Ngôn ngữ
Tên tác giả: Vũ Huy Thắng
Tên luận án: Chính sách phát triển Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
Ngành khoa học của luận án: Khoa học quản lý
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ Mã số: 9340412
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất khung chính sách nhằm phát triển Hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực Hàng hải Việt Nam. Trong đó đề xuất sửa đổi hoàn thiện 1 số chính sách hiện tại và bổ sung 1 số chính sách mới.
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách về hệ thống và các hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khảo sát, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các chính sách, hoạt động, cơ cấu của Hệ thống thông tin KH&CN Việt Nam. Phân tích, đánh giá các chính sách về phát triển hệ thống thông tin, nguồn tin, Trung tâm thông tin, thư viện KH&CN tại các cơ quan hàng hải thuộc Bộ GTVT quản lý .
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Thực hiện các cuộc phỏng vấn với các lãnh đạo các cơ quan thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, phòng ban trong Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, các cán bộ quản lý thuộc các đơn vị trong lĩnh vực hàng hải. Dự kiến từ 8-10 cuộc phỏng vấn theo các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng phỏng vấn.
Nội dung phỏng vấn: nhằm làm rõ lịch sử ban hành các chính sách cho hoạt động thông tin KH&CN và xu hướng chủ trương chính sách trong hiện tại và tương lai của từng cơ quan nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phỏng vấn người dùng tin là sinh viên, thuyền viên, cán bộ, nhà quản lý trong lĩnh vực Hàng hải Việt Nam và từ 3-5 đơn vị thuộc lĩnh vực hàng hải nhằm xác định nhu cầu tin, đề xuất chính sách và sự ảnh hưởng của các chính sách hiện tại đến các hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải. Dự báo xu hướng nhu cầu tin của người dùng tin từ đó làm căn cứ đề xuất khung chính sách.
- Phương pháp quan sát, so sánh: Thông qua việc khảo sát thực tế tại các đơn vị tác giả tiến hành tham quan nghiên cứu, ghi chép, đánh giá các ưu nhược điểm của các chính sách hiện tại nhằm rút ra kết luận về tính hiệu quả.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Đánh giá toàn diện về tính hình nghiên cứu về các đề tài có liên quan đến chính sách phát triển Hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam
- Hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc đề xuất các chính sách phát triển Hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
- Khảo sát chi tiết thực trạng nhu cầu tin và chính sách phát triển Hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam hiện tại.
- Đề xuất sửa đổi và hoàn thiện một số chính sách nhằm phát triển Hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
- Đề xuất bổ sung mới 1 số chính sách phát triển Hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. Phân tích dự báo các tác động của chính sách tới xã hội.
3.2. Kết luận
Chính sách có vai trò quyết định đối với sự phát triển của hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải. Nghiên cứu đã chỉ ra việc thiếu hụt chính sách đồng thời với các chính sách không hoàn thiện không thể hình thành nên một hệ thống thông tin KH&CN hoàn chỉnh, các mảnh ghép rời rạc chỉ đáp ứng một vài khía cạnh trong khi nhu cầu tin của người dùng tin trong lĩnh vực hàng hải qua kết quả khảo sát là rất lớn.
Chính sách có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động thông tin khoa học và công nghệ hàng hải trong bối cảnh thế giới đang tiến đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà Việt Nam không thể đặt mình ngoài xu hướng ấy. Chiến lược biển Việt Nam định hướng đến năm 2030 đã được đề ra rất cần thiết có những chính sách hoàn thiện cho việc phát triển hệ thống thông tin KH&CN là cơ sở cho việc phát triển kinh tế biển của đất nước.
Nghiên cứu cũng đã đi sâu vào các kịch bản ứng dụng, ban hành chính sách bằng việc phân tích, đánh giá chính sách bằng các phương pháp khoa học SWOT, đánh giá tác động dương tính, âm tính, ngoại biên của các chính sách ban hành nhằm phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. Các đánh giá này vận dụng kiến thức chuyên ngành quản lý KH&CN nhằm đưa đề tài mang tính chất ứng dụng thực tiễn cao hơn. Các nhà hoạch định chính sách có thể nhìn thấy rõ 3 vấn đề của việc ban hành chính sách: thứ nhất là thực trạng hiện có, thứ hai là sự cần thiết, thứ ba là những rào cản (barier) khi ban hành các chính sách cụ thể được đề xuất.
Đề tài đã nghiên cứu trong vòng 3 năm với nhiều tài liệu trong nước và quốc tế, các văn bản, chính sách, số liệu được thống kê, nhiều người dùng tin, nhà quản lý, nhà khoa học được khảo sát, phỏng vấn. Dựa trên kiến thức nền tảng về ngành quản lý KH&CN đề tài đã đánh giá chi tiết về thực trạng chính sách hiện tại và đề xuất khung chính sách phù hợp nhằm phát triển hệ thống thông tin kH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Vu Huy Thang
Thesis title: Policy on development of Vietnam science and technology (S&T) information system in Vietnam's maritime field.
Scientific branch of the thesis: Management Science
Major: Science and technology management Code: 9340412
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.
1. Thesis purpose and objectives
The purpose of the dissertation is to propose a policy framework to develop the S&T Information System in Vietnam Maritime. In which, it is proposed to amend and improve some existing policies and supplement some new policies.
Research object: The thesis focuses on researching S&T information system and activities in Vietnam's maritime sector.
2. Research methods
- Method of document research: Surveying and studying documents related to policies, activities and structure of Vietnam S&T Information System. Analysis and evaluation of policies on the development of information systems, sources, information centers, science and technology libraries at maritime agencies under the Ministry of Transport.
Method of interviewing experts: Conduct interviews with the leaders of S&T information agencies in Vietnam's maritime field, the Board of Rectors, leaders of faculties and departments of Vietnam Maritime University, and other managers of the Vietnam Maritime University. units in the maritime sector. Estimated 8-10 interviews at different levels depending on the interviewee.
Content of the interview: to clarify the history of issuing policies for S&T information activities and current and future policy trends of each specific research institution.
- Methods of surveying the questionnaire: Interviewing private users who are students, crew members, officials and managers in the field of Vietnam Maritime and from 3-5 units in the maritime field to determine their needs. information, policy recommendations and the impact of current policies on S&T information activities in the maritime sector. Forecasting information demand trends of users will thus be the basis for proposing a policy framework.
- Methods of observation and comparison: Through the actual survey at the author units conducting study tours, recording, assessing the advantages and disadvantages of current policies in order to draw conclusions about effectiveness.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- Comprehensive assessment of research situation on topics related to the development policy of S&T Information System in Vietnam's maritime field.
- Complete the theoretical basis for proposing policies to develop S&T information systems in Vietnam's maritime field.
- Surveying in detail the current situation of information needs and policies on the development of S&T information system in Vietnam's current maritime field.
- Proposing to amend and complete a number of policies to develop the S&T Information System in Vietnam's maritime field.
- Proposing new additions to some policies on development of S&T information systems in Vietnam's maritime domain. Predictive analysis of the impact of proposed policies on society.
3.2. Conclusions
- Policy plays a decisive role in the development of scientific and technological information systems in the maritime domain. Research has shown that the lack of policies together with incomplete policies can not form a complete S&T information system, discrete pieces only meet a few aspects while the information needs. User's belief in the maritime field through the survey results is very large.
- The policy has a direct impact on all maritime scientific and technological information activities in the context that the world is moving towards the industrial revolution 4.0 that Vietnam cannot set itself apart from that trend. The Vietnam Sea-Oriented Strategy to 2030 has been set out in a very necessary manner with complete policies for the development of the S&T information system as a basis for the country's marine economic development
- The study also went into application scenarios, promulgated policies by analyzing and evaluating policies using SWOT scientific methods, assessing positive, negative and peripheral impacts of policies. promulgated to develop S&T information system in Vietnam's maritime sector. These assessments apply their specialized knowledge of S&T management to bring the topic to a higher practical level. Policymakers can clearly see three issues of policy making: the first is the existing situation, the second is the need, the third is the barrier when issuing policies. Specific books are suggested.
- The project has been researched for 3 years with many domestic and international documents, documents, policies, statistics, many users, managers, scientists surveyed and interviewed. . Based on the background of scientific and technological management, the thesis has evaluated in detail the current status of current policies and proposed appropriate policy frameworks to develop the S&T information system in Vietnam's maritime sector.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn