiếng Việt theo dòng thời gian.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Truong Nhat Vinh
Thesis title: Survey of the integration of Nom geographical names of villages in Red River Delta of Vietnam into Sino-Vietnamese
Scientific branch of the thesis: Linguistics
Major: Minority languages in Vietnam Code: 62 22 01 09
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities
1. Thesis purpose and objectives
1.1 Thesis purpose:
Study of the features of Nom and Sino-Vietnamese names of villages in Vietnam. As a result, the thesis will provide theories, claims on the process of integrating names of villages in Red River Delta into Sino-Vietnamese with linguistic approach.
1.2 Thesis objectives:
Objectives of thesis are villages with both Nom and Sino-Vietnamese names. (names in Nom and Sino-Vietnamese are corresponding in pairs).
2. Research methods
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- A broad overview of researches on geographical names of villages in Vietnam in general and in Northern Vietnam in particular.
- Accumulate, analyze statistically and identify villages in Red River Delta with both Nom and Sino-Vietnamese names.
- Describe form, meaning and characters of Nom and Sino-Vietnamese names of villages in Red River Delta.
- Compare the correspondence in pronunciation and meaning of a pair of Sino-Vietnamese and Nom names.
3.2. Conclusions
- The thesis identifies 794 villages in Red River Delta that have both Nom and corresponding Sino-Vietnamese names remained.
- In terms of grammar: both Nom and Sino-Vietnamese names have complex structure with general name and proper name. The general name of both kinds have simple form. The proper name of Nom is simple while that of Sino-Vietnamese is compound.
- In terms of semantics: Nom names do not usually have clear meaning. By and large, it is easier to identify the meaning of Sino-Vietnamese names but the correlation between characters and pronunciation should be well aware.
- In terms of the relationship between Nom and Sino-Vietnamese names: phonetic relationship is significantly more dominant than semantic relationship.
- The findings of this study indicate that the process of converting Nom villages names into Sino-Vietnamese mainly focuses on phonetic features. Semantic features are less emphasized. From the phonetic perspective, the integration of Nom words into Sino-Vietnamese relfects the following rules. First, there are two main ways of changing Nom names into Sino-Vietnamese: conserving pronunciation and correspondence pronuciation. Second, with regard to correspondence pronunciation, both syllables and/or one of the two syllables of Sino-Vietnamese names reflect pronunciation correlation. Third, Sino-Vietnamese and Nom syllables which are in the phonetic relationship mostly have identical head vowels and corresponding rhyme. By and large, pronunciation correspondence of geographical names of villages in Red River Delta does not only provide knowledge of the process of changing village names in specific, geographical names in Vietnam in general into Sino-Vietnamese but is also an evidence of changes in Vietnamese pronuciation over time.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn