TTLV: Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thứ tư - 27/01/2021 03:46

1. Họ và tên học viên:     Phạm Thanh Hòa

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:          08/7/1987

4. Nơi sinh:     Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: số 3014 ngày 30/7/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Truyền thông về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam

8. Chuyên ngành:     Báo chí học định hướng ứng dụng;      Mã số: 8320101_01_UD

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Bảo Khánh, trường Đại học Hùng Vương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)

Luận văn đã xây dựng cơ sở lý thuyết về truyền thông hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm các khái niệm: pháp luật; xây dựng pháp luật; hoạt động xây dựng pháp luật; truyền thông; truyền thông hoạt động xây dựng pháp luật. Luận văn cũng tập hợp quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng pháp luật và công tác tuyên truyền xây dựng pháp luật. Phân tích vai trò của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong truyền thông quá trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Điểm mới của Luận văn là phân tích các hoạt động truyền thông của Truyền hình Quốc hội Việt Nam trong quá trình xây dựng các văn bản luật thông qua các chương trình truyền hình cụ thể.

Luận văn cũng đưa ra kết quả khảo sát chi tiết, kĩ lưỡng về các nội dung truyền thông trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam trong năm 2020. Đồng thời, có sự đánh giá, nhận định, nêu lên những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của các chương trình về hoạt động xây dựng pháp luật trên kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả truyền thông trong hoạt động xây dựng pháp luật trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Đây đều là các giải pháp cơ bản, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn hoạt động của Đài như đổi mới trong hình thức và nội dung chương trình; xây dựng các mũ chương trình mới đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng khán giả trên khắp các vùng miền. Bên cạnh đó là các giải pháp mang tính dài lâu như nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ sản xuất; tăng cường phối hợp giữa Truyền hình Quốc hội Việt Nam với với các cơ quan, đơn vị; xây dựng mạng lưới cộng tác viên.

Luận văn đã đóng góp vào lý luận báo chí và báo chí truyền hình trong việc tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội Việt Nam. Những hệ thống giải pháp và biện pháp thiết thực của đề tài cũng sẽ góp phần thực hiện tốt công tác truyền thông trên truyền hình và nâng cao nhận thức, ý thức của cả cộng đồng về công tác xây dựng pháp luật.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

      Luận văn làm phong phú thêm những công trình nghiên cứu về công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, nhất là việc phát huy vai trò của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng trong công tác này. Từ việc nâng cao ý thức công dân, các chương trình truyền thông trên truyền hình về công tác xây dựng pháp luật sẽ góp phần xây dựng được hệ thống luật pháp phù hợp với thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thanh Hoa.                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 8/7/1987.                                    4. Place of birth: Hai Duong

5. Admission decision number: 3014 Dated: 30/7/2019

6. Changes in academic process:   None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Communication on the law - making activities on Vietnam National Assembly Television Channel

8. Major: Journalism studies                                         9. Code: 8320101_01_UD

10. Supervisors: Ph.D Tran Bao Khanh, Hung Vuong University.

11. Summary of the findings of the thesis:

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

The thesis builds up the theoretical basis of communication on the law-making process, including the concepts: law, law-making, law-making process, communication, propaganda on making and amending law.

The thesis also gathers the views of the Party and the State on the law-making process and propaganda on law-making process; analyzes the role of the media in general and television in particular in the communication on the law-making process of the National Assembly.

A new point of the thesis is to analyze media activities of National Assembly Television in the process of making legal and sub-legal documents through specific TV programs.

The thesis also gives the results of a detailed and thorough survey of media contents on Vietnam National Assembly Television in 2020.

At the same time, there is an assessment, judgment, highlighting advantages as well as shortcomings of law-making programs on Vietnam National Assembly Television.

Since then, the author gives a number of solutions and recommendations to improve the communication efficiency on law-making process on Vietnam National Assembly Television.

These are all basic solutions that can be applied to Vietnam National Assembly Television’s activities such as innovation in program form and content, building new programs to meet the information needs of audiences throughout Vietnam. Besides, there are long-term solutions such as improving the operational quality of the production team; strengthening coordination between Vietnam National Assembly Television with other agencies and units; building a network of collaborators.

The thesis has contributed to the theory of the Press and television in participating in law-making process of the National Assembly of Vietnam.

The system of solutions and practical measures of the topic will also contribute to the effective communication on television and raise awareness of the whole community about legislative work.

12. Practical applicability, if any:

The thesis enriches the researches on legislative work of the National Assembly, especially promoting the role of the media in general and television in particular in this work.

From raising citizen’s awareness, television programs on law-making will contribute to building a legal system in line with the practice of building and protecting the country.      

13. Further research directions, if any:

14. Thesis-related publications:

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây