TYLA: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ

Thứ hai - 09/12/2019 21:49

Tên tác giả: Nguyễn Thị Kiều Hương

Tên luận án: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ.

Ngành khoa học của luận án: Văn học.

Chuyên ngành: Lý luận Văn học                        Mã số: 60.22.01.20

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu:

Vận dụng thành tựu lý thuyết mỹ học hiện đại vào tiếp cận hiện tượng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ biểu hiện, bản chất và hiệu ứng của các phạm trù thẩm mỹ trong các phẩm. Từ đó, nhìn nhận đúng mực về giá trị thẩm mỹ của tác phẩm và cũng như tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn.

1.2. Đối tượng nghiên cứu:

Các phạm trù phạm trù thẩm mỹ cơ bản được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp tiếp cận văn hóa học

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

- Giới thuyết cơ sở lý luận của mỹ học hiện đại (về khái niệm, bản chất thẩm mỹ và biểu hiện) xoay quanh các phạm trù thẩm mỹ cơn bản (cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi và cái Hài).

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Huy Thiệp, sự nghiệp văn chương và hành trình sáng tạo truyện ngắn của nhà văn.

- Khảo sát các hướng tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ.

Chương 2: CÁI ĐẸP VÀ CÁI CAO CẢ

- Khảo sát quan niệm của tác giả về cài Đẹp, biểu hiện của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Xác lập bản chất thẩm mỹ và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Khảo sát quan niệm của tác giả về cái Cao cả, biểu hiện của cái Cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Xác lập bản chất thẩm mỹ và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Chương 3: CÁI BI VÀ CÁI HÀI

- Khảo sát quan niệm của tác giả về ái Bi, biểu hiện của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Xác lập bản chất thẩm mỹ và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Khảo sát quan niệm của tác giả về cái Hài, biểu hiện của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Xác lập bản chất thẩm mỹ và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Chương 4: CÁI NGHỊCH LÝ VÀ CÁI THÔ KỆCH

- Khảo sát quan niệm của tác giả về cái Nghịch lý, biểu hiện của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Xác lập bản chất thẩm mỹ và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Khảo sát quan niệm của tác giả về cái Thô kệch, biểu hiện của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

- Xác lập bản chất thẩm mỹ và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

3.2. Kết luận

1. Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ là một cách tiếp cận có ý nghĩa không nhỏ trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn. Nó giúp người nghiên cứu vận dụng linh hoạt các thành tựu lý thuyết hiện đại vừa nhận thức khách quan, đúng nghĩa hơn bản chất của các hiện tượng thẩm mỹ trong sáng tác, tránh được cái nhìn thiên kiến cực đoan về trường hợp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và các hiện tượng văn học nói chung.

2. Qua nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ, chúng ta nhận thấy khá rõ tư duy đổi mới và sáng tạo không ngừng nghỉ của tác giả ngay trong cách ông quan niệm về sự hiện diện của các phạm trù thẩm mỹ trong đời sống, trong con người và đặc biệt là trong nghệ thuật. Với cái Đẹp ông xem tính chính xác là điều kiện tiên quyết làm nên giá trị xứng đáng cho con người, cuộc sống và nghệ thuật. Với cái Cao cả, nhà văn đưa ra yêu cầu giải thiêng thần tượng cái Cao cả trong truyền thống để nỗ lực truy tìm những giá trị tuyệt đích đúng nghĩa trong hiện tại, đời thường. Với cái Bi, Nguyễn Huy Thiệp hướng người đọc tới thái độ không né tránh mà dám nhìn thẳng vào những nỗi đau, sự trần trụi để khởi sinh niềm tin và những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời. Ở cái Hài, đó là đề xuất nghiêm khắc nhận thức lại bản chất của cuộc sống, giá trị của con người và bản thân qua tiếng cười và sự giễu nhại. Cái Nghịch lý là sự chứng minh tính “khả biến” phức tạp, vô thường và đầy bất trắc của hiện thực để con người tự thức tỉnh bản thân khỏi sự ngộ nhận, ru mình trong những chân lý đám đông. Còn cái Thô kệch lại là nỗ lực chấp nhận những phần hao khuyết của hiện thực để biết trân quý hơn, thấu cảm hơn những phần tốt đẹp của cõi nhân sinh.

3.  Nguyễn Huy Thiệp đã rất thành công tạo khi tạo được những hiệu ứng tích cực về các phạm trù thẩm mỹ trong sáng tác của mình. Những hiệu ứng ấy được nhà văn thiết lập bằng một cảm quan nhạy bén, đầy cá tính thông qua thế giới hình tượng vô cùng phong phú, sinh động, với những tình huống truyện vừa chân thật, vừa bất ngờ và một phong cách ngôn ngữ có sự tối ưu hóa tính phức điệu, đa thanh, đa nghĩa... Ở mỗi phạm trù, nhà văn thường chỉ đưa ra các thông tin, dữ liệu giàu sức “gợi” về khách thể, còn luôn dành khoảng trống để độc giả trong vai trò chủ thể sẽ tự chiêm nghiệm, giác ngộ ra những nhận thức thẩm mỹ theo chủ kiến của mình, đồng thời hướng người đọc tới cái nhìn đa chiều, đa chiều về mọi mặt của đời sống. Chính vì vậy mà những cảm xúc về sự hiện diện của cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài hay cái Nghịch lý, cái Thô kệch trong tác phẩm đều hết sức tự nhiên, chạm thấu tới tâm thức của người đọc đương đại. Đồng thời, hiện thực được mở rộng và tiếp cận tối đa về phạm vi đã giúp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vượt thoát ra ngoài giới hạn chật hẹp của những sáng tác thuộc loại hình tự sự cỡ nhỏ, tưởng chừng như đã hoàn thiện để trở thành những “biến thể” truyện ngắn, truyện ngắn hóa tiểu thuyết đầy hấp dẫn và thông tin với độc giả.

4. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp luôn thể hiện một thái độ nhất quán và quyết liệt khi thể hiện các phạm trù thẩm mỹ trong sáng tác. Tuy nhiên, trong nỗ lực để hướng tới những giá trị thẩm mỹ có tính lý tưởng ấy, không phải thử nghiệm nghệ thuật nào của nhà văn cũng thành công và được ghi nhận. Sự công kích bài bác quyết liệt của một bộ phận độc giả trước những “hư cấu quá đà” hay những chi tiết dung tục, cực đoan xoay quanh các phạm trù đặc biệt là cái Cao cả, cái Nghịch lý và cái Thô kệch... là hoàn toàn có cơ sở vì chúng chưa thực sự thuyết phục và hiệu ứng thẩm mỹ tích cực với công chúng, bạn đọc. Cuối cùng, vượt qua tất cả những giới hạn không mong muốn, sự đồng hiện phong phú, đa sắc thái của các phạm trù thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vẫn là những trang viết đầy tinh thần đổi mới về phương diện nhận thức và thẩm mỹ. Những nỗ lực tìm tòi, cá tính sáng tạo bộc lộ nhất quán trong từng tác phẩm xứng đáng để chúng ta ghi nhận Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

                                                                 SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Kieu Huong

Thesis title: Nguyen Huy Thiep’s short story from the perspective of aesthetic categories.

Scientific branch of the thesis: Literary

Major: Literary Theory                                Code: 60.22.01.20

The name of postgraduate training institution: University of Socia Sciences and Humanities - Viet Nam National University, Ha Noi.

1. Research methods

- Type method

- System approach method

- Interdisciplinary research method

- Approach to the poetic method

- Approach to the cultural method

2. Major results and conclusions

3. The major results

Chapter 1: OVERVIEW OF RESEARCH ISSUES

- Introduce the theoretical basis of modern aesthetics about the categories of aesthetic (such as: the Beauty, the Great, the Tragedy  and the Comedy).

- Introduce the Nguyen Huy Thiep author, his literary career and his journey of creating short stories.

- Survey the approaches to short story of Nguyen Huy Thiep and the  research situation of short stories Nguyen Huy Thiep from the perspective of aesthetic categories.

Chapter 2: THE BEATY AND THE GREAT IN NGUYEN HUY THIEP SHORT STORY

- Survey the Nguyen Huy Thiep’s concept about the Beauty  and survey the expression of the Beauty in the Nguye Huy Thiep’s short story.

- Establish the nature of Beauty and its aesthetic effect in the Nguyen Huy Thiep’s short story.

- Survey the Nguyen Huy Thiep’s concept about the Great and survey the expression of the Great in the Nguye Huy Thiep’s short story.

- Establish the nature of Great and its aesthetic effect in the Nguyen Huy Thiep’s short story.

Chapter 3: THE TRAGEDY AND THE COMEDY IN NGUYEN HUY THIEP SHORT STORY

- Survey the Nguyen Huy Thiep’s concept about the Tragedy and survey the expression of the Tragedy in the Nguye Huy Thiep’s short story.

- Establish the nature of Tragedy and its aesthetic effect in the Nguyen Huy Thiep’s short story.

- Survey the Nguyen Huy Thiep’s concept about the Comedy and survey the expression of the Comedy in the Nguye Huy Thiep’s short story.

- Establish the nature of Comedy and its aesthetic effect in the Nguyen Huy Thiep’s short story.

Chapter 4: THE PARADOX AND THE ROUGH IN NGUYEN HUY THIEP SHORT STORY

- Survey the Nguyen Huy Thiep’s concept about the Paradox and survey the expression of the Paradox in the Nguye Huy Thiep’s short story.

- Establish the nature of Paradox and its aesthetic effect in the Nguyen Huy Thiep’s short story.

- Survey the Nguyen Huy Thiep’s concept about the Rough and survey the expression of the Rough in the Nguye Huy Thiep’s short story.

- Establish the nature of Rough and its aesthetic effect in the Nguyen Huy Thiep’s short story.

3.2. Conclusions

1. Reseaching the short story of Nguyen Huy Thiep from the perspective of aesthetic categories is a significant approach in both theoretical and practical aspects. It helps researchers flexibly apply modern theoretical achievements while being more objective and meaningful than the nature of aesthetic phenomena in writing, avoiding the extreme prejudice about the case of short stories. Nguyen Huy Thiep in particular and literary phenomena in general.

2. We can see clearly the author's relentless innovation and creativity from about theaesthetic categories thingkings of Nguyen Huy Thiep in the life, in the people and especially in the art. With Beauty, he considered accuracy to be a prerequisite to creating worthy values ​​for the people, the life and the art. With the Great, he made a request to award the sacred image of the Noble in the tradition in an attempt to find the true and true values ​​in the present and daily life. With Tragedy, Nguyen Huy Thiep directed the reader to the attitude of not avoiding but daring to look directly at the pain, the nakedness to generate faith and good values ​​for life. In the Comedy, it is a strict proposal to re-realize the nature of life, the value of people and oneself through laughter and ridicule. In the Paradox, it’s a demonstration of the complicated, impermanence and uncertainty of reality in order for people to awaken themselves from misunderstandings and to lull themselves into crowd truths. In the Rude, it is an attempt to accept the flaws of reality to appreciate, empathize more than the good parts of human life.

3. Nguyen Huy Thiep has been had very successful when he’s created positive effects about the aesthetic categories in his works. These effects are set by a exciting point of view, a special character world, the unexpected story situations and a strange new language style... In each aesthetic category, the writer often only presents information and data "suggestion" about the object, but always leaves room for the readers in the subject role to contemplate and enlighten themselves. Aesthetic perception according to their own opinions, and at the same time direct the reader to a multi-dimensional, multi-dimensional view of all aspects of life. Therefore, the feelings about the presence of Beauty, the Great, the Tragedy, the Comedy, the Paradox, or the Rough in his works are very natural, reaching the minds of the readers. Besides it, the expanded reality and maximum reach of the scope helped Nguyen Huy Thiep's short story to escape beyond the narrow confines of small-sized narrative compositions, which seemed to be perfect for become short-form "variations", short stories of fascinating and informative novels with readers.

4. Nguyen Huy Thiep’s always showed a consistent and drastic attitude when he’s writen about the aesthetic categories in his works. However, there are some unsuccessful in his artistic experiments about the aesthetic categories. These are "excessive fantasies" or vulgar, extreme details that revolve around categories especially the Great, the Paradox and the Rude in his short story... which are not really convincing and positive aesthetic effect to the public, or the readers. Thruogh although, Nguyen Huy Thiep still deserves to be one of the best short stories of modern Vietnamese literature because his short stories’re really interesting anh excitting.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây