TTLA: Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam

Thứ hai - 23/12/2019 20:32

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thục Oanh                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/01/1984                                                               4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: QĐ số 3216/ 2014/QĐ- XHNV – SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số1021/ QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 03 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

- Gia hạn từ 31/12/2017 đến 28/3/2019 (15 tháng)

7. Tên đề tài luận án: Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                   9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:   1. PGS.TS. Phan Thị Mai Hương

                                                       2. PGS. TS. Đặng Thanh Nga

11.  Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã khái quát và hệ thống hóa các hướng nghiên cứu về thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam bao gồm: Các thành phần của sự thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ, các nội dung và các yếu tố dự báo thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ.

- Nhìn chung nhiều phạm nhân nữ có mức thích ứng tâm lý ở phía điểm thấp. Số người có điểm ở mức độ thích ứng cao là rất ít. Điều này thể hiện ở chỗ có 90,1% phạm nhân nữ thích ứng ở mức trung bình, tức thích ứng được dưới 50% các yêu cầu của chấp hành án phạt tù.

+ Về thích ứng nhận thức, đa số phạm nhân nữ (85,0%) đạt ở mức độ thích ứng trung bình, tức là chỉ đạt được từ 25 đến dưới 50% số yêu cầu đặt ra; trong đó thích ứng nhận thức ở mức cao hơn là nhận thức về hoạt động lao động.

+ Về thích ứng cảm xúc, có tới 63,1% phạm nhân nữ thích ứng về cảm xúc ở mức độ thấp, tức chỉ đạt được dưới 25% các yêu cầu của chấp hành án. Trong số các nội dung thì thích ứng cảm xúc với hoạt động lao động là nội dung có nhiều phạm nhân chấp nhận thực hiện được và cân bằng về cảm xúc hơn cả.

+ Về thích ứng hành vi, có 79,2% tổng số phạm nhân nữ đạt mức độ thích ứng được với dưới 50% các yêu cầu đặt ra, không có phạm nhân nữ nào đạt mức thích ứng thấp. Trong đó, phạm nhân nữ đã thực hiện được ở mức độ tốt đối với các yêu cầu về ngày công, định mức lao động và thao tác lao động với mức ĐTB > 0,6.

- Các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ có mối tương quan thuận từ mức trung bình tới mạnh.

- Khi xem xét các yếu tố dự báo đến thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ cho thấy chỉ có các yếu tố thuộc về cá nhân phạm nhân nữ là có dự báo tới thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ.

12. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn:

Luận án có thể được dùng như một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và sinh viên trong lĩnh vực Tâm lí học Xã hội; Tâm lý học pháp lý; Tội phạm học và Quản lý, giáo dục phạm nhân.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài cũng gợi mở một số vấn đề cần được tiếp tục mở rộng trong các nghiên cứu tiếp theo như: Thích ứng tâm lý của phạm nhân; các hành vi ứng phó của phạm nhân khi chấp hành án tại trại giam; các vấn đề về sức khỏe tâm thần của phạm nhân nữ.

14. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kết quả của luận án:

(1). Phạm Thị Thục Oanh (2017), "Trầm cảm- Lo âu- Stress của phạm nhân nữ", Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất, Hà Hội tháng 12 năm 2017 (2), tr 88- 98, ISBN 978-604-62-9912-7.

(2). Phan Thị Mai Hương, Phạm Thị Thục Oanh (2019), "Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam", Tạp chí Tâm lý học (4), tr. 66- 81, ISSN: 1859-0098.

(3). Phan Thi Mai Huong, Pham Thi Thuc Oanh (2019), "The influence of Depression- Anxiety- Stress on adaptation to the prison life of Vietnamese female prisoner's sample", Proceedings of International Conference "Healthy Behavior in Modern Society", Hanoi, Vietnam, pp 160- 175, ISBN 978-604-9876-48-6.

                                                                     INFORMATION OF DOCTORAL THESIS

1. Full name: PHAM THI THUC OANH                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 15/01/1984                                       4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014

6. Changes in academic process:

-  Decision No. 1020/QĐ-XHNV dated 29/03/2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities on the change of thesis title for doctoral students.

- Extending study time from 31/12/ 2017 to  28/3/2019 (15 months)

7. Official thesis title: Psychological adaptation of female offenders to execution term imprisonment at the prison

8. Major: Psychology                                               9. Code: 62 31 04 01

10. Supervisors:     1. Assoc. Prof. Phan Thi Mai Huong

                               2. Assoc. Prof. Dang Thanh Nga

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis has generalized four main trends in research on Psychological adaptation of female offenders to execution term imprisonment at the prison: The components of the psychological adaptation of female offenders, contents and the factors predicting psychological adaptation of female offenders.

- General, many female offenders have a psychological adaptation level at a low point. The number of people with high levels of adaptation is very small. This is reflected in the fact that 90.1% of female offenders adapt to a below average level, which is below 50% of the requirements of execution term imprisonment.

+ In terms of cognitive, the majority of female offenders (85.0%) reach the below-average adaptation level, ie, only between 25 and under 50% of the requirements set; in which cognitive adaptation is higher than awareness of labor activities.

+ In terms of emotions, up to 63.1% of female offenders were able to adapt to emotions at a low level, which only achieved less than 25% of the sentence requirements. Emotional adaptation, among other things, is the content that many prisoners accept to do and balance emotionally better.

+ In terms of behavior, there are 79.2% of female offenders reaching the level of adaptation to less than 50% of the requirements, no female offenders reach the low adaptation level. In particular, female offenders performed at a good level with respect to workday requirements, labor norms and labor operations with the average score > 0.6.

- The psychological adaptation components of female offenders are correlated pros from medium to strong.

- Considering the prediction of factors impact of the psychological adaptation of female offenders, only the factors belonging to female offenders are the most influential to the psychological adaptation of female offenders.

12. Futher research directions, if any:

The thesis also suggests a number of issues that need to be further expanded, such as: Social psychology; Legal psychology; Criminology and Management, educating offenders.

13. Thesis-related publications:

(1). Pham Thi Thuc Oanh (2017), Depression- Anxiety-Stress of female prisoners. First International Scientific Conference on Southeast Asian Psychology (RCP 2017), Ha Hoi in December 2017 (2), pp 88-98, ISBN 978-604-62-9912-7.

(2). Pham Thi Thuc Oanh, Phan Thi Mai Huong (2019), Psychological adaptation of female prisoners to accepting a term prision sentence in prison, Journal of Psychology (4), pp. 66- 81, ISSN: 1859-0098.

(3). Phan Thi Mai Huong, Pham Thi Thuc Oanh (2019), "The influence of Depression- Anxiety- Stress on adaptation to the prison life of Vietnamese female prisoner's sample", Proceedings of International Conference "Healthy Behavior in Modern Society", Hanoi, Vietnam, pp 160- 175, ISBN 978-604-9876-48-6.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây