TTLV: Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội

Thứ năm - 30/10/2014 05:57

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: PHẠM THU HUYỀN 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/09/1989

4. Nơi sinh: Hồng Phong – Đông Triều – Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số:2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm  

2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia 

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn:Đặc điểm biệt danh của trẻ con ở Hà Nội

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 02 40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: (Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan 

GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG – VIỆN NGÔN NGỮ HỌC

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh 

các kết quả mới nếu có)

Luận văn sau khi tiến hành nghiên cứu khảo sát, phân tích đặc điểm cấu tạo – ngữ nghĩa, 

lý do cũng như cách sử dụng và những vấn đề xã hội liên quan đến việc đặt biệt danh 

luận văn thu được những kết quả sau:

A. Về mặt nguồn gốc, biệt danh là các từ thuần Việt chiếm số lượng lớn.Tiếp đó là các 

từ ngữ nguồn gốc Ấn – Âu và cuối cùng là các từ nguồn gốc Hán. Các từ vay mượn gốc 

Ấn – Âu trong tiếng Việt được người Việt ứng xử rất phong phú, đa dạng và độc đáo.

B. Về mặt hình thức, biệt danh được cấu tạo từ các từ (từ đơn) và từ phức. Các từ phức 

lại được chia theo phương thức thành từ láy và từ ghép. Các từ ghép lại được chia nhỏ 

căn cứ vào quan hệ cú pháp thành các từ đẳng lập và từ chính phụ. Tiếp đó căn cứ vào 

tính từ loại để chia các từ chính phụ thành các từ chính phụ danh – danh và danh – tính.

C. Về đặc điểm ý nghĩa, biệt danh được chia thành 4 nhóm lớn: nhóm 1 chỉ ý nghĩa sự 

vật; nhóm 2 là các hiện trượng của quá trình tự nhiên và xã hội; nhóm 3 là nhóm biệt 

danh về con người và sinh hoạt; và nhóm 4 là nhóm biệt danh đặc biệt.

Trong đó, biệt danh là tên các loài động vật hay các loài thực vật chiếm số đa số bởi tính 

chất gần gũi, mộc mạc, giản dị, đáng yêu, dễ gần để thể hiện sự đáng yêu, ngộ nghĩnh 

cũng như mong muốn được gửi gắm qua những con vật đáng yêu này. 

D. Về đặc điểm từ vựng - ngữ pháp, biệt danh được chia thành thành các nhóm từ vựng: 

(1) biệt danh là các danh từ; (2) biệt danh là các động từ; (3) biệt danh là các tính từ; (4) 

biệt danh là các trạng từ; và (5) biệt danh là các số từ. 

E. Trong sự đa dạng về mặt ý nghĩa, biệt danh được chia thành: (1) biệt danh gắn với 

các thành viên trong gia đình; (2) biệt danh gắn với trẻ; và (3) biệt danh “dễ nuôi”. Trong 

đó, các biệt danh thể hiện sự mong muốn của các thành viên trong gia đình và các biệt 

danh gắn với đặc điểm về hình dáng/ tính cách của trẻ phổ biến hơn. 

F. Việc phân biệt giới tính trong biệt danh không phải là vấn đề dễ xác định trong tiếng 

Việt, bởi những biệt danh này thường được đặt ngẫu nhiên, theo sở thích với mục đích 

gửi gắm những tình cảm hay chỉ đơn giản vì một ý thích nào đó của người đặt tên. 

G. Ngoại ngữ ngày càng được sử dụng nhiều hơn để đặt biệt danh cho trẻ. Ngoài tiếng 

Anh, còn có tiếng Pháp, Nga, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Lào,...

H. Tuy không được sử dụng một cách rộng rãi và chính thức như tên chính, nhưng biệt 

danh cho trẻ lại được sử dụng khá sớm (có thể là trước/trong/sau khi sinh và thậm chí có 

những trường hợp quy định trước khi mang thai), phổ biến hơn trong những năm đầu đời 

và dần ít được sử dụng hoặc biến mất, tuỳ theo từng đối tượng. 

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là những nỗ lực bước đầu trong việc nghiên cứu 

biệt danh nói chung hay các loại tên khác ở Việt. Qua đó, tìm hiểu nhiều hơn về con 

người và văn hoá truyền thống của người Việt trong việc đặt tên. Từ đó làm tư liệu cho 

những học giả muốn nghiên cứu nhiều hơn nữa tên người Việt cũng như con người, văn 

hoá, xã hội của người Việt. 

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

Một đặc điểm có thể nói là quan trọng và thực tiễn nhất của luận văn là từ đó, có thể đặt 

được những cái tên hay, phù hợp, mang lại những điều tốt lành cho người sở hữu tên.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

- Nghiên cứu mở rộng đối tượng của luận văn, chẳng hạn: “Đặc điểm biệt danh của trẻ 

- Nghiên cứu mở rộng phạm vi của luận văn, chẳng hạn “Đặc điểm biệt danh của trẻ em 

Việt Nam về mặt từ vựng – ngữ nghĩa – ngữ pháp”

- Nghiên cứu so sánh đối chiếu, chẳng hạn “So sánh đặc điểm biệt danh trẻ em Việt Nam 

với biệt danh trẻ em ở Anh”

Nghiên cứu so sánh liên hệ, chẳng hạn “Đặc điểm biệt danh trẻ em Việt Nam trong mối 

liên hệ với các ngành khoa học xã hội khác”

- Nghiên cứu ứng dụng, chẳng hạn “Đặc điểm biệt danh của trẻ em Việt Nam trong hành 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (liệt kê các công trình theo thứ 

tự thời gian nếu có)

Lý do đặt biệt danh cho trẻ em ở Hà Nội.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: PHAM THU HUYEN                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 23/09/19894. Place of  birth: QuangNinh province

5. Admission decision number: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH, dated 28/12/2012

6. Changes in academic process: (List the forms of change and corresponding times)None

7. Official thesis title: Features of children’s nicknames in Hanoi

8. Major: Linguistics9. Code: 60 22 02 40

10. Supervisor(s): (Full name, academic title and degree)

Prof. Dr. NGUYEN VAN KHANG – Institute of Linguistics

11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on thenew findings, if any)

After investigating and analysing the structure – meaning, as well as the usages and social issues related to the naming nicknames, our thesis has acquired the following results:

  1. In terms of the origin, nicknames,which are native Vietnamese words, are major. The next type is words which are originated from Indian – European languages and the left is Sino-Vietnamese words. The borrowed words form Indian – European languages are used in diversity and special ways.
  2. In terms of formality, nicknames are composed from words (single words) and composite words. Composite words are divided into compound word and reduplicative word. Compound words are divided into coordinate compound and subordinate compound. In subordinate compound, there are the cooperation of nouns - nouns, compound nouns - adjectives, compound nouns - verbs,...
  3. In terms of meaning, nicknames are divided into 4 groups: Group 1 is things in general; Group 2 is the phenomenon of natural and social process; Group 3 is the things which belong to human being; and Group 4 is the special group. In which, the number of nicknames in group 1 are major because it is simply, adorable, friendly as well as expresses the desires of name given.
  4. In terms of lexicon and grammar, nicknames are divided into 5 groups: (1) nicknames are nouns; (2) nicknames are verbs; (3) nicknames are adjectives; (4) nicknames are adverbs; and (5) nicknames are numbers.
  5. In the diversity of meaning, nicknames are divided into: (1) nicknames are related to family; (2) nicknames are related to the children themselves; and (3) nicknames are expressed the opinion of “easy to grow up”. In which, the most popular nicknames are ones expressing the family members’ desires and children’s appearances or characteristics.
  6. It is not easy to distinguish the gender of children’s nicknames in Vietnam because they are named randomly according to one’s preferences or desires conveyed in these nicknames.
  7. Foreign languages are more and more widely used to name for children. Beside English, there are French, Russian, Korean, Japanese, Laotian,…
  8. Although nicknames are not used as widely and officially as full-name, they are used popularly in the early stage of one’s life (they are probably named before/ in/ after giving birth), unpopular in the next stage and possibly gone away in the next years.

Thesis results are preliminary efforts in researching nicknames in Vietnam. Based on this, we have more chances to understand more about Vietnamese traditional culture in naming. This is also a reliable document for the next scholars researching about Vietnamese names as well as society and culture.

12. Practical applicability, if any:

The most practical and important application of the thesis is that finding a propitious and meaningful for each person.

13. Further research directions, if any: Our research can be implemented in many further directions:

- Further research objectives such as “Features of Vietnamese children’s nicknames”

- Further research scale such as “Features of Vietnamese children’s nicknames in terms of lexicon – meaning – grammar.

- Comparative researches such as “Comparative features of Vietnamese children’s nicknames and Britain children’s nicknames”.

- Applied research such as “Features of Vietnamese children’s nickname in practice”.

14. Thesis-related publications:(List them in chronological order)

Reasons for naming children’s nicknames in Hanoi

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây