TTLV: Chính sách bẫy nợ trong Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc (2013-2018)

Thứ tư - 30/12/2020 03:32
1. Họ và tên: Vũ Minh Thắng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/7/1991.
4. Nơi sinh: Thành phố Hải Dương.
5. Quyết định công nhận học viên số 3617/2018/QĐ-XHNV ngày 04/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021.
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách bẫy nợ trong Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc (2013-2018).
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế               Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thành Nam, Phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
          Sau 5 năm (2013-2018) triển khai thực hiện Sáng kiến Vành đai-Con đường (BRI), các khoản cho vay của Trung Quốc đã trở thành gánh nặng với nhiều quốc gia tham gia vào BRI, một số nước thậm chí có nguy cơ mất khả năng chi trả và phải dùng đến các lợi ích, tài nguyên quốc gia để đổi trả cho Trung Quốc. Nhiều đánh giá cho rằng, BRI bước vào giai đoạn biến tướng mà chính Trung Quốc cũng không thể ngờ tới hay đó chính là chính sách bẫy nợ rõ ràng đã được toan tinh sẵn kể từ khi Trung Quốc khởi động sáng kiến này. Do đó, việc Trung Quốc triển khai chính sách vay nợ của mình có những tác động nhất định đến các quốc gia trên thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, nó có những tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, nhất là đối với chính sách phát triển kinh tế, quốc phòng của Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra về “bẫy nợ” của Trung Quốc nhưng chưa có nhiều tài liệu đề cập đến “chính sách bẫy nợ” trong BRI của Trung Quốc. Việc thực hiện đề tài “Chính sách bẫy nợ trong Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc (2013-2018)” với mục đích làm sáng tỏ được các sách lược vay nợ của Trung Quốc đang triển khai thực hiện, đưa ra một cái nhìn toàn diện về các “bẫy nợ” của Trung Quốc đối với các nước tại khu vực và trên thế giới, qua đó kiến nghị một số bài học, hàm ý đối với Việt Nam trong quá trình hợp tác với Trung Quốc để phát triển kinh tế, nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng đất nước. Quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiếp cận đề tài một cách đa chiều thông qua nhiều nguồn tài liệu có luên quan của nhiều tác giả trong và ngoài nước để đưa ra các luận cứ, luận điểm rõ ràng, đánh giá vấn đề “chính sách bẫy nợ” của Trung Quốc ở nhiều khía cạnh khác nhau.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể là tài liệu có tính tham khảo tốt, phục vụ cho công tác nghiên cứu về quan hệ kinh tế của Việt Nam – Trung Quốc, đưa ra một số tham mưu, kiến nghị, đề xuất cho Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Các dữ liệu về việc vay nợ của các nước đối với Trung Quốc là những kinh nghiệm đối với Việt Nam để tránh mắc phải các “bẫy nợ ” của Trung Quốc.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp theo kết quả của luận văn, có thể tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu, đánh giá về chính sách bẫy nợ của Trung Quốc ở giai đoạn 2018-nay. Tuy nhiên, việc Trung Quốc triển khai thực hiện BRI là một chiến lược mang tính dài hơi, do vậy, các chính sách mà Trung Quốc triển khai thực hiện xung quanh BRI luôn là vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm. Từ đó, có thể tiếp cận nghiên cứu về BRI theo nhiều hướng khác nhau, không chỉ tập trung vào chính sách bẫy nợ.
13. Các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vu Minh Thang
2. Sex: Male
3. Date of birth: 24/7/1991
4. Place of birth: Hai Duong City
5. Admission decession number: 3617/QD-XHNV, dated 04/12/2018
6. Changes in academic process: Extended research time from 12/2020 to 06/2021
7. Official thesis tiltle: Debt trap policy in China’s Belt and Road Initiative (2013-2018).
8. Major: International Relations
9. Code: 9310601.01
10. Supervisor: AP. Dr Bui Thanh Nam.
11. Summary of the findings of the thesis:
          After 5 years implementing (2013-2018) the Belt and Road Initiative (BRI), Chinese loans have become a burden on many countries participating in the BRI, some even having the risk of insolvency and resorting to national interests and resources in return for China. Many reviews said that the BRI entered a period of metamorphosis that China could not have expected or that it was a clear debt-trap policy that had been planned since China launched this initiative. Therefore, the Chinese implementation of its debt policy has certain impacts on countries in the world and the region. Besides, it has strong impacts on Vietnam, especially on Vietnam's economic and defense development policies. Although there have been many studies showing the "debt trap" of China, but there are not many documents mentioning "debt trap policy" in the BRI of China. The implementation of the topic "Debt trap policy in China's Belt-Road Initiative (2013-2018)" is aimed at clarifying China's debt strategies that are being implemented. A comprehensive view of China's "debt traps" for countries in the region and around the world, thereby proposing some lessons and implications for Vietnam in the process of cooperation with China to economic development, improving the capacity of the country's infrastructure system. During the process of implementing the thesis, students have approached the topic in a multidimensional way through many relevant sources of many domestic and foreign authors to make clear arguments, arguments, and assessment. topic "debt trap policy" of China in many different aspects.
12. Practical applicability, if any: The results of the thesis can be a good reference document, serving the research on economic relations between Vietnam and China, giving some advice, recommendations and suggestions to Vietnam. in relations with China. The data on other countries' debt to China are experiences for Vietnam to avoid getting caught in China's "debt traps".
13. Further research directions, if any: Following the results of the thesis, it is possible to continue to conduct research and evaluation topics on China's debt trap policy in the 2018-present period. However, China's implementation of the BRI is a long-term strategy, so the policies that China implements around the BRI has always been an issue of concern to the international community. From there, it is possible to approach research on BRI in many different directions, not just focusing on debt trap policy.
14. Thesis-related publication: No./.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây