TYLA: Đối chiếu hành động yêu cầu Anh – Việt (dưới góc độ lịch sự)

Thứ ba - 10/12/2019 03:54

Tên tác giả: Nguyễn Vân Khánh

Tên luận án: Đối chiếu hành động yêu cầu Anh – Việt (dưới góc độ lịch sự)

Ngành khoa học của luận án:  Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu                      Mã số: 62 22 02 41

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đạt được mục đích cơ bản là phát hiện được những tương đồng và khác biệt trong HĐYC tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng của lý thuyết lịch sự (dựa vào mô hình lịch sự do Leech phát triển và chỉnh sửa).

1.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hành động yêu cầu (HĐYC) tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc độ lịch sự.

2. Các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp miêu tả

- Phương pháp phân tích dụng học

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Thủ pháp thống kê

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

3.1.1. Xác định được một khung làm việc nhìn từ góc độ lý thuyết. Cụ thể là mô hình hay lý thuyết của Leech về lời yêu cầu và lịch sự với hạt nhân Thiệt-Lợi, để ngỏ sự lựa chọn, cùng với các phương tiện giảm áp lực của lời yêu cầu hướng đến việc giảm thiểu cái thiệt cho người nghe (Hearer = H hoặc Others = O, viết tắt là H/O). Các nhân tố khác cũng được đặc biệt quan tâm, đó là các nhân tố có tầm ảnh hưởng đáng kể không chỉ đến việc xác định HĐYC trong nhóm HĐCK, mà còn ở việc chỉ ra các mức độ lịch sự khác nhau của lời yêu cầu.

3.1.2. Với dữ liệu gồm hơn 250 lời cầu khiến tiếng Anh và tiếng Việt (tìm trong các tác phẩm văn học song ngữ Anh – Việt), chúng tôi dựa trên các tiêu chí xác định lời yêu cầu của Leech, phân loại được 4 nhóm HĐNT: (1), Những phát ngôn cầu khiến là LYC chính danh; (2), Những phát ngôn cầu khiến không phải là LYC chính danh do không đáp ứng được tiêu chí (ii); (3), Những phát ngôn cầu khiến không phải là LYC chính danh khi xét trong ngữ cảnh; và (4), Những hành động ngôn từ trong nhóm khuyến lệnh về bản chất là hành động yêu cầu (theo ngữ cảnh). Tác giả luận án đã thành công trong việc nhận diện được những phát ngôn yêu cầu chính danh và những phát ngôn yêu cầu không chính danh. Tác giả cũng phát hiện được những thay đổi không chỉ trên bình diện cấu trúc mà còn ở các phương tiện đi kèm nhằm giảm áp lực, giảm đến mức tối thiểu cái thiệt đối với H/O một khi mong muốn của S được làm thỏa mãn.

3.1.3. Tác giả đã xác định được cơ cấu của hành động yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt bao gồm phần đầu não và phần ngoại biên. Phần đầu não thường được phạm trù hoá thành hành động trực tiếp hay gián tiếp có quy ước. Nó có thể hoạt động độc lập hay đi cùng với hàng loạt các hành động hỗ trợ khác nhờ các loại bổ tố đa dạng. Phần ngoại biên hay thành phần phụ có vai trò giảm nhẹ lực ngôn trung của LYC. Các yếu tố này có thể đứng trước hay đứng sau phần đầu não. Chúng bao gồm các yếu tố đa dạng như các từ xưng hô, tên gọi, chức danh, các yếu tố gợi mở, đưa lý do, chỉ sự lưỡng lự… Tuy nhiên, điều đáng nói, thành công của luận án không nằm ở việc xác định mang tính hình thức, mà là sự phát hiện về những tương đồng và khác biệt trong các lĩnh vực làm giảm nhẹ lực ngôn trung của lời yêu cầu. Cụ thể là: (a) không có sự tương đương về lực ngôn trung của lời cầu khiến khi chúng được xem xét trên cứ liệu song ngữ: trong tiếng Anh, lời cầu khiến là một mệnh lệnh, nhưng trong tiếng Việt nó lại là một lời yêu cầu. Lý do là, các phương tiện đi kèm trong tiếng Việt đã biến mệnh lệnh này thành lời yêu cầu; (b) có một số khác biệt giữa hai thứ tiếng liên quan đến các bổ tố dụng học của lời yêu cầu.

3.1.4. Các chiến lược trong lời yêu cầu giữa hai thứ tiếng đang bàn cũng đã được mô tả, so sánh, đối chiếu một cách chi tiết và kỹ càng. Kết quả đối chiếu cho phép nhận xét rằng khó có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng trong khi người Anh ưa dùng lời yêu cầu gián tiếp có dạng nghi vấn, người Việt nghiêng về lời yêu cầu có cấu trúc mệnh lệnh được đi kèm bởi các bổ tố dụng học đa dạng. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng, trong nhiều trường hợp, nhất là trong các ngữ cảnh mang tính hành chính, ngoại giao… không có sự khác biệt đáng kể nào trong việc sử dụng lời yêu cầu có cấu trúc nghi vấn giữa người Anh và người Việt. Thậm chí, nếu để ý quan sát, chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong giao tiếp thường nhật của nhiều người Việt hiện nay, việc dùng lời yêu cầu có cấu trúc nghi vấn như người Anh xuất hiện với tần số ngày càng cao.

3.1.5. Vấn đề lịch sự trong LYC cầu giữa hai thứ tiếng Anh Việt (trên ngữ liệu song ngữ), đã được tác giả luận án mô tả, so sánh, đối chiếu một cách cẩn trọng và kỹ càng. Kết quả so sánh, đối chiếu cho thấy, nhìn chung, có nhiều điểm trùng hợp với những kết quả liên quan đến lịch sự trong LYC trong tiếng Anh và tiếng Việt đã được công bố. Chẳng hạn như người Anh ưa dùng lịch sự âm tính trong LYC (requests) có cấu trúc nghi vấn hơn những LYC có cấu trúc mệnh lệnh và lịch sự dương tính, hay chỉ tố lịch sự ‘please’, khi được sử dụng, đặc biệt với ngữ điệu đi lên ở cuối câu, có khả năng làm cho LYC trở nên lịch sự hơn. LYC khi có các bổ tố (bên trong hoặc bên ngoài) đi kèm thường giúp giảm nhẹ áp lực của LYC. Trong tiếng Anh, phương tiện ngữ pháp [thức (mood), thể (aspect), và thì (tense)] đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp giảm tải áp lực của LYC, đồng nghĩa với việc làm cho LYC trở nên lịch sự hơn … Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa những gì mới phát hiện và những gì đã được công bố trước đây nhìn từ góc độ lịch sự âm tính (negative politeness) và lịch sự dương tính (positive politeness) theo mô hình về lịch sự của B&L (cũng xin lưu ý về sự khác biệt giữa negative politeness, positive politeness neg-politeness, pos-politeness) khi đưa ra LYC. Đó là,  khó có thể nói một cách khái quát hoá quá mức (như vẫn thường tuyên bố) rằng người Việt ưa dùng lịch sự dương tính trong khi người Anh thích sử dụng lịch sự âm tính để đưa ra LYC.  Trong thực tế, ở một số lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như trong những tình huống mang tính hành chính, ngoại giao… người Việt và người Anh chia sẻ các loại LYC giống nhau. Hơn thế nữa, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành dựa trên mô hình của Leech với một số điểm khác nhau trên nhiều bình diện (khái niệm về lịch sự, các nhân tố dụng học, và điểm quan trọng hơn cả - hạt nhân của LYC lịch sự; đối với B&L, sự đe dọa thể diện ảnh hưởng đến mức độ lịch sự của LYC, nhưng đối với Leech, thiệt sẽ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến các mức độ lịch sự trong việc đưa ra LYC). Do vậy, khi áp dụng các mô hình nghiên cứu khác nhau lên cùng một đối tượng nghiên cứu thì việc cho ra những điều khác biệt là rất tự nhiên. Ví dụ, những phát hiện của chúng tôi không ủng hộ quan điểm cho rằng người Anh ưa dùng lịch sự chiến lược còn người Việt ưu tiên lịch sự chuẩn mực khi đưa ra lời yêu cầu.

3.1.6. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng làm hiển lộ một số điểm không kém phần thú vị trên một số bình diện liên quan đến việc người Việt sử dụng các phương tiện từ vựng (các loại bổ tố đa dạng) để chuyển tải thứ lịch sự mà người Anh biểu thị nó bằng các phương tiện ngữ pháp (thức, thể, và thì) trong LYC; hoặc trong việc người Anh khai thác loại câu hỏi đuôi nhằm làm tăng mực độ ướm thử của LYC và các phương tiện tương ứng mà người Việt sử dụng để làm tăng mức độ lịch sự của LYC.

3.2. Kết luận

So sánh, đối chiếu hành động yêu cầu Anh – Việt đã được nhiều nhà nghiên cứu đi trước quan tâm và bàn luận. Nhưng so sánh, đối chiếu hành động yêu cầu Anh – Việt (dưới góc độ lịch sự) một cách hệ thống và đủ sâu, thì đây là nghiên cứu đầu tiên. Hơn nữa, dựa trên ngữ liệu là những LYC rút ra từ các tác phẩm văn học song ngữ, với khung lý thuyết về HĐYC và Lịch sự của Leech, luận án đã phát hiện ra một số điều mới giúp nhận biết sâu sắc và toàn diện hơn vấn đề mà luận án quan tâm.

                                                           SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: NGUYỄN VÂN KHÁNH

Thesis title: A contrastive study on requests in English and Vietnamese (in the light of politeness)

Scientific branch of the thesis: Linguistics

Major:     Comparative – Contrastive  Linguistics               Code: 62 22 02 41

The name of postgraduate training institution: VNU University of Social Sciences and Humanities

1. Thesis purpose and subject of the study

1.1. Thesis aims: This research is conducted to find out similarities and differences of requests in English and Vietnamese in the light of politeness theory developed and modified by Leech (1983, 2014).  

1.2. The subject of the study: Requests in English and Vietnamese in the light of politeness

2. Research methods

- Descriptive method

- Pragmatics analysis method

- Comparative and contrastive method

- Statistical technique

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

3.1.1. Established a theoretical framework for the study. Namely, theories on requests and politeness with its kernel – Cost-Benefit, options together with numerous means to minimize the cost for H/O which was developed by Leech were chosen. Other factors which heavily influence not only on identifying requests among directives but also on showing different level of politeness manifested in requests were also received particular attention.

3.1.2. More than 250 English and Vietnamese directives (taken from bilingual English – Vietnamese literature works) were divided into 4 groups basing on criteria to indentify requests by Leech: (1), Requests proper; (2), Non-requests proper for not having satisfied the criterion ii; 3), Non-requests proper when considered in context; and (4) Utterances expressed directive force turned to be requests if considered through the context. The author successfully identified requests proper and those not proper. The author also found changes not only in structures but also in complementary means to minimize the cost to H/O once the S’s want is satisfied.

3.1.3. The writer identified the structure of a request in both English and Vietnamese requests which consists of two parts: the head act and the modification. The head act is often categorized into the direct or conventional indirect act. It can function independently or together with a number of various modifiers. The modification part plays the role of softening the illocutionary force of a request. These elements can stand before or after the head act. They are vocatives, personal names, titles, openers, grounders, hesitators… However, the success of the thesis does not lie in these formal identifications, but the finding of similarities and differences in the above mentioned areas of the request. For example, (a) there is no similarity in terms of the illocutionary force of the bilingual requests when they are compared and contrasted. To be more exact, while in the English language, the directives, by the criteria developed by Leech, are orders but in Vietnamese they are no longer orders anymore; they are perfect requests! The reason is, the Vietnamese complementary means in turn these orders into requests; (b) there are also differences between the two languages in terms of the modifier of the request.

3.1.4. Strategies for requests in English and Vietnamese are also described, compared and contrasted in detail. The results allow to make a remark that, it is not easy to state firmly that English people prefer indirect requests in the form of a question and the Vietnamese favor direct requests in the form of an order together with various pragmatic modifiers. Our research revealed, in many cases, particularly in formal and diplomatic situations, there are not really many differences in the use of requests in the form of question between the English and Vietnamese. Even, if we observe when people make requests in daily life, it is not difficult to find that more and more Vietnamese use indirect requests exactly like English.

3.1.5. Regarding politeness in requests in English and Vietnamese (based on bilingual data), the author has carefully described, compared and contrasted. In general, the results of the comparison and contrast show that new findings share a lot of similarity with what have been stated in terms of politeness in requests in the two languages. For example, the English people prefer making indirect requests which have interrogative form and negative politeness while the Vietnamese favor direct requests which have imperative form and positive politeness, or politeness marker “please”, when being used, especially with rising tone in the end of the sentence, has capability in making a request more polite. Requests can be softened when being complemented by various kinds of internal and external modifiers. In English, grammatical means (moods, aspects, and tenses) play an important role in reducing the imposition derived from the request, equally making the request more polite… However, differences can be detected between new findings and what have been declared by previous researches in terms of negative and positive politeness (notice also the differences between negative, positive politeness and neg-politeness, pos-politeness) in making requests. It is not easy to say in an overgeneralization way that Vietnamese favor positive politeness in making requests and the English prefer negative politeness when doing so. In fact, in certain areas, namely in officially and diplomatic situations… both English and Vietnamese share the same kinds of requests. Moreover, our study was carried out basing on Leech model, which is not quite the same as the model developed by B&L in a number of aspects (the concepts of politeness, pragmatic factors, and the most important point – the core of polite request; for B&L, face threatening influence the degree of politeness in a request, but for Leech, cost will be the main reason to affect the level of politeness in asking other(s) to do things). Thus, differences in applying not same research models for the same subject of study seem to be natural. For example, our findings in terms of the levels of politeness both in strategies for requests and modifiers in requests do not support the claim that English prefer strategic politeness and Vietnamese favor normative politeness  when making requests.

3.1.6. The findings of our research also revealed some more not less interesting points in the aspects of using lexical means (various kinds of modifiers) by Vietnamese to express politeness shown by grammatical means (moods, aspects, and tenses) in English to make requests, or in exploiting tag-questions to increase the level of tentativeness in the act of requesting in English and its Vietnamese corresponding means used in improving politeness in requests.

3.2. Conclusions

Comparing and contrasting requests in English and Vietnamese has been dealing with by many scholars, but compare and contrast this speech event in the light of politeness is the first time to be realized. Moreover, data to be described and analyzed are taken from bilingual literally works together with the help of new models in dealing with the same subject matter, new findings offer more opportunity in understanding requests in English and Vietnamese. 

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây