TYLA: Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó

Thứ hai - 09/12/2019 21:49

Tên tác giả: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

Tên luận án: Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó

Ngành khoa học của luận án: Triết học

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử            

Mã số: 62 22 03 02

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích một cách hệ thống những nội dung cơ bản của triết học M.Heidegger, từ đó làm rõ những giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của nó.

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là những nội dung cơ bản của triết học M.Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp mácxít nghiên cứu lịch sử triết học. Đồng thời, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lôgíc, so sánh, khái quát hóa và phương pháp văn bản học.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Thứ nhất, tác giả luận án đã tổng quan: 1) Các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện, tiền đề dẫn đến sự ra đời của tư tưởng triết học M.Heidegger; 2) Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung tư tưởng triết học của M.Heidegger và 3) Các công trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa hiện thời của triết học M.Heidegger đối với thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở khảo cứu những công trình nghiên cứu đó tác giả luận án đã có những nhận định và đánh giá về kết quả mà các công trình đi trước đã làm được và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án của mình.

Thứ hai, tác giả luận án đã phân tích và chỉ ra những điều kiện, tiền đề tác động để dẫn đến sự ra đời tư tưởng triết học của M.Heidegger. Trong đó tác giả luận án đã phân tích cuộc đời và sự nghiệp của M.Heidegger như những tiền đề chủ quan cho sự ra đời triết học của ông; Tiếp đến là các điều kiện khách quan về kinh tế - xã hội, bối cảnh văn hóa và những tiền đề lý luận. Đặc biệt là tác giả luận án đã chú ý nhấn mạnh đến những điều kiện kinh tế - xã hội của nước Đức lúc bấy giờ - mảnh đất trực tiếp hình thành nên tư tưởng triết học của M.Heidegger.

Thứ ba, tác giả luận án đã phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học của M.Heidegger. Đặc biệt trong chương này tác giả luận án đã chỉ được xuất phát điểm, vấn đề bản chất của triết học M.Heidegger trên cơ sở Bản thể luận với tư cách là học thuyết về con người và tồn tại người, từ đó nó quyết định đến phương thức tồn tại người; và quyết định đến mặt đạo đức học hiện sinh trong mỗi con người. Bên cạnh đó, cũng trong chương 3 tác giả luận án cũng đã chỉ ra được những khía cạnh tư tưởng trong triết học của Heidegger về chân lý và ngôn ngữ.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản của triết học M.Heidegger, trong chương thứ tư, tác giả luận án đã phân tích làm rõ những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của triết học M.Heidegger. Từ đó tác giả luận án phân tích ý nghĩa hiện thời của triết học M.Heidegger qua các nội dung của nó đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.

3.2. Kết luận

Qua những phân tích, tác giả luận án nhận thấy rằng triết học của M.Heidegger ra đời là sự phản kháng chống lại cái xã hội đề cao tính duy lý đang tồn tại; là sự phản ứng một cách gay gắt với thực trạng nô dịch hóa con người một cách phổ biến; là những tiếng chuông báo hiệu, cảnh tỉnh cho lối sống duy lý và duy khoa học thái quá mà quên mất ý nghĩa của cuộc đời của cá nhân, quên mất những giá trị nhân văn đích thực và bản ngã trong mỗi con người. Vì vậy, trong triết học của mình, trước thực trạng xã hội đương thời, M.Heidegger khẩn thiết kêu gọi con người quay về với phương thức tồn tại đích thực của mình, hãy trở về với chính mình, với con người hiện sinh của mình, với con người được tự do, sáng tạo;  con người dám làm và dám chịu trách nhiệm; con người có lương tâm, có ước mơ, hoài bão để xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Mặc dù còn có một số hạn chế, triết học của M.Heidegger xứng đáng được tôn vinh và tiếp thu ở một mức độ nhất định nào đó để bổ sung vào nền văn hóa nhân loại nói chung, đến nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc ở Việt Nam và tư tưởng Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, những giá trị đó còn là nguồn tư liệu quý giá để chúng ta tham khảo, nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện phù hợp với xu thế của thời đại.

                                                           SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Van Truong

Thesis title: Martin Heidegger’s Philosophy and its current significance  

Scientific branch of the thesis: Philosophy

Major: Dialectical materialism and historical materialism

Code: 62 22 03 02

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

             1. The purpose and subject of the thesis

             1.1. The purpose of thesis

The purpose of the thesis is to systematically analyze the basic contents of M. Heidegger’s Philosophy, thereby to clarify its current values, limitations and current significance.

           1.2. Subject of the thesis

Subject of the thesis is Martin Heidegger’s Philosophy and its current significance.

2. The research methods

The thesis uses the methodology of dialectical materialism and historical materialism, Marxist method of studying history of philosophy. At the same time, the thesis also uses research methods such as analysis and synthesis, induction and deduction, historical and logic method, comparison, generalization, and hermeneutic method.

3. Main results and conclusions

3.1. The main results

Firstly, the author of the thesis overviews: 1) The research works related to the conditions and prerequisites for the philosophy of M.Heidegger; 2) The research works related to the contents of M.Heidegger's philosophy  and 3) The research works related to the current significance of M.Heidegger philosophy for the world in general and for Vietnam in particular. Thanks to those research, the author of the thesis makes comments and evaluations on the results that previous works have done and the problems posed for his thesis topic.

Secondly, the author of the thesis analyzes and points out the conditions and prerequisites for the formation of M.Heidegger's philosophy. Here the author of the thesis analyzes the life and works of M.Heidegger as subjective premises for the formation of his philosophy and objective conditions of socio-economic, cultural context and theoretical premises for it. In particular, the author of the thesis emphasizes the socio-economic conditions of Germany at that time where Heidegger's philosophy was formed.

Thirdly, the author of the thesis analyzes the basic contents of the philosophy of M.Heidegger. Especially in this chapter, the author of the thesis gives the starting point, the nature of Heidegger's philosophy, the basis of the ontology as the doctrine of human being and human existence, the way of human being, the existential ethics concerning every human being. Besides, also in chapter 3, the author also points out aspects of Heidegger's philosophy on truth and language.

Finally, on the basis of analyzing the main contents of M.Heidegger's philosophy, in the fourth chapter, the author of the thesis analyzes the values, limitations, and influences of M.Heidegger philosophy. From here, the author of the thesis clarifies the current significance of M.Heideidegger's philosophy through its contents to the world in general and to Vietnam in particular.

            3.2. Conclusions

Through the above analysis, the author of the thesis believes that the formation of M.Heidegger's philosophy manifests resistance against the existing society that promotes rationality; it is the harsh reaction to enslavement to people in a common way, and a warning to an excessive rationalistic and scientific form of life that forgets the meaning of an individual's life and the true humanistic values as well as the ego in every person.

So in his philosophy, in the face of the existing social reality, Heidegger urges all people to return to their true way of human being, to return to themselves, to their existentialist humans beings with freedom, creativity and willingness "dare to do and dare to take responsibility"; to people who have conscience, dreams, ambitions to build a better society.

Despite some limitations, values of M.Heidegger's philosophy deserve to be honored and inherited to a certain extent to complement the human culture in general, and the advanced culture with the identities of the Vietnamese nation and the Vietnamese thoughts in particular. In addition, those values are also a valuable source of reference to develop Vietnamese people comprehensively in accordance with the trends of the contemporary world.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây