TTLV: Nghiên cứu văn bản “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh” lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Thứ ba - 22/12/2020 22:18
1. Họ và tên học viên: Ninh Văn Đạt (Pháp danh Thích Minh Hiếu)
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 30/06/1989
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐXHNV ngày 04/ 12/ 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: QĐ kéo dài thời gian học tập số 2102 / QĐ -  XHNV ngày 10/11/2020
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu văn bản “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
8. Chuyên ngành: Hán Nôm; Mã số: 8220104.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Khoái.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
          Kinh Kim Cương Bát Nhã do Đức Phật Thích Ca thuyết giáo, Tu Bồ Đề thỉnh vấn, A Nan tôn giả kết tập, nguyên văn bằng Phạn văn, nằm ở hội thứ 9, quyển 577 trong hơn 600 bản kinh thuộc hệ Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa. Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh  đã được Hòa Thượng Phúc Điền giải quốc âm, được san khắc vào những thập niên giữa thế kỉ XIX, ván được khắc ở chùa Liên Phái tỉnh Nội chùa Bồ Sơn tỉnh Bắc Ninh hiện đang được lưu trữ trong một tùng thư Phật học có tên chung Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh trong tập sách mang kí hiệu AB. 367 đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Chúng tôi cho rằng nghiên cứu văn bản Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh, nhằm xác định tính tin cậy khoa học về tác giả tác phẩm là mang một ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn đối với ngành Hán nôm. Đó một trong những minh chứng cho truyền thống Việt Nam của sự san khắc, lưu hành giải âm văn bản Hán văn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh.
Luận văn có những đóng góp sau đây:
Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản có tính thông tin tính của văn bản   Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh trên một số phương diện như văn bản học, kết cấu và các vấn đề được văn bản hóa để từ đó góp phần làm rõ thêm đời sống của bản dịch Hán văn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh của Cưu Ma La Thập ở Việt Nam, một số phương thức giải quốc âm đã được Hòa thượng Phúc Điền áp dụng.
  • Cung cấp giới thiệu cho người đọc hiện đại bản phiên Nôm văn bản Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh, cũng như các giá trị thông tin tính của các vấn đề được văn bản hóa có trong văn bản này.
  • Góp phần làm sáng tỏ vấn đề phiên dịch học Hán Nôm có trong lịch sử thông qua việc phiên Nôm văn bản Kinh Kim Cương.
- Phiên nôm nội dung Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh.
- Cung cấp bản photocopy Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Cung cấp văn bản Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh có độ tin cậy cao để dùng trong nhà chùa nói riêng và trong đời sống văn hóa tâm linh nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục đi sâu nghiên cứu Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ninh Van Dat ( Thich Minh Hieu)
2. Sex : Male
3. Date of birth: June 30th,1989
4. Place of birth: Ninh Binh
5. Admission decision number: 3617/2018/QDXHNV dated December 4th, 2018 by the principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: Extend the studay time under decision No 2102/ QD – XHNV dated 10.11 .2020
7. Official thesis title: The Study of Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh at Han Nom Research Institute
8. Major: Han Nom; Code: 8220104.01
9. Superviser: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Khoai
10. Summary of the findings of the thesis:
The Kim Cuong Bat Nha Sutra was preached by Shakyamuni Buddha, questioned by Tu Bodhi, and gathered Ananda. It was originally written in Sanskrit and located in the 9th Assembly, volume 577 among more than 600 sutras of the Bat Nha system of Mahayana Buddhism. Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh was translated from the national sound by the  Most Venerable Phuc Dien. It was engraved painted in the mid-nineteenth century and the planks were carved in Lien Phai pagoda in Hanoi and Bo Son pagoda in Bac Ninh province. It is currently stored in a batch of Buddhist studies books with the common name Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh. The book whose symbol is AB. 367 is being kept at the Han-Nom Research Institute. We believe that studying the text of Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh, in order to determine the scientific reliability of the author and the work, has a scientific meaning and practical value for the Han-Nom major. That is one of the evidences for the Vietnamese tradition of the engraving, circulation and interpretation of the Han-textual text of Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh.
The thesis has the following contributions:
  • Unraveling the informativeness of Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh on a number of aspects such as textology, structure and textualization to further clarify the life of the Vietnamese translation of the Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh by Cuu Ma La Thap in Vietnam, a number of methods to translate the national sound were applied by Venerable Phuc Dien.
  • Providing and introducing to the modern reader the Nom version of Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh, as well as the informativeness values of the textualized issues contained in this text.
  • Contributing to the Han Nom translation in history through the translation of Kinh Kim Cuong.
  • Translating the content of Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh into Nom.
  • Providing a copy of Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh currently kept at Han Nom Research Institute.
11. Practical applicability: Providing a highly reliable version of Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh to be used in pagodas in particular and in the cultural and spiritual life in general.
12. Recommendations for further research: Continuing to study in depth Kim Cuong Bat Nha Ba La Mat Kinh.
13. Thesis-related publications: None.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây