TTLA: Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014

Thứ hai - 16/12/2019 02:56

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Hoa               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14-10-1981                                                               4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Thay đổi tên đề tài năm 2016

- Gia hạn thời gian nghiên cứu sinh từ 1.2018 đến hết tháng 4.2019

7. Tên đề tài luận án: Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014

8. Chuyên ngành: Chính trị học                                                     9. Mã số: 62 31 20 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Đinh Công Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Luận án góp phần làm rõ tình hình nghiên cứu chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN trong giai đoạn từ 2000 đến 2014 từ các tác giả trong và ngoài nước. Thông qua những công trình này, người đọc có thể hình dung ra được các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu đã được hình thành như thế nào, có những vấn đề gì nổi cộm đã được đề cập và giải quyết.

- Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN trong thời kỳ 2000-2014, bao gồm những vấn đề lý thuyết về chính sách, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dẫn tới sự hình thành  của chính sách.

- Luận án phân tích nội dung và triển khai các chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm các chính sách chung và chính sách trên các lĩnh vực cụ thể (an ninh chính trị, quốc phòng, kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, du lịch,…).

- Luận án đưa ra những đánh giá về chính sách và quá trình thực thi chính sách, những điều đã làm được và chưa làm được cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, tác giả đưa ra các kịch bản dự báo chính sách của Nga đối với ASEAN cũng như tác động của những chính sách này lên khu vực. Mỗi kịch bản đều được dựa trên những cơ sở thực tiễn và sẽ có những tác động khác nhau đến tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của hai bên.

- Luận án đưa ra những khuyến nghị giúp phát huy tính hiệu quả của các chính sách đối ngoại của Nga áp dụng cho ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng như củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

            - Mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu từ sau năm 2014 đến nay

13. Các công trình công bố có liên quan đến luận án

- Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), “Hợp tác Nga-ASEAN đầu thế kỷ XXI: Chính trị vượt kinh tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận (219), tr.70-73.

- Nguyễn Thị Phương Hoa (2017), “Chính sách của LB Nga đối với ASEAN và tác động đến Việt Nam giai đoạn 2000-2014”, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (496), tr.71-74.

- Nguyễn Thị Phương Hoa (2017), “Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014”, Tạp chí Công thương (8), tr.196-201.

                                                          INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Phuong Hoa                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 14-10-1981                                  4. Place of birth: Nam Dinh Province

5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH dated 31/12/2014

6. Changes in academic process:

- Changing the title of the thesis on 2016

- Extension of fellowship time from January, 2018 to the end of April, 2019

7. Official thesis title: Russia’s policies towards ASEAN 2000-2014

8. Major: Politics                                                      9. Code: 62 31 20 01

10. Supervisor: Assoc.Pro.Dr.Dinh Cong Tuan

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The dissertation contributes to clarify the situation of Russian's policies towards ASEAN in the period from 2000 to 2014 from domestic and foreign authors. Through these constructions, the readers can visualize how to create the issues related to Russia's foreign policies towards ASEAN in the period of the study, the strong and weak point of these policies.

- The thesis clarifies the theoretical and practical basement of Russia’s policies towards ASEAN in the period 2000-2014, including theoretical issues on policies, theoretical basis and practical basis leading to the formation of the policy.

- The thesis analyzes the content and implementation of Russian's policies towards ASEAN in the research period, including general policies and policies in specific fields (politics and security, national defense, economics, technology, education, tourism, ...)

- The dissertation makes assessments about policies and policy implementation process, what has been done and not yet done, and the causes of those limitations. From there, the author presents scenarios of Russia’s policies towards ASEAN as well as the impact of these policies on the region. Each scenario is based on practical grounds and will have different impacts on the socio-political-economic situation of the two sides.

- The thesis offers recommendations to help promote the effectiveness of Russia’s foreign policies applied to ASEAN in general and Vietnam in particular, as well as to strengthen and promote the comprehensive strategic cooperation between Russia and Vietnam

12. Further research directions

            - Expanding the scope of the study period from 2014 to present

13. Thesis-related publications

- Nguyen Thi Phuong Hoa (2014), “Russia-ASEAN cooperation in the early twenty-first century: Politics transcends economy”, Journal of Theoretical Education(219), pp.70-73

- Nguyen Thi Phuong Hoa (2017), “Russia’s policy towards ASEAN and impacts on Vietnam”, Journal of Asia-Pacific Economics (496), pp.71-74.

- Nguyen Thi Phuong Hoa (2017), “Russia’s policy towards ASEAN 2000-2014”, Journal of Industry and Trade (8), pp.196-201.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây