TTLV: Từ làng đến phố: Đô thị hoá và quá trình chuyển đổi lối sống ở một làng ven đô Hà Nội

Thứ hai - 26/07/2010 06:00
1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Kim Phương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 19/09/1983 4. Nơi sinh: Ninh Bình 5. Quyết định công nhận học viên số 2463/2006/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 03/11/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian làm luận văn 1 năm theo quyết định số 807/QĐ-KH&SĐH, ngày 18/11/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Tên đề tài luận văn: Từ làng đến phố: Đô thị hoá và quá trình chuyển đổi lối sống ở một làng ven đô Hà Nội 8. Chuyên ngành: Dân tộc học 9. Mã số 60.22.70 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Vấn đề đô thị hoá và lối sống đô thị đã được giới khoa học đào sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu chỉ nghiên cứu nhằm phục vụ cho những chiến lược, xu hướng đô thị hoá trong tương lai ở tầm vĩ mô. Riêng về tác động của đô thị hoá đến góc độ văn hoá không gian và lối sống người dân của một khu vực đô thị vùng ven đô chưa được chú trọng nghiên cứu. Quá trình từ làng đến phố là một quá trình vừa có tính cưỡng bức vừa có tính tự phát. Quá trình chuyển đổi từ làng đến phố chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là nghiên cứu sâu ở tầm cơ sở như một phường, một làng để có cái nhìn cận cảnh về sự thay đổi lối sống và cấu trúc kinh tế - xã hội chưa được quan tâm nhiều. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình đi trước, chúng tôi đi vào nghiên cứu biến đổi lối sống của một làng ven đô đã chuyển thành phường trong bối cảnh đô thị hoá ở Hà Nội với mong muốn đem lại một mô tả dân tộc học về góc độ văn hoá không gian, lối sống và ứng xử của người dân trong đời sống thường ngày của họ dưới tác động của đô thị hoá. Với một mô tả dân tộc học không gian xã hội của một phường mới gia nhập vào nội thành, chúng tôi mong muốn đưa đến một góc nhìn rộng hơn về đời sống đô thị của Hà Nội hiện nay. 1. Nhìn tổng thể, phường Nhân Chính tiêu biểu cho một cộng đồng đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Ở đó những dấu ấn của quá trình chuyển đổi, của phân tầng xã hội in dấu trong sự thay đổi về không gian kiến trúc, trong kết cấu nhà ở và niềm tin tôn giáo của cư dân nơi đây. Hệ thống cảnh quan kiến trúc các không gian truyền thống như cây đa, giếng nước, mái đình, ngôi chùa, các ngôi nhà ba gian hai chái chưa bị phá vỡ cũng là một nét độc đáo so với các làng nội đô thời kì trước. Bên cạnh đó, đời sống tâm linh của những cư dân sống trong một không gian hạn chế đất đai, nhà ở, trong một môi trường đô thị có nhiều biến động, rủi ro, tầng lớp thị dân dường như chú trọng hơn đến các hình thức tôn giáo dưới mái nhà. Những ứng xử này như là phản ứng mang tính tâm lí trước những biến cố, bất trắc của đời sống đô thị. 2. Phường Nhân Chính có nhiều đặc trưng cho đô thị Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi với sự xuất hiện ngày càng đông đảo và sôi nổi của các hoạt động kinh tế phi chính thức và sự gia tăng dân số cơ học mạnh mẽ. Bộ phận dân chuyển đến đây mang theo lối sống và cách ứng xử khác với cộng đồng dân bản địa, dù không làm ảnh hưởng nhiều đến quan hệ làng xóm láng giềng giữa hai nhóm dân cư cũ và mới nhưng có vẻ như hai nhóm dân cư này có một khoảng cách khá xa trong giao tiếp và quan hệ xã hội, không giống như quan hệ cộng đồng làng xã truyền thống trước đô thị hoá. Có thể nhận thấy sự đa dạng về thành phần dân cư và khác biệt trong lối sống của cư dân phường Nhân Chính hiện nay là một sự pha trộn của lối sống đô thị và lối sống nông thôn. Dưới sức ép của đô thị hóa, ta thấy sự rạn vỡ của các mối quan hệ truyền thống trong gia đình; ngược lại cũng thấy những gắn kết theo dòng tộc được củng cố và thắt chặt thông qua các sinh hoạt họ và các kiến trúc thờ tự. 3. Từ cuối thập niên 80, ở Nhân Chính đã có tác động của quá trình đô thị hoá và ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi việc làm của người dân. Đặc biệt là đối với những hộ gia đình gốc làm nông nghiệp không còn đất để sản xuất. Khi bị tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng các khu đô thị, các công trình công cộng khác, v.v… kết quả là hàng loạt nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp. Trong xu hướng đó, những hộ gia đình này đã bắt đầu đi vào con đường kinh doanh như làm dịch vụ, xây dựng những khu nhà cho thuê, hoặc buôn bán nhằm chuyển đổi sinh kế và thích ứng dần với đời sống của thị dân. Xu hướng chuyển đổi sinh kế như vậy cũng được thôi thúc bới nhu cầu đang tăng nhanh của làn sóng người đang đổ dồn vào các phường mời hình thành, trong đó bao gồm một bộ phận đông đảo lực lượng lao động ngoại tỉnh và sinh viên thuê trọ. 4. Sự biến đổi của văn hoá và lối sống mặc dù đã và đang diễn ra trên nhiều mặt nhưng vẫn chưa có một sự thay đổi về chất. Xu hướng hội tụ của các gia đình con cái, cháu chắt xung quanh gia đình ông bà, cha mẹ là một đặc trưng trong các cộng đồng cư dân lâu đời ở Nhân Chính. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các dòng họ dường như không tan rã mà ngược lại, càng cố gắng duy trì và tăng cường sợi dây cố kết của mình, và do đó sinh hoạt dòng họ có xu hướng trỗi dậy mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong gia đình, dòng họ cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, rạn nứt do những nguyên nhân kinh tế và tranh chấp đất đai. Thiết chế đình chùa gắn liền với các hoạt động tế tự của người dân đã, đang và vẫn sẽ là trung tâm đời sống tâm linh, văn hoá của cộng đồng cư dân Nhân Chính. Ta có thể thấy sự tham gia gần như hoàn toàn của tất cả các thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là các cư dân mới chuyển đến vào các hoạt động tế tự tại đình, chùa, đặc biệt là vào dịp hội làng. Niềm tin vào tính thiêng của các vị Thánh của làng đã có sức “đồng hoá” người mới đến. Họ tham gia với tinh thần tự nguyện sâu sắc và ý thức rõ trách nhiệm của mình với “việc làng”. Xu hướng công đức vào đình, chùa các khoản tiền và hiện vật quy ra tiền có giá trị lớn ngày càng gia tăng, khá hiểu khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Công đức cũng là một biểu hiện quan trọng khẳng định niềm tin của người dân vào đức Thánh, đức Phật, vào các giá trị khuôn mẫu truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Ngoài ra ý nguyện cầu phúc, cầu lộc cũng khá phổ biến và dường như nó cũng là một chỉ số của xu hướng “thực dụng hoá” trong niềm tin tôn giáo, xem Thánh, Phật như một chỗ dựa tinh thần ban phát tài lộc cho con người để họ có thể đương đầu với một thế giới đời sống đang đổi thay với nhiều rủi ro và thách thức. INFORMATION ON MASTER’S THESIS 1. Full name : Bùi Thị Kim Phương 2. Sex: Female 3. Date of birth: 19/09/1983 4. Place of birth: Ninh Bình 5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: 3rd November 2006 Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University 6. Changes in academic process: Extension of time thesis work a year by decision of 807/QĐ-KH&Graduate, on 18/11/2009 Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University 7. Official thesis title: From Village to City: Urbanization and lifestyle transitions in a suburban village in Hanoi 8. Major: Ethnology 9. Code: 60 22 70 10. Supervisors: Dr. Nguyễn Văn Chính Hanoi College of Social Sciences and Humanities (Vietnam National University) 11. Summary of the findings of the thesis: Problems of urbanization and urban lifestyle was deeply scientific research. However, these works mainly to serve the research strategies, trends of urbanization in the future at the macro. Particularly on the impacts of urbanization to the cultural perspective of space and lifestyle of people of a metropolitan area suburban areas are not focused research. The process from villages to cities is a process that has just has just had its coercive spontaneous. Transition from village to city has not been studied much, especially at long research establishments as a ward or village to have a close look at the change of lifestyle and economic structure - social not much interested. On the basis of inheriting the fruits of the work ahead, we are going to study a change of lifestyle suburban village has turned into wards in the context of urbanization in Hanoi with the desire to bring a tissue ethnographic description of the cultural perspective of space, lifestyle and behavior of people in their daily lives under the effects of urbanization. For an ethnographic description of social space of a new ward to join the inner city, we want to take a broader perspective on urban life in Ha Noi. Overall, Nhan Chinh ward represents a community in the process of urbanization strong. In measuring the markers of transition, of social stratification in the change in oil about architectural space, in the structure of houses and religious beliefs of the residents here. Ward has many unique Nhan Chinh urban Vietnam is in transition with the appearance of increasingly large and vigorous activities of non-official economic and population growth mechanically strong. Department's move to bring this lifestyle and behavior different indigenous communities, although not greatly affect the relations between the two neighboring villages groups of old and new but it seems the two groups This settlement is a big gap in communication and social relationships, unlike the relationship of traditional village community before urbanization. Besides, the spiritual life of the inhabitants live in a limited space of land, housing, urban environment in a more volatile and risky, walks urban population seems more emphasis to the religion forms the roof. What this behavior as a reaction brought before the psychological events, uncertainties of urban life. May find the variety of components of population and lifestyle differences in Nhan Chinh ward of residents now are a mix of urban living and rural lifestyle. Under the pressure of urbanization, we see the reefs of broker relationships in the family tradition, but the reverse is also seen as clan cohesion is strengthened and tightened through their activities and structures worship. System landscape architectural space as a traditional tree, wells, house roof, temples, houses three time two bottles is not broken is a unique inner city compared with the period before the village . The transformation of culture and lifestyle, and although much is happening on the surface but there is no change in substance. The trend of convergence of the family children, grandchildren and grandparents around the family, parents are featured in a resident community in Nhan Chinh long. In conditions of market economy, the family does not seem that the reverse split, as trying to maintain and strengthen the cohesion of their rope, and therefore family life tends to rise strongly. However, in the family, many family conflicts also arise, due to cracking and economic causes of land disputes.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây