TTLV: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên

Thứ sáu - 12/11/2010 06:44
Thông tin luận văn "Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hoà" của HVCH Võ Thị Kim Dung, chuyên ngành Du lịch học.
Thông tin luận văn "Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hoà" của HVCH Võ Thị Kim Dung, chuyên ngành Du lịch học. 1. Họ và tên học viên: Võ Thị Kim Dung 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 11/11/1978 4. Nơi sinh: Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An. 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hoà 8. Chuyên ngành: Du lịch học 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hải – giảng viên Khoa Địa lí Trường Đại học khoa học Tự nhiên Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Kết quả của luận văn là một tập công trình nghiên cứu gần 100 trang về “Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hoà”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Về cơ sở lí luận: Dựa vào những lí luận cơ bản về du lịch biển và mối quan hệ giữa du lịch và môi trường, đề tài đã nghiên cứu, cũng như tìm hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc gắn kết du lịch biển với phát triển bền vững. Đây đồng thời còn là xu hướng tất yếu trên thế giới trong việc nghiên cứu về yếu tố môi trường nhằm hướng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững. Bên cạnh đó luận văn phân tích những bài học kinh nghiệm từ những điểm đến phát triển du lịch biển trong nước và nước ngoài. Từ đó làm cơ sở rút ra những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động đẩy mạnh thu hút khách du lịch đến biển Nha Trang trong thời gian tới. Về thực tiễn: Dựa vào những phân tích trên đây, du lịch biển Nha Trang bên cạnh những lợi thế riêng có, vẫn còn đó những hạn chế cần khắc phục để tận dụng được cơ hội phát triển và có được sức mạnh ngăn ngừa, những tác động môi trường. Sức mạnh du lịch tổng hợp được tạo nên từ những tuyến du lịch độc đáo và đặc trưng của du lịch biển, đặc biệt là mang dấu ấn riêng của Nha Trang cũng như biển miền Trung, đồng thời còn là những hoạt động hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá du lịch và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Bên cạnh đó là tầm nhìn chiến lược về khai thác lợi thế cạnh tranh sẵn có, liên kết du lịch giữa các điểm đến, tạo nên mạng lưới du lịch vững chắc cho tỉnh Khánh Hoà. Không những vậy vấn đề phát triển du lịch theo hướng bền vững đặt ra sức mạnh cộng đồng rộng lớn, chung tay cùng thực hiện để đảm bảo lợi ích dài lâu cho những thế hệ kế tiếp. Giải quyết được những vấn đề này, du lịch biển Nha Trang được kì vọng toả sáng hơn nữa trên bản đồ du lịch quốc gia và thế giới. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn có thể được dùng tham khảo cho cán bộ, chuyên viên Cơ quan quản lí nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững, công tác bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Võ Thị Kim Dung 2. Sex: Female 3. Date of birth: 11/11/1978 4. Place of birth: Vinh City, Nghệ An 5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 02/11/2007 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Impact of tourism activity on natural environment in some marine tourism areas in Khanh Hoa province 8. Major: Tourism 9. Code: N/A 10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Thị Hải – Lecturer of Faculty of Geography 11. Summary of the findings of the thesis: The thesis is a nearly 100 – page – long study on “Impacts of tourism activity on natural environment in some marine tourism areas in Khanh Hoa province”. Apart from Introduction, Conclusion, Annex, Reference, thesis’s body includes 3 chapters. Theoritical basis: Based on fundamental theory on marine tourism and the relationship between tourism and environment, the thesis aims to thoroughly study the link between marine tourism and sustainable development. The thesis also bases on the world’s trend in study of environment factor to aim at sustainable development for tourism. Additionally, experiences from other nation’s and oversea’s tourist destinations can be valued lessons for Nha Trang tourism to attract tourists in the time to come. In practical term: Based on above mentioned analysis, apart from its advantages, Nha Trang marine tourism also needs to overcome its disadvantages to utilize opportunies to develop and to be able to prevent negative impacts on environment. Nha Trang tourism’s advantages come from several unique and characteristic tourist routes, especially with typical features of Nha Trang and Middle of Vietnam’s sea area as well as tourism supporting activities in terms of facility, tourism promotion and development of human resources in tourism. Additionally, a strategic vision on taking advantages and connecting between destinations it defines helps to create a sustainable tourism web for Khanh Hoa province. However, sustainable development of tourism requires participation of community to act for the sake of the next generation. To overcome the above-mentioned issues, Nha Trang marine tourism will surely develop among nation’s and the world’s tourist destination. 12. Practical applicability, if any: Thesis could be served as reference for officers and staffs of State authorities on sustainable development of tourism, protection of marine environment and biodiversity in the Nha Trang Bay Marine Protected area. 13. Further research directions, if any: None 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây