Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hằng Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/09/1980
4. Nơi sinh: Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An.
5. Quyết định công nhận học viên số 2084/2005/QĐXHNV-KH&SĐH ngày 6 tháng 9 năm 2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
- Thay đổi tên đề tài:
Thay đổi tên đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa phong cách ứng xử của cha mẹ với kiểu loại thần kinh tính khí của con cái”có quyết định số 108/QĐ/XHNV-KH-&SĐH, thành đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh Trung học phổ thông”.
- Thời gian thay đổi: ngày 18 tháng 4 năm 2007
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh Trung học phổ thông.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học 9. Mã số: 60.31.80
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (chức danh khoa học, học vị, họ và tên):
PGS.TS.Trần Thị Minh Đức
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới, nếu có)
Luận văn nghiên cứu về nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh Trung học phổ thông, vì thế, sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thấy rằng có 4 nguyên nhân chính gây ra rối loạn lo âu ở học sinh là: nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập, nhóm nguyên nhân liên quan đến gia đình, nhóm nguyên nhân liên quan đến các mối quan hệ xã hội và nhóm nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh.
Trong các nhóm nguyên nhân đó, nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập là nhóm nguyên nhân chính gây ra lo âu cho các em học sinh ở trường THPT Chuyên Quảng Bình. Việc học tập đem đến cho các em áp lực nặng nề, nhất là kết quả học tập thực sự là nỗi băn khoăn, lo lắng và cũng là sự ám ảnh của các em trong số khách thể của luận văn.
Khi sử dụng các liệu pháp tâm lí để tác động đến các em, nhất là sử dụng kĩ năng tham vấn. Chúng tôi thấy các em đã được giải toả những lo lắng đó, các em đã nhận thức lại và xác định rõ được nỗi lo lắng và cách thức vượt qua lo lắng.
Kết quả của đề tài đã góp phần đưa ra số liệu tương đối chính xác về thực trạng rối loạn lo âu học đường (từ trước tới nay, chưa có nhiều nghiên cứu về rối loạn lo âu học đường). Bên cạnh đó, kết quả của đề tài còn chỉ ra hiệu quả của việc tham vấn cho những em học sinh có rối loạn lo âu.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Về việc tìm hiểu thực trạng: Luận văn đã đưa ra được thực trạng rối loạn lo âu dựa vào việc sử dụng 2 thang đo lo âu Zung và DASS 42. Nhờ vào độ tin cậy của thang đo, chúng ta có thể sử dụng để nghiên cứu thực trạng trên địa bàn rộng lớn hơn.
- Về cách thức hỗ trợ giúp đỡ những em có rối loạn lo âu nói riêng (và các em có khó khăn tâm lí nói chung): sử dụng các liệu pháp tâm lí, sử dụng kĩ năng tham vấn để tham vấn cho các em giải toả lo âu.
Đây là điểm mạnh của luận văn, có thể ứng dụng trong thực tiễn ở diện rộng và đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống con người.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thực trạng rối loạn lo âu học đường ở diện rộng hơn (ở nhiều tỉnh thành trên cả nước), xem xét các nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu cho các em và sẽ sử dụng phương pháp tham vấn học đường cho học sinh nhằm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lí của mình.
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn